Cả nghìn người bị mù vì hành ở Sóc Trăng

Cả nghìn người bị mù vì hành ở Sóc Trăng
(PLO) -“Những người lao động này bị mù vì hành” là tiêu đề bài viết về hiện tượng hàng trăm người ở “vựa hành” thuộc tỉnh Sóc Trăng bị mù trong quá trình trồng trọt, chế biến hành. Bài viết được đăng tải trên tờ Huffington Post.

Vì tiền mà đui coi mắt

Cái nghèo không phải là điều gì mới mẻ đối với tôi. Bởi, sau nhiều năm trời sống ở Việt Nam, từng nhiều ngày đêm lang thang trên những con đường, có vô số những cuộc phiêu lưu ở những làng xóm ở các vùng nông thôn nơi đây, cái nghèo của họ không còn khiến tôi bị sốc nữa.

Từ việc mua những món nữ trang hay các chuỗi hạt của những người Hmong sống gần khu vực biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc cho tới việc chứng kiến cảnh tượng những em học sinh người Việt ngấu nghiến ăn những gói gia vị trong gói mỳ ăn liền ở vùng Tonle Sap của Campuchia, mỗi khoảnh khắc đều khiến tôi hiểu biết thêm về số phận của những con người thực sự ở phía sau những địa điểm thu hút khách du lịch.

Nhưng dù vậy thì tôi cũng không thể tưởng tượng được cảnh tượng diễn ra trong chuyến thăm tới thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: một thị xã có đến 1.000 người bị mù và 1.000 người tàn tật.

Tình hình ở đây vừa đơn giản vừa phức tạp. Có khoảng 700 người bị mù một mắt và 300 người nữa bị mù cả 2 mắt. Hầu hết họ đều là người dân tộc Khmer chuyên trồng, chăm sóc hay sơ chế hành tây. Vĩnh Châu là một trong những trung tâm trồng nhiều hành tây nhất nếu không muốn nói là nơi trồng nhiều hành tây nhất Việt Nam và đó là lý do chính khiến những người dân ở đây mất đi đôi mắt của họ.

Người ta đồn rằng những người dân ở đây mù mắt vì tiếp xúc với hành đã bị nhiễm hóa chất do người nông dân phun thuốc trừ sâu lên hành. Tuy nhiên, sự thật là nhiều người trồng, thu hoạch và bóc hành không hề gặp vấn đề gì nếu họ đeo kính bảo hộ và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh như rửa sạch tay và cẩn thận khi chạm lên mắt.

Thực tế cho thấy khi những người nông dân bóc hành, bụi cùng hóa chất dính vào mắt họ, khiến họ liên tục phải lấy tay dụi mắt, gây loét giác mạc. Một số trường hợp như vậy hoàn toàn có thể điều trị được nhưng nhiều người lại không biết phải đi bệnh viện và cũng không có tiền để điều trị, khiến cho bệnh lan từ mắt này sang mắt khác.

Dù đã có nhiều người bị mù nhưng thật không may là những nông dân ở đây lại chẳng còn cách nào khác để kiếm tiền nếu không có đất để tự canh tác. Họ buộc phải làm thuê cho các chủ đất và trong quá trình làm việc họ cũng không có những điều kiện để chăm sóc y tế khi cần thiết.

Ngoài ra, Vĩnh Châu cũng là nơi có nhiều người bị tàn tật do các dị tật bẩm sinh, mà nguyên nhân chủ yếu là do các chất hóa học được rải xuống để phá hủy những khu rừng trong thời chiến tranh.

Nhiều người trẻ ở địa phương đã tới các thành phố lớn như Sài Gòn hay Cần Thơ để làm việc và những người còn sống ở đó hiện nay không chỉ có người dân tộc Khmer mà còn có cả người Hoa. Tôi được một người họ hàng cho số điện thoại của Tịnh xá Ngọc Châu Như.

Chính người họ hàng này đã kể cho tôi nghe những câu chuyện về ngôi làng của những người mù. Ban đầu, tôi đã tỏ ra hoài nghi về câu chuyện của cô ấy, rằng hàng trăm người dân ở thị trấn đã bị mù vì những củ hành tây.

Đối với tôi, chuyện đó quá vô lý. Nhưng tôi vẫn cảm thấy tò mò và muốn đóng góp gì đó cho họ. Vì vậy nên tôi đã đề nghị một số người bạn giúp đỡ. Họ đã chuyển cho tôi một số khoản hỗ trợ và tôi cũng đóng góp thêm chút ít. Tổng cộng, chúng tôi đã quyên được khoảng 2.000 USD để tặng cho Tịnh xá Ngọc Châu Như.

Hạnh phúc nhỏ nhoi

Tôi muốn tự mình tìm hiểu những việc xảy ra ở Vĩnh Châu nên đã rời Sài Gòn vào một buổi sáng sớm. Khi tới đây, tôi và các bạn đã được Tịnh xá thiết đãi bữa cơm chay ngon nhất mà tôi từng được thưởng thức. Và, trong khi chúng tôi đang ăn, tôi thấy ngày càng có nhiều người đến sân tịnh xá.

