Cả nhà cùng ăn gạo lứt muối mè sau ngày chữa lành hở van tim

Chị Giang vui vẻ chia sẻ với pv
Chị Giang vui vẻ chia sẻ với pv
(PLO) -Khi cuộc sống đang bình thường thì người phụ nữ phát hiện mình bị bệnh tim. Mặc dù vừa mới phải trải qua ca mổ đẻ, nhưng để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ khuyên chị thực hiện ca mổ tim. Nghe vậy, chị hết sức lo lắng, cảm giác như bị đẩy vào đường cùng. Nhưng rất may, trong lúc tuyệt vọng, chị đã gặp được phương pháp thực dưỡng Ohsawa. Để rồi nhờ nó mà chị hết bệnh tật và quyết định khuyên cả gia đình ăn theo phương pháp này. 

Cuộc sống đảo lộn vì bệnh tật

Về ấp Hàn Quân (xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) hỏi chị Nguyễn Thị Giang hầu như không ai là không biết. Câu chuyện chị chữa khỏi bệnh nhờ gạo lứt muối mè dù đã qua mấy năm nhưng đến nay người ta vẫn truyền tai, kể cho nhau nghe về nghị lực phi thường của chị. Chị Giang vốn quê gốc ở miền Bắc nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên phải vào Đồng Nai lập nghiệp. 

Tại đây, chị xin vào làm kế toán tại UBND huyện. Làm được 4 năm thì chị xin nghỉ. “Vì bệnh nặng quá nên tôi không tiếp tục làm được nữa. Lúc đó sức khỏe tôi yếu lắm, những đồng nghiệp làm cùng ai cũng biết. Lúc đó tôi bị suy nhược thần kinh, có những tháng không ngủ được một phút nào. Nhiều lúc đau đầu quá phải dốc đầu xuống cho máu lên não cho bớt đau”. 

Khó khăn càng thêm khó khăn khi một ngày vào năm 2007, chị phát hiện mình bị hở tim ba lá. “Lúc đó mỗi tuần tôi phải chạy điện một lần”, chị Giang kể. Chị Giang cho biết, lúc đó vợ chồng chị đã sinh được hai cháu nhỏ và không có ý định sinh thêm cháu thứ 3. Tuy nhiên, sau đó vỡ kế hoạch. 

Mặc dù cuộc sống khó khăn, nhưng vì tình yêu với sinh linh bé bỏng đã thành hình, nên quyết tâm sinh cháu thứ 3 của vợ chồng chị Giang rất lớn, dù gặp không biết bao nhiêu trở ngại. 

“Lúc đó cái thai nằm nghiêng, bác sĩ khám là con gái. Thấy sức khỏe của tôi không được tốt nên nhiều người phản đối, bảo bỏ đi. Nhưng hai vợ chồng tôi vẫn quyết tâm sinh, dù phải chịu đựng nhiều áp lực từ nhiều phía”.

Theo lời kể của chị Giang, cái thai trong bụng càng lớn bao nhiêu thì sức khỏe của chị càng trở nên suy kiệt. Chính vì vậy, sau đó ít lâu chị cũng xin nghỉ làm kế toán ở trường mầm non để ở nhà. Trải qua bao nhiêu vất vả, áp lực, cuối cùng chị Giang cũng sinh được cháu gái thứ 3. 

“Đến lúc bé được 6 tháng tuổi thì mỗi ngày bệnh tim của tôi càng nặng. Vì tôi phải thức đêm cho con bú, nên bệnh càng nặng hơn người bình thường. Lúc đó bác sĩ tư vấn cho tôi là nên đi mổ thay tim và bỏ bú cho bé. Nghe vậy, tôi rất là sợ, cảm thấy mình như bị đưa vào đường cùng”, chị Giang cho biết. 

Chị Giang và con trai út chụp hình kỷ niệm với thầy Tuệ Hải
Chị Giang và con trai út chụp hình kỷ niệm với thầy Tuệ Hải

Cả nhà khỏe mạnh nhờ gạo lứt

Khi nghe bác sĩ khuyên như vậy, chị đã rất sợ hãi vì chị vừa phải mới mổ đẻ xong và từ nhỏ chị đã rất sợ mổ. Tuy nhiên không còn cách nào khác nên cũng đành nghe lời khuyên của vị bác sĩ này. Nhưng cũng đúng lúc này, định mệnh cuộc đời đến với chị. 

Chị Giang cười nhớ lại: “Lúc đó, tôi nhớ đang ngồi ở một quán ăn chay, đang định đi mượn tiền để mổ thì được người chủ quán nhà hàng này cho một cái đĩa nói về phương pháp dưỡng sinh của thầy Tuệ Hải, trụ trì chùa Long Hương (Đồng Nai) chia sẻ với mọi người. Tôi không biết gì về dưỡng sinh nhưng cũng cầm đại”. 

