Bút phê của Phó thống đốc Đặng Thanh Bình được “giải mã” tại phiên tòa

Bút phê của Phó thống đốc Đặng Thanh Bình được “giải mã” tại phiên tòa
(PLO) - Lời khai của các bị cáo trong vụ án đã dần mở ra những nguyên nhân thực sự khiến Phạm Công Danh có thể thao túng Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và gây thiệt hại cho ngân hàng này.

Tăng cường thanh tra, kiểm soát nhưng vẫn để lọt sai phạm

Chiều ngày 25/6, HĐXX đã tiến hành xét hỏi các bị cáo trong vụ án. Hầu hết các bị cáo đều cho rằng, cáo trạng của VKS tối cao có phần không đúng. Ông Ngô Văn Thanh, tổ viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt tại Trustbank là người bị quy kết thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 10 nghìn tỷ đồng là người trình bày đầu tiên.

Theo bị cáo này, thực hiện nhiệm vụ Tổ giám sát, các thành viên của Tổ giám sát đã thực hiện việc giám sát trên hồ sơ, sổ sách của Trustbank. Tuy nhiên, các khoản tiền mà Phạm Công Danh có thể rút khỏi ngân hàng đều không thể hiện trong hồ sơ nên ông Ngô Văn Thanh không thể nắm bắt được.

Các bị cáo Phạm Thế Tuân, Lê Văn Thanh và Hà Tấn Phước tuy thừa nhận có thiếu sót nhưng cũng khẳng định đã thực hiện một cách đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Hàng tháng, Tổ giám sát đã gửi báo cáo về Trustbank lên Thống đốc, Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN Chi nhánh Long An. Trong một số báo cáo, Tổ giám sát cũng đã chỉ ra sai phạm của Trustbank dưới thời Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, các báo cáo này được xử lý như thế nào thì các bị cáo không nắm bắt được.

Các cựu cán bộ NHNN trong phiên tòa ngày 25/6/2018
Các cựu cán bộ NHNN trong phiên tòa ngày 25/6/2018

Liên quan đến các báo cáo của Tổ giám sát, HĐXX cũng đặt câu hỏi làm rõ vai trò và trách nhiệm của NHNN Chi nhánh Long An. Theo đó, HĐXX đã yêu cầu các bị cáo trả lời rõ về việc gửi báo cáo đến Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Long An là để “báo cáo hành chính” hay là báo cáo để giải quyết các vấn đề mà Tổ giám sát đã phát hiện.

Về vai trò của NHNN Chi nhánh Long An trong việc xử lý các báo cáo của Tổ giám sát, HĐXX cũng đặt câu hỏi đối với nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, người ký quyết định thành lập Tổ giám sát của NHNN đặt tại Trustbank. Theo ông Đặng Thanh Bình, việc thành lập Tổ giám sát là một nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng đối với 6 ngân hàng yếu kém chứ không riêng gì Trustbank nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tránh đổ vỡ của các tổ chức tín dụng yếu kém. Vai trò của Tổ giám sát là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm tại ngân hàng thương mại này.

Nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình nhấn mạnh, việc thành lập Tổ giám sát tại Trustbank là một quyết định giao quyền rất mạnh cho NHNN Chi nhánh Long An, nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của Chi nhánh và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng yếu kém.  

Theo quyết định thành lập Tổ giám sát thì đơn vị này có có chức năng như tổ kiểm soát đặc biệt đối với Trustbank và như vậy, vai trò của Tổ giám sát thực sự là rất mạnh và “chưa có tiền lệ”.

Theo nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, NHNN đã trao quyền rất lớn cho Chi nhánh Long An thông qua hoạt động của tổ giám sát vì thời điểm đó, không có Chi nhánh nào của NHNN có quyền tiếp cận một cách sâu, toàn diện đối với một ngân hàng thương mại như Chi nhánh Long An. Chi nhánh này có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của Trustbank (sau này là VNCB) khi xảy ra vi phạm; có quyền triển khai ngay công tác thanh tra đột xuất; khi phát hiện có thể đưa ra biện pháp xử lý, trong đó có việc đình chỉ hoạt động của người có hành vi vi phạm pháp luật.

