"Cá lớn" lọt lưới, hủy án vụ Thanh Hà- CIENCO 5

Khu đất dự án Nam Đàn Plaza
Khu đất dự án Nam Đàn Plaza
(PLO) - Việc đình chỉ điều tra đối với bị can Nguyễn Ngọc Sinh, nguyên Tổng Giám đốc Cty CP BĐS Điện lực Dầu khí Việt Nam- PVP Land được nhận định là có dấu hiệu để lọt tội phạm. Do vậy, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã tuyên hủy bản án sơ thẩm xử 5 bị cáo trong vụ lừa đảo bán đất nền tại dự án Thanh Hà- CIENCO 5.
Dễ dàng lừa gần nghìn tỷ của hàng trăm “nhà đầu tư”
Theo nội dung vụ án,  vào tháng 1/2010, Nguyễn Mạnh Cường, Tổng Giám đốc Cty 1/5 đã ký hợp đồng cho Cty Cổ phần Phát triển địa ốc CIENCO 5  (CIENCO 5) vay 200 tỷ đồng để chi phí đầu tư cho giai đoạn 1 Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ). Đổi lại, Cty 1/5 được hưởng quyền ưu tiên thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư vào Khu đô thị Thanh Hà A- CIENCO5. 
Sau khi được Cty CIENCO 5 ưu tiên hợp tác đầu tư dự án bất khu đô thị Thanh Hà, Lê Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Cty 1/5 đã chỉ đạo sử dụng hợp đồng này để huy động vốn từ các cá nhân thông qua việc ký kết hợp đồng giao vốn mà bản chất là việc đặt cọc để mua đất trong dự án Thanh Hà- CIENCO 5.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 2/2010, Cty 1/5 không thực hiện việc chuyển tiền cho Cty CIENCO 5 vay theo thỏa thuận cho vay vốn “200 tỷ” đã ký, thế nên Cty CIENCO 5 cũng đã có thông báo cho Cty 1/5 về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư khu đô thị Thanh Hà với Cty 1/5.
Mặc dù không còn quyền hợp tác đầu tư với chủ đầu tư của dự án khu đô thị Thanh Hà nhưng Lê Hải Bình vẫn lấy danh nghĩa là đơn vị hợp tác đầu tư với chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà để huy động vốn của khách hàng. Lê Hải Bình đã cùng Nguyễn Thị Kim Thoa, Phó TGĐ kiêm kế toán trưởng của Công ty 1/5 vẫn chỉ đạo nhân viên thu thập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, dùng kỹ thuật vi tính để in “bản trích lục vị trí ô đất”, có đóng dấu Cty 1/5 để tạo lòng tin khi ký hợp đồng bán đất cho khách hàng. 
Với việc lợi dung hợp đồng hợp tác với Cty CIENCO 5 đã bị hủy, Lê Hải Bình cùng bộ sậu lãnh đạo Cty 1/5 đồng phạm đã ký được hàng trăm hợp đồng giao vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án Thanh Hà- CIENCO 5 với tổng diện tích gần 81.000m2, thu gần 790 tỷ đồng. Khách hàng của Cty 1/5 đã trở thành bị hại của vụ án này với số lượng “kỷ lục” là 421 người. 
Với hành vi phạm tội này, Lê Hải Bình và Nguyễn Thị Kim Thoa bị tòa án Hà Nội xử phạt với mức án tù chung thân, Nguyễn Mạnh Cường lĩnh án 17 năm tù giam.
Dùng tiền lừa đảo để thâu tóm dự án “đất vàng”
Khi có được số tiền gần “nghìn tỷ” từ việc huy động vốn bằng hình thức lừa đảo như trên, Lê Hải Bình và các đồng phạm đã không chuyển tiền cho Cty CIENCO 5 để “mua đất” mà sử dụng vào việc làm giàu cho bản thân như trả nợ ngân hàng, mua sắm tài sản và chi phí hoạt động cho 4 Cty khác của Bình; mua cổ phần của một số Cty, trong đó có Cty Cổ phần Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương, doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép xây dựng “đại dự án” Nam Đàn Plaza, phía bắc tòa nhà Keangnam, vị trí được đánh giá là “đất vàng”. Thế nên, trong phi vụ sử dụng tiền lừa đảo để thâu tóm dự án đất vàng này, một số quan chức doanh nghiệp nhà nước đã hầu tòa và lĩnh án cũng Lê Hải Bình, trong đó có quan chức của Cty PVP Land.
Phối cảnh dự án
 Phối cảnh dự án
