C45: Những điểm khó khi xử lý tội phạm xâm hại trẻ em

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Quan điểm của Bộ Công an phải kiên quyết xử lý nghiêm các vụ XHTDTE, nghiêm cấm việc giảng hòa, thương lượng. Từ năm 2016, C45 đã tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo đến công an 63 tỉnh/thành đường lối giải quyết như nêu trên. 

Tuy nhiên trong những vụ án dạng này, CQĐT gặp nhiều khó khăn trong thu thập bằng cứ, đánh giá chứng  cứ buộc tội. Có nhiều lý do như nạn nhân không tố giác, tố giác muộn khiến nhiều vụ việc xảy ra nhiều ngày sau thì công an mới vào cuộc nên khó thu thập chứng cứ.  

Công an đề nghị xử lý nghiêm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) nhưng gặp nhiều khó khăn khi thu thập chứng cứ; Viện kiểm sát lưu ý nên cân nhắc từng trường hợp bởi có những vụ việc đưa ra xử lý chưa hẳn tốt nhất.

Còn ngành tòa án lấy làm tiếc khi số vụ việc XHTDTE bị đưa ra xử lý quá ít, nhiều vụ việc chứng cứ chưa đảm bảo buộc tòa phải trả hồ sơ. Đó là quan điểm của các cơ quan tố tụng tại buổi họp khẩn bàn về giải pháp phòng ngừa, xử lý các vụ XHTDTE do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội chủ trì mới đây.

Xu hướng thương lượng với nghi phạm  

Buổi họp trên diễn ra vào ngày thứ Bảy (ngày 18/3 vừa qua) tại trụ sở Bộ Lao động do thứ trưởng Đào Hồng Lan chủ trì với sự tham gia đầy đủ của các cơ quan tố tụng, hội, đoàn thể sau khi liên tiếp các vụ XHTDTE bị phát giác, gây bức xúc dư luận.

Theo thống kê của Bộ Lao động, mỗi năm trung bình có hơn 1200 trẻ em bị XHTD, số vụ và số trẻ em nạn nhân diễn biến phức tạp như: Trẻ bị xâm hại xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có những em ở độ tuổi mầm non, nhiều vụ việc không được gia đình tố giác với cơ quan chức năng, nghi phạm có sự dàn xếp với nạn nhân.

Phức tạp hơn, nghi phạm đa phần là người quen, họ hàng. Thậm chí có nhiều vụ việc, nghi phạm với nạn nhân có quan hệ cha - con, anh - em, người già - trẻ em. Số liệu của Bộ Công an chỉ ra một số địa phương để xảy ra tình trạng XHTDTE nghiêm trọng trong năm 2016 như Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh…

Đại diện Bộ Lao động lí giải sở dĩ tội phạm XHTDTE diễn biến phức tạp có nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn nhiều gia đình chưa nhận thức được trách nhiệm, thiếu kiến thức trong việc bảo vệ, giáo dục con nên việc phòng chống XHTD chưa được coi trọng.

Bên cạnh đó do ảnh hưởng văn hóa truyền thống Á Đông “trọng tình hơn trọng lý” đã làm hạn chế nhận thức của nhiều gia đình và cộng đồng dân cư về bảo vệ trẻ em. Do đó khi xảy ra vụ việc XHTDTE, nạn nhân và gia đình có xu hướng chọn giải pháp hòa giải thay vì tố giác tội phạm.

Tại cuộc họp, góp ý với CQĐT, đại diện ngành tòa án chỉ ra một số bất cập, chẳng hạn phần lớn điều tra viên là nam giới. Do đó khi lấy lời khai của trẻ em bị XHTD sẽ không phù hợp lắm. Khi lấy lời khai của nạn nhân, nên có cán bộ xã hội ngồi cùng để trợ giúp.  

Ngoài ra các thiết chế vui chơi, giải trí nhằm tạo môi trường an toàn cho trẻ em ở nước ta chưa thực sự được quan tâm. Trong khi đó các loại ấn phẩm độc hại, web có nội dung xấu, phim ảnh có tính chất khiêu dâm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách trẻ em. Từ đó làm gia tăng tội phạm nói chung, tội phạm XHTDTE nói riêng.

Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng bên cạnh các nguyên nhân khách quan, còn có cả lỗi chủ quan dẫn tới tội phạm XHTDTE diễn biến phức tạp. Đó là nhận thức về vai trò, trách nhiệm với công tác phòng, chống XHTDTE của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa cao, dẫn tới tình trạng chỉ đạo từ cấp trên xuống cơ sở chưa theo kịp diễn biến thực tế.

Thứ hai, ý thức chấp hành, thực thi pháp luật của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền chưa nghiêm, nhiều vụ việc chậm xử lý, xử lý chưa nghiêm. Về phía gia đình nạn nhân, không ít phụ huynh thiếu kiến thức, kĩ năng dạy con trẻ bảo vệ bản thân. 

Đặc biệt các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ ly hôn, bố mẹ mắc tệ nạn xã hội thường không bảo vệ được trẻ em, thậm chí là thủ phạm XHTDTE. Đa số các em nạn nhân đều có tâm lý mặc cảm, tự ti, lo sợ nên không dám tố giác dễn đến tình trạng bỏ sót tội phạm, nạn nhân chậm được hỗ trợ.

Đại tá Trần Mười, Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (C45)
Đại tá Trần Mười, Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (C45)

Giải pháp nào phòng tránh?

Đại tá Trần Mười, Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (C45) cho hay: Trước diễn biến phức tạp của tội phạm XHTDTE, đơn vị đã báo cáo Tổng cục cảnh sát, lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo tăng cường phòng ngừa và đấu tranh loại tội phạm này.

Thực tế một số vụ việc ở một số địa phương còn tồn tại việc hòa giải, thương lượng giữa nghi phạm và nạn nhân bị XHTD. Tuy nhiên quan điểm của Bộ Công an phải kiên quyết xử lý nghiêm các vụ XHTDTE, nghiêm cấm việc giảng hòa, thương lượng. Từ năm 2016, C45 đã tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo đến công an 63 tỉnh/thành xử lý nghiêm các đối tượng XHTDTE.

Tuy nhiên trong những vụ án dạng này, CQĐT gặp nhiều khó khăn trong thu thập bằng cứ, đánh giá chứng  cứ buộc tội. Có nhiều lý do như nạn nhân không tố giác, tố giác muộn khiến nhiều vụ việc xảy ra nhiều ngày sau thì công an mới vào cuộc nên khó thu thập chứng cứ.  

Ngoài ra điều kiện kinh tế- xã hội ở nhiều địa phương còn khó khăn cũng là lý do khiến tội phạm XHTDTE phổ biến. Đại tá Mười  cho rằng ở nhiều nơi, nhiều vụ XHTDTE xảy ra có phần do bố mẹ nghèo khó phải đi làm ăn xa, giao con nhỏ cho ông bà chăm sóc nên các cháu dễ bị hàng xóm, người thân xâm hại.

Từ những nguyên nhân trên, đại tá Mười kiến nghị cần đẩy mạnh công tác phòng ngừa xã hội, nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý bởi tội phạm thường xảy ra phổ biến ở nơi có điều kiện khó khăn, vùng sâu vùng xa.  

Tiếp đó cần tăng cường nghiệp vụ, nhiệm vụ này thuộc về lực lượng công an. Khi vụ việc xảy ra, công an phải vào cuộc ngay, tránh trường hợp để lâu rất khó điều tra. CQĐT ở địa phương nếu thấy vướng phải báo cáo, đề xuất cấp trên ngay để có giải pháp giải quyết.

Ông Mười trình bày với đại diện VKSND Tối cao, TAND Tối cao rằng lực lượng công an rất muốn giải quyết nghiêm các vụ việc XHTDTE. Nhưng quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ gặp nhiều khó khăn. Do đó ba cơ quan tố tụng gồm công an, VKSND và tòa án cần họp lại, có thông tư liên ngành hướng dẫn cụ thể.

Trong khi đó ông Hoàng Anh Tuyên, Trưởng phòng Nghiên cứu, xây dựng pháp luật và khoa học nghiệp vụ về công tác kiểm sát hình sự Viện khoa học kiểm sát (VKSND Tối cao) cho rằng giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tội phạm XHTDTE nằm ở chế tài xử phạt.