Với phần trình bày này của các bị cáo tại phiên tòa đã cho thấy vấn đề, nếu NHNN Chi nhánh Long An kịp thời thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với những vi phạm mà Tổ giám sát đã phát hiện thì đã kịp thời ngăn chặn Phạm Công Danh và không có hậu quả nghiêm trọng đối với VNCB như đã xảy ra.

“Giải mã” bút phê của Phó thống đốc 

Khi được hỏi có đồng ý với cáo trạng hay không, với ông Đặng Thanh Bình khẳng định, cáo trạng truy tố ông là không đúng với thực tế. Phần trình bày của ông Đặng Thanh Bình bắt đầu từ việc lý giải có hay không chuyện Phạm Công Danh đã mua cổ phần của nhóm Phú Mỹ trước khi phương án tái cơ cấu được NHNN chấp thuận.

Theo nguyên Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, khi có thông tin về việc Phạm Công Danh mua cổ phần của nhóm Phú Mỹ, NHNN đã làm việc với Chủ tịch HĐQT của Trustbank và yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng báo cáo rõ vấn đề này. Theo báo cáo, thời điểm đó danh sách cổ đông của Trustbank không có thay đổi nên đồng nghĩa với việc nhóm Thiên Thanh chưa thực hiện mua cổ phần của nhóm cổ đông Phú Mỹ.

Vấn đề quan trọng nhất trong cáo buộc của VKS tối cao đối với ông Đặng Thanh Bình là bút phê “Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này” mà ông Đặng Thanh Bình đã phê trên Tờ trình số 1340 ngày 4/9/2012 cũng đã được HĐXX xét hỏi làm rõ. Ông Đặng Thanh Bình khẳng định tại tòa, bút phê này không đề cập đến việc kiểm tra năng lực tài chính mà chỉ đạo việc kiểm tra tiền góp vốn của nhóm nhà đầu tư mới.

Theo lý giải của ông Bình, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lo lắng về nguồn tiền mà nhóm nhà đầu tư Phạm Công Danh sử dụng để góp vốn nên trong Tờ trình 1340, cơ quan này đã đề xuất áp dụng điều kiện đối với nhóm nhà đầu tư này như điều kiện áp dụng đối với các cổ đông sáng lập ngân hàng mới. Đó là, nhà đầu tư phải cam kết không sử dụng vốn vay, vốn ủy thác để góp vốn. Ông Đặng Thanh Bình đã phê ngay bên lề tờ trình “áp dụng như trường hợp thành lập ngân hàng mới vì về bản chất và yêu cầu, mục đích quản lý không có gì khác”.

Vì để đảm bảo tiền góp vốn của nhóm nhà đầu tư (thông qua mua cổ phần) không phải là tiền đi vay, nhận ủy thác, NHNN cần đến 30 ngày để kiểm tra vốn góp nên ông Đặng Thanh Bình đã phê “việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này”. Nội dung này còn thể hiện rõ trong công văn của NHNN gửi Trustbank đính kèm tờ trình 1340. Điều này thể hiện, bút phê của ông Đặng Thanh Bình là chỉ đạo kiểm tra nguồn tiền mua cổ phần, không phải là chỉ đạo kiểm tra hay đánh giá năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư như cáo trạng đã nêu.

Để làm rõ nội dung này, HĐXX cũng yêu cầu ông Bình chứng minh đã chỉ đạo kiểm tra góp vốn khi nhóm nhà đầu tư mua cổ phần sau khi chỉ đạo như trên. Ông Đặng Thanh Bình đã nêu rõ hai lần chỉ đạo kiểm tra vốn góp là khi nhóm nhà đầu tư Phạm Công Danh mua cổ phần của nhóm Phú Mỹ và khi Trustbank tăng vốn từ 3.000 tỷ lên 7.500 tỷ đồng. Như vậy, nội dung bút phê của ông Đặng Thanh Bình đã được “giải mã” tại phiên tòa.

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thông tin./.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù
(PLVN) - Hôm qua (30/10), TAND tỉnh Bình Dương tuyên mức án với các bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022. Theo đó, Lê Anh Xuân (chủ quán) bị phạt 8 năm tù; Phạm Quốc Hùng, Vũ Trường Sơn, Phạm Thị Hồng (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an Bình Dương); Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Cty TNHH MTV Thái Bình) bị phạt từ 5 đến 7 năm 6 tháng tù cùng về tội Vi phạm quy định về PCCC.