Theo hồ sơ vụ án, khoảng tháng 3/2010, sau khi có nhiều tiền từ việc lừa đảo khách hàng liên quan đến dự án khu đô thị Thanh Hà, Lê Hải Bình đã gặp gỡ với đại diện của 4 cổ đông sáng lập của Cty Xuyên Thái Bình Dương, chủ đầu tư dự án Nam Đàn Plaza để ký hợp đồng đặt cọc mua toàn bộ cổ phần của Cty này theo giá quy đổi là 52 triệu/m2 tại dự án Nam Đàn Plaza, tổng giá trị giá hơn 498 tỷ đồng. 
Nhưng khi ký hợp đồng với cổ đông lớn nhất của Cty Xuyên Thái Bình Dương là Cty PVP Land, Lê Hải Bình và Nguyễn Ngọc Sinh, Giám đốc PVP Land lại “thống nhất” giảm giá cổ phần xuống còn tương đương với 34 triệu/m2 đất. 
Tổng giá trị chuyển nhượng cổ phần giữa PVP Land và Lê Hải Bình hơn 191 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc là PVP Land đã “giảm giá” cho Bình hơn 87 tỷ so với giá thỏa thuận khi đặt cọc, gây thiệt hại về kinh tế cho PVP Land và các cổ đông. Đổi lại, Lê Hải Bình đã phải “lại quả” cho một số người của PVP Land, trong đó đưa cho Đào Duy Phong, Chủ tịch HĐQT PVP Land 10 tỷ đồng, đưa cho Đặng Sỹ Hùng 20 tỷ. Ngoài ra, Bình còn chuyển 11 tỷ cho “nhà môi giới” Huỳnh Nguyễn Quốc Duy và 17 tỷ đồng cho “một người không biết tên” do Phong chỉ định.  
Hậu quả của “giao dịch đen” giữa Lê Hải Bình và PVP Land đã khiến một loạt quan chức nêu trên của Công ty này bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ”. Nhưng thật ngạc nhiên, trong quá trình điều tra, CQĐT lại có quyết định đình chỉ điều tra đối với Nguyễn Ngọc Sinh, TGĐ của PVD Land vì cho rằng, chưa đủ cơ sở kết luận ông này thống nhất với Đào Duy Phong trong việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với giá thấp hơn để rút tiền chênh lệch; ông Sinh cũng không được hưởng lợi và có động cơ gì khác.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 15 và 16/9 vừa qua, các luật sư đã yêu cầu tòa xem xét lại việc đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Ngọc Sinh vì có dấu hiệu để lọt tội phạm. Theo Luật sư Phạm Văn Huỳnh, ông Nguyễn Ngọc Sinh là người điều hành PVP Land, là người ký Giấy ủy quyền để ông Đặng Sỹ Hùng ký hợp đồng đặt cọc bán cổ phiếu tương đương 52 triệu/m2 đất cho Lê Hải Bình. Theo lời khai của Phong thì đã chuyển cho Sinh (qua lái xe) 2 tỷ đồng.  
Còn luật sư Nguyễn Hùng Mạnh cũng cho rằng, ông Sinh là người ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (với giá thấp) cho bị cáo Bình. Hồ sơ có lời khai về việc ông Sinh ăn chia trong số 43 tỷ đồng nhưng ông Sinh lại được đình chỉ bị can thì liệu có sự ưu ái riêng cho ông Sinh hay không?.
Ngoài các ý kiến của luật sư, HĐXX phúc thẩm cũng đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy ông Sinh chỉ đạo lập tờ trình xin ý kiến HĐQT bán cổ phần tương đương 35 triệu/m2 đất (sau đó, giảm xuống 34 triệu) và đã chia nhau bỏ túi phần chênh lệch rất lớn trên. Dấu hiệu tiêu cực, tư lợi từ hành vi giảm giá bất thường cho Lê Hải Bình mà Nguyễn Ngọc Sinh và các quan chức PVP Land đã thực hiện không thể không xem xét trách nhiệm hình sự.
Theo HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, ông Sinh là người trực tiếp chỉ đạo việc chuyển nhượng cổ phần cho bị cáo Lê Hải Bình, là người ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thấp hơn 87 tỷ so với giá đặt cọc, nếu không đưa Sinh vào vụ án là bỏ lọt tội phạm. Vì sự ưu ái bất thường của CQĐT đối với oogn Nguyễn Ngọc Sinh nên HĐXX phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại và yêu cầu làm rõ, xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông Sinh./.

Đọc thêm

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.