Sau khi về nhà một thời gian, một hôm chị Giang tình cờ mở đĩa ra xem, thấy hay và có ích cho mình nên chị liền lấy số điện thoại ghi trong đĩa nhắn cho thầy Tuệ Hải. 

Chị kể tiếp: “Tôi nhắn tin cho thầy một lúc thì thầy nhắn lại hẹn thứ 7 về chùa để gặp thầy. Lúc đó tôi vẫn chưa biết dưỡng sinh là gì. Khi tôi về đến chùa thì cũng bốc số để đến gặp thầy. Sau khi được thầy cho đơn, tôi cứ thế về nghiêm túc ăn theo cái đơn của thầy”. 

Theo đơn của thầy Tuệ Hải, chị Giang cứ sáng thì ăn cháo dưỡng sinh, trưa thì ăn gạo lứt muối mè. “Tháng đầu tiên ăn khổ lắm, vì đang ăn uống bình thường bỗng dưng chuyển sang ăn uống kham khổ không khác gì ăn chay.

Rồi những lúc cơ thể thải độc nên gặp nào là ho, sốt. Cuối cùng, sự kiên trì của chị cũng có kết quả khi một thời gian sau, chị hoàn toàn khỏe mạnh, không những bệnh tim mà các bệnh khác cũng từ từ biến mất lúc nào không hay. 

“Mấy năm nay tôi hết ho, đau đầu cũng không. Tim mạch cũng không còn vấn đề gì nữa”, chị Giang kể tiếp. 

Chị Giang chia sẻ rằng, hiện tại cuộc sống của gia đình chị mặc dù chưa phải khá giả gì nhưng luôn vui vẻ, hạnh phúc. Điều đặc biệt là cả nhà chị ai cũng theo ăn gạo lứt muối mè và ai cũng khỏe mạnh. Vợ chồng chị Giang hiện có 3 người con, cô con gái đầu năm nay đã 15 tuổi, bé thứ 2 vừa tròn 10 tuổi, còn bé trai thứ 3 thì cũng đã được 5 tuổi đầu. Tất cả 3 người con đều được chị Nga cho ăn theo phương pháp dưỡng sinh, gạo lứt muối mè. 

Chị Giang kể rằng cô con gái đầu của chị lúc đang học lớp lá cũng bị căn bệnh tiểu đường, nhưng sau một thời gian ăn gạo lứt muối mè cũng khỏi hẳn. “Tôi cho cháu ăn gạo lứt đỏ, sau một thời gian thì lượng đường huyết trở về ổn định, bây giờ thì gần như bình thường rồi. Tôi nuôi ba đứa con toàn bộ bằng gạo lứt đỏ, lâu lâu ăn ra bằng gạo lứt trắng ở trong chùa, chứ cũng không ăn gạo ở ngoài chợ”, chị Giang cho biết. 

Nhiều người vẫn lo lắng về chế độ ăn kham khổ như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con vì thiếu chất. Nhưng theo chị Giang, đã mấy năm nay những người con của chị không có bé nào ốm đau, bệnh tật gì cả.

“Khoa học thì nói ăn như vậy là sẽ thiếu chất, nhưng tôi cho các bé đi khám thì kết luận là sức khỏe của các cháu đều tốt, không thiếu chất dinh dưỡng gì hết. Lúc mà các cháu chưa ăn gạo lứt muối mè là một tháng ít nhất bị ho, hoặc sốt một lần”, chị Giang chia sẻ. 

Theo nghiên cứu của khoa học, gạo lứt tốt hơn so với gạo trắng, nhưng  là điều mà không phải ai cũng biết. Đa số người tiêu dùng thường chọn gạo trắng hơn gạo lứt vì sự khác biệt bên ngoài. Cảm giác gạo trắng ăn ngon hơn gạo lứt, tuy nhiên không có nghĩa đó là sự thay thế có lợi cho sức khỏe hơn.

Vì gạo trắng đã trải qua quá trình tinh chế. Còn gạo lứt, không giống như gạo trắng, vẫn có vỏ bên ngoài và cám cung cấp “sự trọn vẹn tự nhiên” với hạt ngũ cốc và rất giàu protein, thiamin, canxi, magiê, chất xơ và kali.

Theo đó, đối với những người đang cố gắng để giảm cân hoặc những người mắc bệnh đái tháo đường, gạo lứt có thể chứng minh có lợi cho sức khỏe do có chỉ số đường huyết thấp và ít gây đề kháng insulin.

Đối với những người có vấn đề về tim mạch, gạo lứt có khả năng giảm cholesterol máu. Do không bị mất “tính trọn vẹn” của gạo thông qua quá trình tinh chế, nên gạo lứt nguyên hạt được chứng minh là làm giảm sự tích tụ các mảng bám động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim và cholesterol máu cao.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.