Cả nước thêm 16.838 ca mắc COVID-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 18/1, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 16.838 ca mắc COVID-19. Trong ngày có gần 8.700 ca xuất viện, 184 ca tử vong.

Tính từ 16h ngày 17/01 đến 16h ngày 18/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.838 ca nhiễm mới, trong đó 75 ca nhập cảnh và 16.763 ca ghi nhận trong nước (tăng 438 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 12.151 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.935), Hải Phòng (1.139), Đà Nẵng (943), Trà Vinh (638), Bình Định (582), Thanh Hóa (544), Bình Phước (514), Khánh Hòa (507), Bắc Ninh (491), Bến Tre (470), Quảng Ngãi (462), Hưng Yên (374), Cà Mau (354), Quảng Ninh (354), Tây Ninh (335), Vĩnh Phúc (305), Hải Dương (302), Quảng Nam (287), Hòa Bình (261), Thừa Thiên Huế (257), Nam Định (249), Vĩnh Long (245), Lâm Đồng (240), TP. Hồ Chí Minh (226), Bà Rịa - Vũng Tàu (226), Bắc Giang (223), Nghệ An (186), Đắk Lắk (181), Bình Thuận (180), Phú Thọ (166), Bạc Liêu (165), Tuyên Quang (147), Thái Nguyên (132), Thái Bình (124), Kiên Giang (123), Hà Giang (120), Đắk Nông (117), Hậu Giang (105), Yên Bái (100), Kon Tum (98), Hà Nam (98), Lạng Sơn (96), Quảng Bình (96), Ninh Bình (93), Lào Cai (92), Phú Yên (84), Cần Thơ (77), Đồng Tháp (74), Sơn La (69), Gia Lai (62), Điện Biên (54), Tiền Giang (53), Đồng Nai (49), Quảng Trị (45), An Giang (45), Hà Tĩnh (40), Ninh Thuận (38), Bình Dương (37), Long An (35), Lai Châu (33), Sóc Trăng (33), Bắc Kạn (27), Cao Bằng (26).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-301), Đắk Lắk (-232), Bến Tre (-118).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+501), Thanh Hóa (+186), Trà Vinh (+166).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 16.261 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 70 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1), Quảng Ninh (2).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.062.128 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.895 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.055.722 ca, trong đó có 1.753.337 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (511.687), Bình Dương (292.180), Đồng Nai (99.388), Hà Nội (94.117), Tây Ninh (86.067).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.692 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.756.154 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.409 ca, trong đó Thở ô xy qua mặt nạ: 3.810 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 817 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 647 ca; ECMO: 19 ca

Từ 17h30 ngày 17/01 đến 17h30 ngày 18/01 ghi nhận 184 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (13) trong đó có 2 ca từ các tỉnh chuyển đến: Bình Dương (1), Thừa Thiên Huế (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (30 ca trong 2 ngày), Hà Nội (12), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Bến Tre (11), An Giang (10), Hậu Giang (9), Cần Thơ (9), Bình Dương (8 ), Sóc Trăng (7), Tiền Giang (7), Bình Phước (6), Đồng Nai (5), Khánh Hòa (4), Tây Ninh (4), Bình Thuận (4), Bạc Liêu (4), Lâm Đồng (3), Trà Vinh (3), Hải Dương (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (2), Ninh Bình (1), Cao Bằng (1), Quảng Trị (1), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 169 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.972 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.609.096 mẫu tương đương 76.406.898 lượt người, tăng 89.158 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 17/01 có 1.180.424 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 170.124.008 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.645.919 liều, tiêm mũi 2 là 72.673.748 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 18.804.341 liều.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.