Bước tiến quan trọng của dự án Lô B - Ô Môn

Sơ đồ chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn. (Ảnh: PVN)
Sơ đồ chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn. (Ảnh: PVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án Lô B - Ô Môn có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD, đang được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và các đơn vị liên quan đặt quyết tâm thực hiện.

Dự án được đẩy nhanh

Theo PVN, dự án điện khí Lô B - Ô Môn bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV ở hạ nguồn, quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD. Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800MW.

Theo tìm hiểu, sau gần 20 năm với nhiều lần đàm phán, chuẩn bị đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định để PVN là chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án. Cuối tháng 10/2023, PVN và các đối tác đã tiến hành ký kết các văn bản quan trọng như: Thỏa thuận khung Lô B; Biên bản thống nhất nội dung Hợp đồng bán khí Ô Môn I; trao thầu Hợp đồng EPC#1.

Theo đó, liên doanh Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và McDermott (Mỹ) đã được trao gói thầu EPCI#1 (Thiết kế, xây dựng, lắp đặt cụm giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở cho dự án phát triển mỏ Lô B), trị giá xấp xỉ 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C), công ty con của PVS cũng vừa trúng thầu gói thầu EPCI#2 dự án thượng nguồn, liên quan đến việc xây dựng một số giàn đầu giếng và hệ thống đường ống nội mỏ.

Gói thầu EPCI#2 có giá trị khoảng 400 triệu USD, bao gồm các cấu kiện chính là 4 giàn thu gom, giàn đầu giếng với tổng khối lượng gần 15.000 tấn; 3 đường ống nội mỏ 20 inch, 1 đường ống 8 inch với tổng chiều dài gần 50km.

Quyết tâm của PVN

Mới đây, ông Lê Mạnh Hùng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PVN đã có buổi làm việc với Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC), Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) và Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 về tình hình triển khai chuỗi dự án Lô B.

Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc PQPOC Bùi Vạn Thuận; Tổng Giám đốc SWPOC Trần Thanh Hải và Trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 Nguyễn Mạnh Tưởng đã báo cáo cụ thể các công việc liên quan đến chuỗi dự án ở khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn; các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị với Tập đoàn. Các công việc trong chuỗi dự án đang được PVN và các đơn vị triển khai tích cực với quyết tâm, nỗ lực cao. Hiện nay, đường găng tiến độ của chuỗi dự án đang nằm ở khâu hạ nguồn, liên quan đến thời điểm đưa nhà máy điện Ô Môn IV vào hoạt động, nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng khí, đồng thời phù hợp với tiến độ dòng khí đầu tiên đã đề ra.

Theo ông Lê Mạnh Hùng, dự án Lô B - Ô Môn là dự án rất lớn và quan trọng của quốc gia, có ảnh hưởng lớn đến động lực phát triển kinh tế của đất nước, an ninh năng lượng khu vực Tây Nam Bộ; cũng là dự án lớn và quan trọng bậc nhất của PVN. Trong năm 2023, sau rất nhiều năm, dự án đã vượt qua những khó khăn mang tính chất quyết định và đạt được những bước tiến quan trọng cùng với sự quyết tâm thúc đẩy triển khai dự án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và PVN. “Với tầm quan trọng đó, Tập đoàn xác định triển khai dự án với tinh thần, ý thức, trách nhiệm cao nhất và tập trung nguồn lực để chỉ đạo và triển khai thực hiện”, ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Người đứng đầu PVN cho rằng, cần kiên quyết giữ mục tiêu phát triển chuỗi dự án Lô B. Để thực hiện được mục tiêu này, ông Hùng cho rằng cần mô hình quản lý dự án theo kiểu mới, phân cấp tối đa, giao đúng người, đúng việc; phân công công việc, trách nhiệm rõ ràng; tăng cường cập nhật, áp dụng công nghệ và quản trị để tăng hiệu quả, tối ưu tổng mức đầu tư dự án; bảo đảm đồng bộ mục tiêu của các khâu từ thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn.

Chủ tịch PVN cũng đề nghị các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ khâu hạ nguồn đang nằm trên đường găng tiến độ, đặc biệt là dự án nhiệt điện Ô Môn IV; tập trung giải quyết các điều kiện để có được Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) dự án khí Lô B theo kế hoạch vào tháng 4/2024.

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.