Cả làng khúm núm sợ cây thị hai nhánh gần 500 tuổi

Cây thị cổ thụ chia thành hai nhánh.
Cây thị cổ thụ chia thành hai nhánh.
(PLO) - Sau câu chuyện ông trưởng thôn Trần Văn Đổi phát bệnh vì "dám ra lệnh" chặt cành cây thị cổ thụ ở đầu thôn Hòa Trung 1 (xã Hoài Xuân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), cả làng khúm núm, sợ sệt mỗi khi đi qua. Câu chuyện chấn động cả xã, lan truyền tới huyện. 
Quan sát thấy, cây thị cổ thụ thôn Hòa Trung 1 cao đến 30m và phải đến 5 người ôm thì mới bao trọn hai nhánh cây. Nhìn vào vẻ đồ sộ uy nghi của cổ thụ thì có thể thấy tuổi đời đã đến hàng trăm năm. Bề ngoài vỏ thị đen xù xì, bên trong gốc nhiều chỗ đã bị rỗng ruột sau hàng thế kỉ. Dường như chỉ còn phần vỏ nhưng cây thị khá xanh tốt, mùa hè nắng chẳng thể xuyên qua, trong khi mùa mưa lại như chiếc ô khổng lồ cho người đi đường. 
Quanh gốc cây là một mô đất cao mà cách đây vài năm người dân vun đắp cho cổ thụ. Trên thân cây là chiếc lư hương của người dân dùng thắp hương vào mỗi tối. Một vài cành cây to gần bằng thân người cạnh đường dây điện quả thật bị cắt bỏ đảm bảo an toàn.
Ông Đổi đến nay vẫn đang là trưởng thôn, nhắc đến chuyện mình bị “cây thị trách phạt”, ông bật cười rồi bộc bạch: “Chiều trước ngày tôi đi tham gia kéo điện thì có tra cán cuốc, trong lúc bất cẩn bị cán cuốc đập vào đầu, không sưng nhưng đau đớn. Hôm đó công việc đến chỗ cây thị thì gặp trở ngại, vì anh em không ai dám làm. Tôi nói là làm phục vụ cho dân chứ cắt phá gì đâu. 
Ông thợ cưa cầm máy cưa lên lẩm bẩm: “Có gì ông trưởng thôn chịu chứ tôi không biết, ổng bảo tôi cắt thì tôi cắt”. Vì vết thương ở đầu mà hai hôm sau, tôi đang ở nhà bị huyết áp cao, ngất tại chỗ. Gia đình đưa vào TP.Quy Nhơn cấp cứu. Tuy nhiên người dân lại cho rằng do tôi thất kính với cây thị nên mới bị người khuất mặt “hành” như vậy”.
Sau 5 lần chụp MRI, bác sĩ mới xác định được ông Đổi bị tụ máu não. Bác sĩ quyết định phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ. Thế nhưng sau đó ông Đổi thấy một người nằm viện cùng phòng sau khi phẫu thuật hộp sọ đã có nhiều dấu hiệu thần trí bất ổn. Quá hốt hoảng, khoảng 1h sáng ông Đổi trốn vợ bỏ đi khỏi phòng bệnh, tìm đường trốn ra ngoài. Tìm đủ mọi cách nhưng không xin ra ngoài được, mãi tới rạng sáng ông Đổi mới có thể trèo rào, trốn ra khỏi bệnh viện. Chuyện này được người dân đồn đại là do “bà” sai khiến, đêm hôm bắt ông Đổi phải mò về nhà.
Ông Đổi trưởng thôn.
 Ông Đổi trưởng thôn.
Kể về chuyện mình khỏi bệnh là do chị gái khấn cầu “bà” tha thứ, ông trưởng thôn tâm sự: “Tôi bị đau là do bất cẩn để cán cuốc đập vào đầu, làm tụ máu não, sau này tăng huyết áp. Gia đình tôi có mình tôi là con trai nên chị gái quá lo lắng nhưng lại không biết rõ sự tình nên cầu cứu đến thầy bói. Kì thực sau khi xuất viện, tôi về nhà điều trị bằng thuốc tây một thời gian. Sau đó uống thuốc nam từ trái bưởi một tháng nữa thì mới bớt. Đến nay sức khỏe tôi đã cơ bản bình phục trở lại, huyết áp đã bình thường”.
Dù bác bỏ chuyện mình bị “cây thị trừng phạt” nhưng ông Đổi cũng tin rằng cây cổ thụ khá linh thiêng. Ông Đổi phân trần: “Từ khi còn bé tôi đã nghe ông bà kể về chuyện người Tàu dùng đồng nam đồng nữ trấn yểm vàng, về sau mới có chuyện “thị ông thị bà”. Nghe thì nghe vậy chứ không biết thực hư ra sao. Bản thân tôi tin rằng cây thị này là cây thị thiêng, cây thị lành. Đến nay mấy chục người từng bị té trên cây xuống nhưng chưa có ai bị làm sao. Còn về tuổi đời cây thì chẳng thể biết được, chỉ biết cả trăm năm nay cây cứ một chừng, không thay đổi gì”.
Với tuổi đời hàng trăm năm, cây thị cổ thụ đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân Hòa Trung 1. Những câu chuyện lưu truyền còn có nhiều nét li kì chưa thể lý giải nhưng qua đó phần nào phản ánh khát vọng chinh phục, tìm hiểu thiên nhiên, lịch sử vùng đất. Khoác cho cây cổ thụ chiếc áo thần bí, dân làng muốn bảo vệ cây thị trước những tác động của bàn tay con người bởi họ xem cây đại thụ như một nhân chứng sống, một niềm tự hào của thôn làng. Nguyện vọng của bà con trong thôn là nhà nước quan tâm hỗ trợ để chăm sóc, bảo vệ cây thị. Xây dựng khung cảnh quanh cây thị để làm nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao cho bà con nhân dân, giúp tăng thêm tình làng nghĩa xóm, gắn kết dân.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.