Từ xa, tôi đã có thể nhìn thấy những người già đang được đỡ xuống xe. Họ không thể tự đi mà không có người giúp. Một số người đeo kính râm, một số xếp thành hàng và bám vào vai nhau để đi. Một người đàn ông thậm chí còn bị mất một nửa đầu.

Những người dân mù ở Vĩnh Châu đến nhận đồ quyên tặng.

Những người dân mù ở Vĩnh Châu đến nhận đồ quyên tặng.

Với số tiền quyên được, tôi đã có thể giúp đỡ được 200 người, với việc tặng cho họ mỗi người 10kg gạo, một bó hương và 100.000 đồng mỗi người. Tính trung bình, một người chuyên gọt hành không thể kiếm được bấy nhiêu tiền trong một ngày. Một số trong những người có mặt ở đó thậm chí không có nguồn thu nào mà chủ yếu dựa vào các khoản quyên tặng từ Tịnh xá để sống qua ngày.

Ban đầu, tôi đã hơi lưỡng lự vì nghĩ rằng số tiền ủng hộ của mình quá ít ỏi, nhất là khi tôi biết có những công ty đã đến đây và tặng cho người dân cả trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì những người dân ở nơi đây rất biết ơn những người tặng quà, dù số tiền có là bao nhiêu đi nữa.

Khuôn mặt họ toát lên vẻ vô cùng hạnh phúc khi nhận được 100.000 đồng chúng tôi tặng. Thậm chí tôi chưa bao giờ nhìn thấy người nào lại hạnh phúc đến như vậy khi được tặng số tiền chỉ bằng chừng đó. Điều này khiến tôi vô cùng vui sướng và hạnh phúc. Nhìn một số người trong đó cẩn thận nhét tiền vào túi áo ngực và cài cúc lại, tôi có thể tưởng tượng được họ sẽ chi dùng số tiền ra sao.

Tôi quyết định gặp gỡ để nói chuyện thêm với một số người có mặt ở đó nên đã trèo lên một chiếc xe máy để tới thăm nhà của một phụ nữ tên Hoa. Con đường xung quanh Tịnh xá bụi bặm và hoang vắng. Những thửa ruộng ở 2 bên đường xanh ngát những cây ớt và hành. Trên những cánh đồng đó, những người nông dân, bao gồm cả trẻ em, đang cặm cụi làm việc chỉ để kiếm kế sinh nhai.

Ở nhà cô Hoa, cô tỏ ra khá ngại ngần bởi tôi mang theo một chiếc máy ảnh khá lớn. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn, tôi nhận thấy cô cũng thân thiện như tất cả những người khác. Việc chuyện trò hơi khó khăn bởi giữa chúng tôi có rào cản ngôn ngữ. Cả tôi và cô ấy đều không giỏi tiếng Việt. Ở cách đó không xa có một phụ nữ người Khmer khoảng 90 tuổi còn không thể nói tiếng Việt.

Qua chuyện trò, tôi biết được rằng cô ấy bị bệnh tim và thường xuyên phải tới bệnh viện, và rằng bao gạo mà cô ấy mới nhận được đủ để cả gia đình gồm 4 người của cô ăn 3 bữa trong 5 ngày.

Dù không có người phiên dịch ở quanh đó nhưng tôi cũng không thể nói chuyện với cô Hoa nhiều vì những người hàng xóm của cô ấy đã kéo đến và nói chuyện vô cùng rôm rả. Họ là những người rất tử tế, thân thiện và thích thú với việc nghe tôi nói chuyện về nước Mỹ dù tôi không nói được nhiều.

Nguyên nhân thực sự

Tại khu dân cư hẻo lánh này, những đứa trẻ chạy quanh những thùng rác như đang chơi trên sân cỏ. Những nơi như vậy khá hiếm gặp ở Việt Nam trong những ngày này vì các thành phố lớn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt, nơi những người hàng xóm lúc nào cũng thiếu thời gian để giao tiếp với nhau.

Tôi không muốn đổ lỗi cho bất cứ ai trong vấn đề có quá nhiều người bị mù ở thị xã này. Người ta có thể nói rằng nguyên nhân là do chiến tranh, do hành nhiễm thuốc sâu, do những hành động xảy ra trong quá trình làm việc của người dân hay do sự thiếu hành động từ nhà chức trách. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự chính là đói nghèo. Bởi, đói nghèo sẽ khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Đây là vấn đề ở tất cả các thành phố trên thế giới chứ không chỉ riêng khu vực Đông Nam Á.

Nhưng tín hiệu vui đang diễn ra ở Vĩnh Châu, bởi những người quen của tôi ở thị xã cho biết những người dân nơi đây đã bắt đầu đeo kính bảo hộ khi làm việc và họ đã dần hiểu được những mối nguy hiểm của việc bị nhiễm trùng ở mắt cũng như cơ chế lây lan của bệnh./.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.