Cá bớp lồng đảo Hòn Chuối

Ngày đẹp trời ở đảo Hòn Chuối (Cà Mau), tàu khai thác cá tấp nập cập đảo. Tàu vào đây vừa để nghỉ ngơi, tránh gió sau một đêm lênh đênh trên biển, vừa bán lại nguồn cá ba thú, cá cơm để cư dân trên đảo lo “điểm tâm” cho bầy cá bớp háo ăn.

Ngày đẹp trời ở đảo Hòn Chuối (Cà Mau), tàu khai thác cá tấp nập cập đảo. Tàu vào đây vừa để nghỉ ngơi, tránh gió sau một đêm lênh đênh trên biển, vừa bán lại nguồn cá ba thú, cá cơm để cư dân trên đảo lo “điểm tâm” cho bầy cá bớp háo ăn.

Bè nuôi cá của cư dân trên đảo nhấp nhô theo sóng biển
Bè nuôi cá của cư dân trên đảo.

Nhà nhà nuôi cá bớp

Cách cầu Hòn Chuối chưa đầy 100m, bè nuôi cá của cư dân trên đảo nhấp nhô theo sóng biển. Trên mỗi bè cá có che chòi để người chủ bè cho cá ăn và canh giữ cá. Người có nhiều bè cá bớp nhất là anh Quách Phong Vụ -người đầu tiên nuôi cá bớp tại đảo. Ngày trước, anh Vụ là thương lái nhỏ ra đảo mua cá về đất liền bán lại kiếm lời.

Thấy quanh Hòn Chuối nước sâu, trong, thuận lợi để nuôi cá bớp lồng nên anh đánh liều nuôi thử một lồng cá bớp. Vụ nuôi ấy sau Tết năm 2010, sau 6 tháng nuôi, anh Vụ thu hoạch 150 con cá bớp (trên 1,2 tấn), được hơn 120 triệu đồng, trừ chi phí còn lời trên 50 triệu. Anh cho hay: “Nuôi hiệu quả nên tôi mở rộng từ từ, đến nay có tới 8 lồng nuôi cá bớp, mỗi lồng từ 200 - 250 con. Với chừng ấy bè cá, trong năm 2012 tôi thu lời trên 500 triệu đồng”.

Cách bè nuôi cá của anh Vụ  không xa là dàn bè cá bớp của anh em nhà họ Kim - con của bà Nguyễn Thị Thơm (67 tuổi), hộ sống lâu năm ở Hòn Chuối. Con trai lớn của bà - Kim Ngọc Tính nuôi vụ cá bớp đầu tiên giữa năm 2010, sau khi thấy anh Vụ thu hoạch cá thành công. Không chút đắn đo nào, anh Tính gom hết tiền dành dụm cả đời đóng bè nuôi 200 con cá bớp. Hơn 6 tháng sau, anh thu hoạch, lời trên 50 triệu đồng.

Sau vụ thành công ấy, anh Tính dần mở rộng số bè nuôi, đến nay gia đình anh có 4 bè cá bớp, mỗi bè thả nuôi từ 150-200 con. Để có tiền mua thức ăn cho bầy cá (một ngày khoảng 1 triệu đồng), thời gian rảnh anh còn chạy ghe bán hàng rong cho các tàu thuyền vào đảo neo đậu. Nhờ kiểu làm “lấy ngắn nuôi dài ấy” mà gia đình anh đã thoát nghèo, trở thành một trong những hộ khá ở Hòn Chuối. Lợi nhuận anh chia cho mấy người em của mình (Kim Ngọc Tuấn, Kim Ngọc Dũng, Kim Ngọc) mượn để đóng bè nuôi cá bớp và cũng thành công như anh.

Anh Trần Thanh Mỹ - cán bộ thủy sản thị trấn Sông Đốc cho biết: đảo Hòn Chuối cách Sông Đốc khoảng 17 hải lý. Nơi đây có 33 hộ dân sinh sống (18 hộ đồng bào Khmer với 127 khẩu). Từ vài hộ nuôi thành công mà đến nay, phần lớn hộ dân Hòn Chuối đều đóng bè nuôi cá bớp với 30 hộ, trên 50 bè.

