Các ca viêm não đang tăng nhanh

(PLO) - Tuy chưa đến đỉnh điểm của dịch bệnh (tháng 7) nhưng đến thời điểm này, qua báo cáo từ các cơ sở y tế trong cả nước, đã có gần 200 trường hợp (TH) mắc viêm não, trong đó có cả các ca viêm não Nhật Bản (VNNB). Và tổng số các ca bệnh, theo nhận định của các chuyên gia y tế, sẽ không dừng lại ở đó…
Điều trị cho trẻ bị biến chứng do viêm não tại Khoa Nhi- BV Bạch Mai
Điều trị cho trẻ bị biến chứng
do viêm não tại Khoa Nhi- BV Bạch Mai 
Bùng phát dịch bệnh do nắng nóng kéo dài và thời tiết thay đổi bất thường…
Theo thống kê từ Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, từ đầu vụ dịch đến giờ, BV đã ghi nhận trên 40 ca viêm não, trong đó có 4 ca VNNB. Tại Hà Nội, Trung tâm Y tế Dự phòng TP thông báo các ca viêm não bắt đầu có dấu hiệu gia tăng, trong đó xác nhận 2 ca mắc VNNB ở huyện Quốc Oai và Đông Anh. 
Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi cho biết, số trẻ mắc viêm não và viêm màng não cũng gia tăng trong nhiều tuần qua. Số ca mắc tập trung ở những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc xin phòng bệnh, trong đó có vắc xin VNNB…
Các chuyên gia y tế cho biết, thường thì thời kỳ cao điểm của dịch viêm não vào khoảng tháng 7, vì thế dự đoán số ca mắc viêm não tại miền Bắc có thể lên tới vài trăm, trong đó có khoảng 15 - 20% số ca mắc VNNB. 
Nguyên nhân của tình trạng này là do nắng nóng kéo dài và thời tiết thay đổi bất thường. Cũng do thời tiết diễn biến bất thường, tại TP.HCM, số trẻ nhập viện vì viêm não và viêm màng não cũng có sự gia tăng. Cụ thể, tại BV Nhi đồng 1 hiện có tới gần 40 trẻ bị viêm màng não đang điều trị. BV Nhi đồng 2, tính từ đầu tháng 4 đến nay cũng đã có 27 trẻ phải nhập viện do bệnh viêm não và viêm màng não do virus.
Trước thực tế này, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế Dự phòng TP phải tăng cường giám sát dịch tại các BV và cộng đồng theo phân cấp, kịp thời phát hiện những TH mắc bệnh VNNB để chủ động triển khai khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; đồng thời đôn đốc các đơn vị tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh VNNB bảo đảm an toàn, chất lượng và đạt tỷ lệ theo quy định. 
Với chức năng của mình, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi lãnh đạo Sở Y tế đề nghị chỉ đạo các BV và cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát và phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh…
Dễ nhầm lẫn khi chẩn đoán và diễn biến khó lường…!
Do diễn tiến của bệnh viêm não nói chung và VNNB nói riêng thường phức tạp và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên các bác sỹ cho biết, hầu hết các TH đến viện khi đã có biến chứng xảy ra. Với VNNB là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày. 
Thậm chí, có nhiều TH chỉ mới sốt 1 ngày đã phải chuyển sang thở máy, khả năng hồi phục rất thấp, tỷ lệ biến chứng khá cao… Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng 1 cho biết, trong số các bệnh nhiễm do thời tiết thay đổi đột ngột, nặng nhất là các bệnh viêm não, viêm màng não, trong đó đáng lo ngại nhất là bệnh VNNB. Bệnh thường có diễn tiến bệnh rất nhanh, nếu không điều trị tốt sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng (rối loạn thần kinh, chậm phát triển, não úng thủy, điếc…), thời gian điều trị kéo dài…
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, sở dĩ có những TH bị mắc nặng này là do phụ huynh nhầm tưởng bệnh viêm não với các bệnh khác. Do viêm não và viêm màng não có biểu hiện ban đầu khá dễ nhầm với các bệnh thông thường như cảm, sốt virus, chỉ đến khi trẻ bị kéo dài, dùng thuốc không đỡ người nhà mới cho đi viện thì bệnh đã nặng, trẻ đã bị rối loạn tri giác… 
Để chủ động phòng bệnh, TS. Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, trong khoảng thời gian từ 1 đến 6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan. Giai đoạn viêm não cấp tính với biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, mi mắt. 
Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục nhưng tỷ lệ có di chứng giống như các ca mắc viêm não thông thường, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây tổn thương não. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong mùa dịch viêm não, giúp trẻ được điều trị hiệu quả và kịp thời. 
Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu trở nặng như sốt cao không hạ, ói, nhức đầu liên tục, lừ đừ không tỉnh táo, bỏ ăn, bỏ bú thì nên đưa trẻ đến bệnh viện, vì chỉ có thực hiện xét nghiệm và theo dõi thì mới phát hiện ra bệnh viêm não, viêm màng não. 
Để phòng tránh bệnh viêm não, viêm màng não, phụ huynh ngoài việc cho con đi chích ngừa đầy đủ thì cần đảm bảo sức đề kháng cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, chữa trị cho hết tình trạng viêm tai mũi họng để tránh tình trạng virus tấn công lên não.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị

(PLVN) - Ngày 26/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, Câu lạc bộ xe bán tải Bạch Mã phối hợp với Đồn Biên phòng Hải An và chính quyền địa phương xã Hải An (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) tổ chức chuỗi hoạt động khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí và trao tặng những phần quà ý nghĩa cho người dân.

Đọc thêm

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.