Cân nhắc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 11 tuổi

Tổ chức khám sàng lọc và tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi ở Hà Nội.
Tổ chức khám sàng lọc và tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi ở Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi số ca nhiễm COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt là ở Hà Nội vẫn chưa hạ nhiệt, chúng ta vẫn phải tìm giải pháp hữu hiệu để phòng chống. Và nhóm đối tượng đáng lo nhất là trẻ em dưới 11 tuổi vì chưa được tiêm phòng vắc xin.

Nên tiêm phòng cho đối tượng trẻ em từ 5 - 11 tuổi

Nghĩ đơn giản rằng chỉ cần bồi bổ cơ thể để nâng cao sức đề kháng chống COVID-19 cho hai cậu con trai (một lên 10 và một mới 5 tuổi), chị Lê Thị L (Trần Phú, Hà Đông) không ngừng tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho con, đến nỗi trọng lượng cơ thể của chúng cứ tăng vùn vụt, mất kiểm soát…

Cũng vì sợ COVID-19 “ghé thăm” gia đình, lây lan cho những đứa con nhỏ, anh Nguyễn Văn D (Ba Đình, Hà Nội) tích trữ hàng thùng kit test trong nhà để kiểm soát dịch. Gần 2 tháng nay, ngày nào cũng như ngày nào, trước khi về nhà vợ chồng anh chị cũng bảo nhau test COVID-19. Trường hợp âm tính mới vào nhà, còn nếu chẳng may có kết quả dương tính, sẽ lập tức cách ly để tránh lây cho hai đứa con chưa đến tuổi tiêm phòng… “Tốn kém thì tốn kém nhưng chúng tôi cũng phần nào yên tâm!” – anh D cho hay.

Trái ngược với sự lo lắng của vợ chồng anh D, chị T.A (khu tập thể Thành Công) lại cho rằng: “COVID-19 đâu dễ lây như thế. Hơn nữa, từ đầu vụ dịch đến giờ có mấy trẻ em bị nhiễm đâu. Mà nếu có nhiễm cũng một, hai hôm là khỏi thôi vì sức đề kháng của trẻ nhỏ rất cao”.

Khi biết Bộ Y tế đã trình Chính phủ kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cho nhóm tuổi từ 5-11, nhiều phụ huynh khấp khởi mừng thầm vì con em họ sẽ được bảo vệ trước con virus chết người này. Vậy nhưng, không ít bậc phụ huynh lại thờ ơ với thông tin này. Điều mà họ lo sợ nhất là những tác dụng phụ, tai biến của loại vắc xin chưa được kiểm chứng kỹ lưỡng từ cơ quan y tế.

Theo TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam thì COVID-19 lây cho mọi lứa tuổi. Khi chúng ta lới lỏng, cho phép đi lại, hoạt động như bình thường thì số người bị lây do tiếp xúc trong cộng đồng xã hội và trong gia đình là không thể tránh khỏi. Do đó, đối với trẻ em chưa được tiêm chủng là rất nguy hiểm. Vì thế, vẫn cần tiêm phòng bệnh cho đối tượng trên 5 tuổi đến 11 tuổi, thậm chí nhỏ hơn.

Trên thế giới hiện đã có loại vắc xin tiêm cho đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi và Việt Nam cần có kế hoạch để nhập vắc xin cũng như tổ chức tiêm chủng cho nhóm đối tượng này, tránh để trẻ em bị mắc bệnh. “Việc tiêm chủng có ý nghĩa rất lớn khi các em đi học không bị mắc hoặc nếu mắc thì cũng có triệu chứng nhẹ hơn” - TS Trần Đắc Phu nói.

Tổ chức tiêm phòng COVID -19 cho học sinh ở Hà Nội.

Tổ chức tiêm phòng COVID -19 cho học sinh ở Hà Nội.

Cần có thêm đánh giá về kết quả thử nghiệm lâm sàng

Chia sẻ về vấn đề trên, TS Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương lại có quan điểm khác. Cụ thể, theo TS Bạch Quốc Khánh, đối tượng 0-5 tuổi không cần thiết phải tiêm phòng COVID-19 vì mấy lý do sau: Thứ nhất, hiện gần như các đối tượng đều đã được tiêm phòng COVID-19 thì khả năng lây nhiễm rất thấp. Thứ hai, mức độ giao lưu với bên ngoài của trẻ em cũng không cao nên chỉ cần cha mẹ cẩn thận giữ gìn một chút con cái ít bị lây nhiễm.

Đối với nhóm tuổi 5-11 tuổi thì có thể tiêm nhưng phải hoàn thiện các kết quả nghiên cứu về chất lượng của vắc xin vì hiện nay các báo cáo của vắc xin Pfizer và Moderna vẫn rất thấp; số lượng làm thử nghiệm lâm sàng của đối tượng này cũng không cao (chỉ khoảng vài nghìn trường hợp). Vì vậy, cần phải có thêm các đánh giá về kết quả thử nghiệm lâm sàng về tiêm chủng vắc xin đối với nhóm tuổi này, trước khi quyết định tiêm đại trà cho các em.

Cũng theo Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trường hợp các phụ huynh mua tích trữ kit test nhanh và thường xuyên test COVID-19 là không cần thiết và rất tốn kém. Chỉ cần tuân thủ 5K và chỉ test nhanh sau khi đến chỗ tập trung đông người hoặc khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh mà thôi.

Liên quan đến vấn đề tiêm phòng cho nhóm đối tượng dưới 12 tuổi, ông Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng cho hay, thực tế trẻ em nhiễm COVID-19 thường rất nhẹ, tỷ lệ chuyển nặng và tử vong rất thấp. Mặt khác, tỷ lệ bao phủ vắc xin cho người từ 12 - 17 tuổi, từ 18 tuổi trở lên càng cao thì trẻ em cũng được bảo vệ càng nhiều.

Hơn nữa, hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chưa vội tiêm vắc xin cho trẻ từ 3 - 12 tuổi, thay vào đó tiếp tục tiêm cho người trên 18 tuổi, đặc biệt là các nước nghèo, người có nguy cơ cao. Khi Việt Nam có vắc xin tốt, an toàn và phù hợp bối cảnh chung (các địa phương đều có tỷ lệ bao phủ vắc xin người trên 18 tuổi cao) thì tổ chức tiêm cho trẻ sau cũng không là quá muộn.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.