Cá bớp thương phẩm đang bị thương lái ép giá
Cá bớp thương phẩm đang bị thương lái ép giá.

“Cần câu” xóa nghèo

Cũng theo anh Mỹ, cá bớp nuôi được quanh năm ở Hòn Chuối, kỹ thuật nuôi đơn giản, cá ít bị bệnh, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp, cá cơm, ba thú loại nhỏ. Nguồn thức ăn ấy được tàu khai thác bán quanh năm ở Hòn Chuối. Nguồn cá bớp giống cũng dồi dào, được ghe cào đánh bắt tự nhiên ở biển rồi bán lại cho ngư dân Hòn Chuối, giá từ 70-80 ngàn đồng/con (cá bớp giống dưới 1kg).

Đề đầu tư một bè nuôi cá bớp quy mô khoảng 200-250 con, theo anh Mỹ, tốn khoảng 50 triệu tiền đóng bè, 20 triệu tiền giống, tiền thức ăn cho cá hàng ngày tùy trọng lượng cá lớn nhỏ, trung bình từ 150.000 – 250.000 đồng/bè. “Cá tăng trọng rất nhanh, chỉ sau từ 6-7 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng từ 8-10kg, giá cá thương phẩm tùy thời điểm nhưng dao động từ 90.000-120.000 đồng/kg. Với giá này, nếu lồng nuôi không bị thủng, cá ít hao hụt thì trừ chi phí, người nuôi còn lời trên dưới 50 triệu đồng/lồng/vụ” – anh Mỹ cho biết.

Nuôi cá bớp lồng phát triển mạnh ở nhiều đảo nhỏ Kiên Giang nhưng tại Cà Mau mới manh nha và thành công bước đầu tại Hòn Chuối. Đối tượng nuôi mới này không chỉ là “cần câu cơm” giúp hộ dân Hòn Chuối cải thiện cuộc sống mà còn góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế nghề nuôi trồng tại vùng biển nước sâu Cà Mau. Tuy nhiên, nuôi cá bớp lồng ở Cà Mau chỉ mới dừng lại ở tính tự phát, còn nhỏ lẻ, hộ dân chưa có nhiều vốn để mở rộng quy mô.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước - hộ có bè nuôi cá bớp ở Hòn Chuối, dân ở hòn bớt khó thời gian gần đây nhưng không phải hộ nào cũng có vốn bạc trăm triệu lúc ban đầu để đầu tư đóng bè nuôi cá, mà phần lớn phải vay mượn thêm bên ngoài, lãi suất cao. “Nơi đây đã thành lập được tổ hợp tác, tập hợp những người cùng nuôi cá bớp, hợp tác hỗ trợ về con giống, kỹ thuật. Song, để nghề này bền vững hơn, chúng tôi rất cần Nhà nước hà hơi, tiếp sức có thêm nguồn vốn với lãi suất phải chăng, tạo đầu ra ổn định”  – ông Phước đề xuất.

Nguyện vọng của ông Phước cũng là mong mỏi chung của phần lớn hộ nuôi cá bớp ở Hòn Chuối. Người nuôi cá lồng bè nơi đây còn gặp trở ngại ở đầu ra vì phải bán cho thương lái từ đất liền, luôn bị ép giá vào lúc thu hoạch đồng loạt. Hai tuần sau khi chúng tôi đi thực tế thực hiện bài viết này, ngư dân Hòn Chuối gọi điện cho hay bè nuôi cá của nhiều hộ đã thu hoạch xong vụ đầu tiên trong năm 2013 nhưng bị ép giá.

Ông Lê Văn Phương - Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản đảo Hòn Chuối, có bè nuôi cá bớp - nói như kêu cứu: “Giá cá bớp thương phẩm bị thương lái ép xuống còn 90.000 đồng nhà báo ơi!”. Phải chăng sản phẩm của nông-ngư dân ĐBSCL hoàn toàn phụ thuộc vào "đầu nậu"?.

Ngọc Long

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.