Cả nước háo hức đón chờ ngày hội bầu cử

Đồng chí Nguyễn Hữu Khởi, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử huyện Điện Biên kiểm tra các điểm bỏ phiếu tại xã Pá Khoang. Báo Điện Biên Phủ
Đồng chí Nguyễn Hữu Khởi, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử huyện Điện Biên kiểm tra các điểm bỏ phiếu tại xã Pá Khoang. Báo Điện Biên Phủ
(PLO) - Đến ngày 20/5, các địa phương trong cả nước đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. 

Cả nước có 8.7889 đơn vị bầu cử tại 63 tỉnh, thành phố. Hơn 69 triệu cử tri sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 22/5.

Điện Biên: Trên 50% địa điểm bỏ phiếu trên toàn tỉnh đã hoàn tất công tác chuẩn bị

Tỉnh Điện Biên có 1.063 địa điểm bỏ phiếu. Đến ngày 20.5, trên 50% địa điểm bỏ phiếu đã hoàn tất công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, như: Trang trí hội trường, treo băng rôn, danh sách đại biểu, chuẩn bị hòm phiếu… Số còn lại do mượn tạm cơ sở vất chất tại nhà dân và các trường học nên hiện mới hoàn tất trang trí khánh tiết bên ngoài..

Theo kế hoạch, ngay sau khi học sinh kết thúc thời gian học (tức là ngày 20/5), các địa điểm này sẽ bắt đầu trang trí khánh tiết để chậm nhất là 7 giờ sáng ngày 22/5 sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị, phục vụ bầu cử.

Toàn tỉnh có 5 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, 26 đơn vị bầu cử HĐND cấp tỉnh; 223 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và 3.688 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Sau khi lập và niêm yết danh sách, toàn tỉnh có hơn 2,1 triệu cử tri.

Sơn La: Hơn 750.000 cử tri trong toàn tỉnh sẽ đi bỏ phiếu.

Các tổ bầu cử xã Mường Bú (Mường La) nhận hòm phiếu và phiếu bầu cử. Báo Sơn La
Các tổ bầu cử xã Mường Bú (Mường La) nhận hòm phiếu và phiếu bầu cử. Báo Sơn La

Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đã hoàn tất. Các địa phương và cử tri các dân tộc trong toàn tỉnh đã sẵn sàng cho ngày hội lớn.Đặc biệt chú ý đến các địa bàn vùng xa xôi hẻo lánh vùng cao, biên giới, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi cử tri đều được thực hiện trách nhiệm bầu cử của mình.

Từ đầu tháng 3 đến nay, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã biên tập, sáng tác 6 mẫu tranh cổ động, 2 mẫu áp phích; in, treo 480 khẩu hiệu vượt đường, thi công 9 cụm pa nô tại thành phố và trung tâm các huyện; in 3.600 đĩa CD, 6.000 tờ áp phích gửi tới các ban bầu cử, các bản, tiểu khu, tổ dân phố trong toàn tỉnh để tuyên truyền và phát trên loa truyền thanh. 

Chỉ đạo đội tuyên truyền và trung tâm văn hóa các huyện, thành phố xây dựng, tổ chức hàng trăm cuộc tuyên truyền lưu động và hàng chục buổi biểu diễn chương trình nghệ thuật tại các xã, bản vùng sâu, vùng xa, tuyên truyền về cuộc bầu cử.

Tuyên Quang: Mọi công việc chuẩn bị bầu cử đã hoàn tất.

Tranh cổ động cho bầu cử được treo dọc tuyến đường 17/8, trước Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Tuyên Quang. báo Tuyên Quang.
Tranh cổ động cho bầu cử được treo dọc tuyến đường 17/8, trước Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Tuyên Quang. báo Tuyên Quang.

Việc cung cấp, trang bị các điều kiện vật chất cho các tổ phụ trách bầu cử đều đảm bảo quy định và tiến độ thời gian, đáp ứng mọi nhu cầu để phục vụ cho cuộc bầu cử. Ủy ban bầu cử tỉnh, ủy ban bầu cử các huyện đã chỉ đạo ủy ban bầu cử các xã khảo sát, chuẩn bị, kiểm tra các địa điểm bỏ phiếu đảm bảo an toàn, thuận lợi cho cử tri thực hiện bầu cử. 

Đa số điểm bỏ phiếu được đặt tại các nhà văn hóa thôn hoặc các điểm trường ở các thôn, bản. Công tác trang trí các địa điểm bỏ phiếu như cờ đuôi nheo, băng rôn, cổng chào, ma két… đã được các địa phương tập trung thực hiện.Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, an ninh trật tự được giữ vững, đảm bảo cho cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân.

Quảng Ninh: Toàn tỉnh đã sẵn sàng cho ngày hội của toàn dân.

Khu vực bỏ phiếu tại phường Trần Phú đã được trang hoàng rực rỡ. Báo Quảng Ninh.

Khu vực bỏ phiếu tại phường Trần Phú đã được trang hoàng rực rỡ. Báo Quảng Ninh. 

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 899.314 cử tri.

Ban Chỉ đạo và Uỷ ban Bầu cử tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại các địa phương trong tỉnh. Công tác kiểm tra tập trung vào những nội dung: Việc thực hiện các quy định về niêm yết danh sách cử tri, danh sách chính thức và tiểu sử tóm tắt những người ứng cử; việc tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa các ứng cử viên với cử tri tại các đơn vị bầu cử; công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân địa phương và công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử tại khu vực bỏ phiếu; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri liên quan đến bầu cử; tình hình ANTT, an toàn xã hội; việc chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho ngày bầu cử…

Tỉnh đã thực hiện kiểm tra, rà soát các điều kiện cần thiết phục vụ cho ngày bầu cử ở các địa phương, như: Thẻ cử tri, con dấu, phiếu bầu, các loại tài liệu niêm yết tại các khu vực bỏ phiếu, dự phòng đủ số lượng cần thiết. 

Nghệ An: Hơn 28.500 cử tri đi bầu cử sớm.

Người phụ nữ Mông tại Kỳ Sơn địu con đi bầu cử. Báo Nghệ An.

Người phụ nữ Mông tại Kỳ Sơn địu con đi bầu cử. Báo Nghệ An. 

Ngày 20/5 gần 3 vạn cử tri ở 34 xã, thuộc 4 huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông đã tới 146 điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. 

Đây đều là các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An, với đại bộ phận là đồng bào các dân tộc. Để chuẩn bị tốt cho công tác bầu cử tại 146 điểm này, từ nhiều ngày qua, các cấp ngành địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động, động viên cử tri tham gia bầu cử. Riêng trong ngày 20/5, gần 2.500 người đã được huy động để phục vụ cho công tác bầu cử.

Cử tri huyện Quế Phong thực hiện bầu cử sớm. Báo Nghệ An

Cử tri huyện Quế Phong thực hiện bầu cử sớm. Báo Nghệ An

Năm nay, để tạo điều kiện cho người vãng lai, người tạm trú tại địa bàn tham gia bầu cử, Ủy ban bầu cử tỉnh và các địa phương cũng đã chủ động theo dõi, lập danh sách cử tri vãng lai, cử tri đang tạm trú để phát thẻ cử tri tới từng người dân. Bên cạnh đó, một hòm phiếu lưu động cũng được đặt tại ga Vinh để cho những hành khách thực hiện quyền, nghĩa vụ bầu cử trong ngày bầu cử.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.