Tuy nhiên đại diện VKS cũng lưu ý các cơ quan tố tụng phải cân nhắc từng trường hợp, bởi trẻ em tham gia vào quá trình tố tụng sẽ chịu tác động tâm lý không tốt khi phải thường nhắc đi nhắc lại những chuyện ám ảnh. Do đó chưa phải cứ đưa vụ việc ra xử lý là tốt.

Không đồng tình với quan điểm này, đại diện Vụ Pháp chế TAND Tối cao nói rằng số vụ việc XHTDTE bị đưa ra xử lý quá ít so với thực tế xảy ra. Đặc biệt nhiều vụ việc, cơ quan địa phương cho rằng không có dấu hiệu phạm tội, khó xử lý, nhưng sau khi có chỉ đạo từ Trung ương thì lại… xử lý được.

Quan điểm của ngành tòa án là phải xử lý nghiêm đối tượng phạm tội, ưu tiên bảo vệ nạn nhân bị XHTD. Lý giải về việc tòa không xét xử nhiều vụ XHTDTE, đại diện tòa án cho hay: “Tòa dựa vào chứng cứ để xét xử. Khi chứng cứ không thỏa mãn mà tòa tuyên án, nếu xảy ra sai sót phải chịu trách nhiệm. Do đó phải trả hồ sơ”.

Bà Đỗ Thị Hải Đường, Trưởng phòng bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội) chia sẻ muốn giảm tội phạm XHTDTE cần có cơ chế cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng kịp thời nắm được. Ví dụ ở Hà Nội từ năm 2009, Sở Lao động tham mưu UBND TP ban hành công văn chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương có trách nhiệm cung cấp thông tin khi có vụ việc XHTDTE xảy ra ở địa phương đó.
Sau khi tiếp nhận đơn tố giác, thông tin về vụ việc, cơ quan chức năng có 5 ngày xác minh có sự việc đó hay không? Nếu có phải xử lý thế nào? Hiện toàn thành phố có khoảng 11 ngàn cộng tác viên nên kịp thời nắm được các vụ việc xâm hại trẻ em, đề nghị CQĐT vào cuộc. Vụ việc ở quận Hoàng Mai là một ví dụ.

Đọc thêm

Nhóm đối tượng dàn cảnh đánh ghen cướp tài sản

Nhóm đối tượng: Văn Đ., Ngọc Đ., Vương, Giàu (thứ tự từ trái qua).
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang) mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Đ. (SN 2009); Nguyễn Ngọc Đ. (SN 2008); Nguyễn Quốc Vương (SN 2000) và Nguyễn Văn Giàu (SN 1990, cùng trú phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc) về tội “Cướp tài sản”.

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Hai vợ chồng lĩnh án vì "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND tỉnh Gia Lai đưa 2 vợ chồng Hà Thị Thê (SN 1990), Nguyễn Đức Hiệp (SN 1987, cùng ở thôn 2, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) ra xét xử sơ thẩm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Thê 16 năm, Hiệp 12 năm tù.

Hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản bị thất thoát không qua thủ tục kết tội

Cần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi tài sản tham nhũng không qua kết tội phù hợp với pháp luật Việt Nam. (Ảnh minh họa: TP)
(PLVN) - Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu các tuyên bố bảo lưu của Việt Nam khi ký kết, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và khả năng điều chỉnh nhằm nâng cao mức độ tuân thủ UNCAC của Việt Nam, do Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 25/4.

Giả danh cán bộ thuế để lừa đảo hàng trăm triệu đồng

Công an TP Huế cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới của những kẻ mạo danh ngành thuế.
(PLVN) - Ngày 25/4, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông tin cảnh báo đến người dân, các chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cảnh giác trước hành vi các đối tượng giả danh cơ quan Thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

Bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam bị can Đào Văn Ngọc.
(PLVN) - Ngày 25/4, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh An Giang tống đạt Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Đào Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên, tỉnh An Giang về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.

Có 3 tiền án nhưng vẫn không quên nghề 'đạo chích'

Đối tượng Lại Trung Thành cùng tang vật thu giữ trong vụ án.
(PLVN) - Tại cơ quan điều tra, Lại Trung Thành bước đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Bản thân Thành từng có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản, tổng thời gian chấp hành án phạt tù là 8 năm 6 tháng.