Tự chế máy trợ thở cho bệnh nhân nghèo mượn miễn phí

Máy trợ thở cá nhân được một bệnh nhân sử dụng cùng các thiết bị y tế hiện đại khác trong một bệnh viện (Hình do nhân vật cung cấp).
Máy trợ thở cá nhân được một bệnh nhân sử dụng cùng các thiết bị y tế hiện đại khác trong một bệnh viện (Hình do nhân vật cung cấp).
(PLO) - Vài lần vào chăm sóc người thân điều trị trong bệnh viện, “kĩ sư không chuyên” nhận thấy việc bóp bóng khí bằng tay để trợ thở cho người bệnh vô cùng cực nhọc và phát sinh tốn kém. Quyết phải tạo ra được một chiếc máy bắt làm việc thay người, ông đã chế tạo thành công chiếc máy trợ thở cá nhân “made in Vietnam”. 
Bắt máy bóp bóng thay người
Công việc chính của ông Hồ Tăng Hoạt (SN 1961, ngụ số 77/14, đường Trần Quang Diệu, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là quản lí quán nét hơn chục máy, nhưng trên bàn còn la liệt các linh kiện điện tử. 
Ông cười: “Thời gian trông coi quán nét cũng rảnh nên tôi kiêm luôn sửa chữa điện tử. Sẵn tiện vừa nghiên cứu học hỏi được về vi mạch, linh kiện điện tử, áp dụng cho chế tạo máy móc”.
Sinh ra và lớn và học tập tại Huế, ông Hoạt vốn học chuyên ngành Nông Nghiệp. Nhưng một vài lần tiếp xúc với các linh kiện trong một chiếc vô tuyến cũ, ông “mê” những chi tiết máy, rồi mày mò học thêm điện tử.  
Nói đến cơ duyên nảy ý tưởng sáng chế máy trợ thở cho người bệnh, ông cho biết có vài lần người thân trong gia đình bị tai nạn, chấn thương sọ não hay đột quỵ, phải điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). 
“Kỹ sư” Hoạt bên thiết bị máy trợ thở cá nhân do mình sáng chế.
 “Kỹ sư” Hoạt bên thiết bị máy trợ thở cá nhân do mình sáng chế.
Tại đây, ông chứng kiến nhiều trường hợp, sau khi được cấp cứu, được đưa ra từ phòng hồi sức tích cực,người bệnh vẫn còn mê man, thở khó nhọc. Lúc này, người nhà được bệnh viện cấp cho một bóng khí trợ thở. Cứ thế người nhà thay phiên nhau, bóp bóng trợ thở cho người bệnh 24/24h. Việc bóp bóng trợ thở phải nhịp nhàng liên tục, người chăm bệnh rất khổ sở, rã rời tay chân. 
Cũng từ thực tế này, trong bệnh viện còn xuất hiện những người chuyên đi bóp bóng trợ thở thuê với giá 100 ngàn đồng/ tiếng, cả triệu bạc mỗi ngày. 
Ý tưởng sáng chế ra chiếc máy trợ thở cá nhân thay thế sức người thôi thúc trong ông. Đầu năm 2011, ông bắt tay hiện thực hoá ý tưởng. Kinh nghiệm sẵn có, ông vẽ những phác thảo về kết cấu máy, các bộ phận chi tiết, viết chương trình phần mềm lập trình, hàn xì cắt chi tiết máy. 
Tìm hiểu trên internet, được biết chưa có dòng sản phẩm tương tự, ông càng khó khăn hơn khi không có tài liệu hay mô hình tham khảo nào. 
Sáng kiến giúp dân nghèo
Máy trợ thở là một dạng thiết bị y tế nên đòi hỏi độ chính xác rất cao. Ngoài những chi tiết máy phải chính xác đến từng milimet, chương trình cho vi xử lí cực kì quan trọng. Để tạo ra nhịp độ đều đặn bóp bóng khí, ông mất một thời gian khá dài viết chương trình phần mềm. 
Dựa vào thông tin ông thu thập thì một người có khoảng từ 10-20 lần hít vào, thở ra trong một phút tùy thể trạng mỗi người. Ông Hoạt tính toán, trung bình con người sẽ có khoảng 2 giây hít vào, 2 giây thở ra và ông đã thiết kế nhịp bóp bóng theo thông số đó.
Chiếc máy còn có nút điều chỉnh số nhịp thở/phút, nút điều chỉnh thể tích thông khí, tốc độ bóp bóng (chậm - nhanh) sao cho phù hợp với từng người và có chuông báo động cho biết khi bị mất điện. Máy có thể dùng 2 nguồn điện AC (nguồn điện cố định tại chỗ) và DC (dùng ắc quy khi di chuyển) nên rất tiện lợi.
Phiên bản đầu tiên vào năm 2011, ông đem dự thi Hội thi sáng chế kĩ thuật cấp tỉnh, đoạt giải ba. Có thêm động lực khuyến khích, sáng chế có tiềm năng lớn trong thực tế, ông lao vào nghiên cứu, cải tiến thêm. 
Trải qua hàng chục lần thay đổi kết cấu, điều chỉnh chi tiết máy, đến nay phiên bản thứ mười đã được ông chạy thử. Theo ông, phiên bản hiện đã hoàn chỉnh, có thể ứng dụng thực tế, được người nhà bệnh nhân đánh giá cao, có thể điều chỉnh được nhịp thở, thể tích không khí vào ra bằng nút điều chỉnh linh hoạt.
 
Hiện ông đã đăng kí sáng chế máy trợ thở cá nhân do mình chế tạo, đang đợi Cục Sở hữu trí tuệ duyệt, cấp bằng sáng chế. Dù máy đã được chạy thử với bệnh nhân, nhưng để sản phẩm được ứng dụng đại trà trong bệnh viện, thì cần phải được sự thẩm định và cho phép của Bộ Y tế. 
Ông hồ hởi, hàng chục máy đã được cho mượn miễn phí cho nhiều người trên khắp các tỉnh thành. “Ai liên hệ, tôi sẵn sàng bỏ tiền gửi máy cho người ta sử dụng. Nhưng tôi cũng nhắn họ, khi nào dùng xong thì gửi máy lại để tôi cho người khác có nhu cầu mượn”, ông cho biết.
Ông Hoạt cũng ấp ủ ý định sẽ thương mại hoá các sản phẩm do mình chế tạo ra. Sau khi được cấp bằng sáng chế, ông mong muốn ngành y tế cho phép thiết bị máy trợ thở cá nhân này được sử dụng rộng rãi trong hệ thống bệnh viện.
Nói đến giá thành sản phẩm nếu bán trên thị trường, ông cho hay chưa định giá cụ thể, nhưng máy này làm ra để hướng tới người nghèo nên giá thành sẽ rất thấp, ước chừng vài triệu.
Vừa qua, được mời ra Hà Nội tham dự buổi gặp mặt của Thủ tướng đối với các nhà khoa học không chuyên, ông tâm sự đó là một sự ghi nhận, giúp ông có thêm động lực cho những nghiên cứu sau này. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.