Bê bối vụ tuyển điệp viên Nga của Mỹ

Hôm 15/5, một cố vấn cao cấp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Kremlin đã rất ngạc nhiên trước âm mưu "vừa thô vừa vụng về" của một nhân viên CIA trong việc chiêu mộ một quan chức an ninh cao cấp của Nga. Vụ việc được đánh giá có thể làm chua thêm mối quan hệ vốn đã không mặn nồng giữa hai nước.

Hôm 15/5, một cố vấn cao cấp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Kremlin đã rất ngạc nhiên trước âm mưu "vừa thô vừa vụng về" của một nhân viên CIA trong việc chiêu mộ một quan chức an ninh cao cấp của Nga. Vụ việc được đánh giá có thể làm chua thêm mối quan hệ vốn đã không mặn nồng giữa hai nước.

Điệp vụ vụng về

Trong bình luận được ghi hình trước, trợ lý Tổng thống Yury Ushakov nói rằng điệp viên tình báo Mỹ đã tuyên bố với "điệp viên hai mang tiềm năng" của Nga, rằng ông này có thể "kiếm tới 1 triệu USD" nếu làm việc cho Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Màn tuyển mộ điệp viên sử dụng các trang thiết bị truyền thống và thậm chí là cả tóc giả của Fogle đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, khi báo chí Nga loan tin về vụ bắt giữ của anh này trong ngày 14/5.

Trước đó, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo Fogley đã bị bắt quả tang tại Moskva trong đêm hôm trước, khi định tuyển mộ một sĩ quan chống khủng bố của Nga với đề nghị trả thù lao tới 1 triệu USD.

Fogle ngồi ủ rũ tại cơ quan an ninh Nga
Fogle ngồi ủ rũ tại cơ quan an ninh Nga

Trước khi bị bắt, Fogley đã núp dưới lớp vỏ bọc một nhân viên ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Moskva. Báo chí Mỹ cho biết Fogley đã làm việc ở sứ quán từ năm 2011.

Trong khi các quan chức Nga đã phát tín hiệu cho thấy sẽ không xảy ra khủng hoảng chính trị với Mỹ,  ông Ushakov nói rằng ít nhất người Nga vẫn "hết sức ngạc nhiên" trước mức độ "thô và vụng về hết cỡ" của màn tuyển mộ này.

Ông nói rằng Nikolai Patrushev, quan chức phụ trách an ninh quốc gia Nga, sẽ tới Mỹ vào cuối tháng này và có thể mang theo một thông điệp từ ông Putin gửi tới Tổng thống Mỹ Barack Obama. Phát ngôn viên của ông Putin là Dmitry Peskov nói thêm: "Hoạt động tuyển mộ điệp viên này không giúp ích cho tiến triển của việc gây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa Nga và Mỹ, cũng như việc đưa quan hệ của chúng ta lên một tầm cao mới"

Những món "đồ nghề" khó hiểu

Đại sứ Mỹ ở Moskva là Michael McFaul đã bị triệu tới Bộ Ngoại giao Nga để nghe phản đối về hành động của Fogle. Báo chí Nga đưa tin hôm thứ Tư rằng Fogle có thể đã cố tìm hiểu thông tin về Tamerlan Tsarnaev, gã khủng bố gây ra vụ tấn công Boston đã bị bắn chết. Nhân vật này tới từ Cộng hòa Chechnya bất ổn của Nga.

Fogle có vẻ như muốn tận dụng các mối quan hệ mới, hình thành sau khi một đội mật vụ Mỹ và Nga ghé thăm Dagestan thuộc Nga vào tháng trước. FSB nói rằng nhân vật mà Fogle muốn tuyển mộ là một "chiến binh" chống khủng bố, chuyên tập trung vào hoạt động phiến loạn do các tay súng Hồi giáo ở khu vực Bắc Caucasus thực hiện.

c
Đồ nghề điệp viên của Fogle bị an ninh Nga thu được

Truyền hình quốc gia Nga đã công bố thêm nhiều chi tiết mới về chiến dịch giăng bẫy Fogle. Trong đó có một đoạn chiếu cảnh Fogle đang nói chuyện trong điện thoại, đề nghị trao cho mục tiêu của anh ta một khoản tiền lớn. Khán giả xem truyền hình Nga có thể thấy rõ tính "gạ gẫm" của người nói qua điện thoại bằng tiếng Nga chuẩn xác : "Tôi nghĩ rằng rất đáng để chúng ta gặp nhau hôm nay. Mai thì không thể, chỉ hôm nay tôi. Rất đáng đấy bởi như tôi nói, anh có thể kiếm được tới 1 triệu USD".

Fogle sau đó đã bị quật xuống đất bởi "mục tiêu", chính là người anh ta đang tìm cách tuyển mộ, khi họ gặp nhau vào nửa đêm ở ngoại ô Moskva. Fogle tiếp tục bị phát hình lên truyền hình Nga khi đang đội tóc giả màu vàng và còn mang theo một bộ "đồ nghề điệp viên" với những thứ bên trong đã được báo chí Nga và phương Tây "săm soi" kỹ.

Cụ thể trong chiếc túi này có một bộ tóc giả màu tối bên cạnh bộ tóc giả màu vàng kể trên. Hiện không ai rõ Fogle dùng tóc giả làm gì, bởi có thể tóc giả khiến ai đó khó bị phát hiện nếu họ đang ở trong một đám đông đang phê ma túy tại Hà Lan. Nhưng lang thang ở Moskva vào nửa đêm và đội tóc giả sẽ chỉ càng khiến ai đó dễ bị chú ý hơn.

Ngoài tóc giả, Fogle còn mang theo kính râm, tới 3 chiếc cả thảy. Liệu những chiếc kính này có phải là để khiến anh ta trông "chuyên nghiệp" và giống một điệp viên hơn? Trong túi còn có khoảng 100.000 Euro, một lá thư tuyển mộ với lời hứa sẽ trả thù lao tới 1 triệu USD mỗi năm cho người hợp tác với CIA, một tấm bản đồ Moskva, một chiếc la bàn, đèn pin, điện thoại Nokia kiểu cũ, hộp đựng chìa khóa, sổ tay ghi chép và 2 con dao nhỏ.

Phản ứng hạn chế

Trong một diễn biến liên quan, một sĩ quan FSB đã xuất hiện trên truyền hình Nga với gương mặt bị che mờ và giọng nói bị bóp méo, nói rằng Mỹ đã phớt lờ cảnh báo của Nga về việc ngừng các hoạt động gián điệp. Cảnh báo được đưa ra sau khi một điệp viên khác của CIA đã bị trục xuất khỏi Nga vào tháng 1 vừa qua.

"Suốt 2 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến các nỗ lực không mệt mỏi của CIA trong việc tuyển mộ các nhân viên của nhiều lực lượng bảo vệ pháp luật Nga" - viên sĩ quan FSB nói - "Vì những hành động như thế, một thành viên đội tình báo Mỹ đã bị trục xuất hồi tháng 1 và chúng tôi đã kêu gọi các đồng nghiệp Mỹ ngừng việc làm phiền công dân Nga. Nhưng có thể thấy họ đã không lắng nghe".

Phía Mỹ hiện chỉ có phản ứng hạn chế với vụ bê bối điệp viên. Đại sứ Mỹ ở Nga là Michael McFaul, sau khi trở ra khỏi tòa nhà Bộ Ngoại giao, đã từ chối bình luận trước vòng vây của báo giới, chỉ nói rằng Fogle sẽ trở về Mỹ trong thời gian sớm nhất.

Tường Linh

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.