“Bức tranh” thưởng Tết 2023

Tâm lý người lao động luôn mong ngóng thưởng Tết. (Ảnh minh họa)
Tâm lý người lao động luôn mong ngóng thưởng Tết. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Năm 2022 được đánh giá có nhiều biến động với doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, tiền thưởng Tết là vấn đề được nhiều người quan tâm…

Thưởng Tết được người lao động quan tâm nhất

Navigos Group - công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu - đã có những ghi nhận về thị trường lao động tại Việt Nam cuối năm 2022 cho thấy, nhu cầu tuyển dụng tính riêng trong tháng 12 sụt giảm lên đến 42%. Bên cạnh đó, nhu cầu chuyển việc và tìm kiếm một công việc mới của người lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh làn sóng cắt giảm nhân sự đang diễn ra ở hàng loạt doanh nghiệp tại các lĩnh vực và vì là thời điểm cận Tết, nhiều ứng viên cũng không còn nhu cầu chuyển việc, cố làm hết năm để nhận thưởng.

Theo khảo sát hằng năm về thực trạng thu nhập và kỳ vọng của người lao động từ Navigos Group, lương tháng thứ 13 hay thưởng Tết là phúc lợi được người lao động quan tâm nhiều nhất. Đứng sau đó là các yếu tố khác như bảo hiểm sức khỏe, y tế, thời gian làm việc linh hoạt, phụ cấp đi lại, làm việc ở nước ngoài, ứng trước lương… Theo Navigos Group, nhu cầu sử dụng dịch vụ tuyển dụng của doanh nghiệp cuối năm 2022 có xu hướng giảm mạnh. Điều này có thể giải thích bởi ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu và các khó khăn vừa xảy ra với các doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể, so với thời điểm trước dịch, nhu cầu tuyển dụng lao động trong 3 tháng cuối năm 2022 giảm trung bình 25%, riêng tháng 12 ghi nhận sự sụt giảm trung bình lên đến 42%. Những ngành liên quan đến sản xuất, dệt may, hàng hải có sự giảm nhu cầu rõ rệt trong 3 tháng cuối năm 2022 do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, bất ổn chính trị tại các khu vực trên thế giới, lãi suất vay vốn trong nước cao… Một số ngành sụt giảm liên tục trong tháng 10, 11 và càng nghiêm trọng hơn ở tháng 12 phải kể đến như: Hành chính văn phòng, marketing, bán hàng, xây dựng, dệt may, da giày... Một số ngành khác lại đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng ở tháng 12, bất kể sự tăng trưởng tốt vào 2 tháng liền kề trước đó như: Ngân hàng, hàng tiêu dùng, chứng khoán...

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nửa năm nay, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, các ngành sản xuất như gỗ, dệt may, da giày bị hụt đơn hàng nên thưởng Tết có xu hướng giảm khoảng 15 đến 20%. Còn ở phần lớn các lĩnh vực còn lại, mức thưởng Tết tương đương từ 1 - 2 tháng lương. Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng để thống nhất lương thưởng. Mức thưởng có thể có sự chênh lệch nhưng nhìn chung đây vẫn là nỗ lực đáng trân trọng của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã hoàn thành việc tổng hợp tình hình tiền lương năm 2022 và thưởng Tết năm 2023 của các doanh nghiệp trên cả nước.

Theo đó, mặt bằng thưởng Tết 2023 được cho là thấp hơn so với năm ngoái, chỉ bằng khoảng 91% của năm 2022. Mức thưởng bình quân Tết Dương lịch là 1,24 triệu đồng/người. Trong đó, khối doanh nghiệp Nhà nước có mức thưởng cao nhất là hơn 2 triệu đồng/người, khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ 870.000 đồng/người. Mức thưởng Tết Dương lịch của các doanh nghiệp miền Bắc tăng so với năm ngoái, trong khi đó, mức thưởng của các doanh nghiệp miền Trung và miền Nam giảm hơn, do các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng từ việc bị cắt giảm đơn hàng sau đại dịch. Mức thưởng Tết Dương lịch cao nhất là hơn 606 triệu đồng tại TP HCM. Một số địa bàn khác có mức thưởng cao nhất tập trung tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: tại Bắc Ninh là 257 triệu đồng, tại Ninh Thuận là 218 triệu đồng, Bến Tre là 323,12 triệu đồng...

Về Tết âm lịch, trên bình diện toàn thị trường lao động, mức thưởng Tết tăng 11%, bình quân 6,86 triệu đồng/người. Doanh nghiệp Nhà nước thưởng 6,5 triệu đồng/người (tăng 15%); doanh nghiệp tư nhân khoảng 6,6 triệu đồng (tăng 10%) và doanh nghiệp FDI dự kiến thưởng Tết 7,2 triệu đồng. Trong khi đó, mức thưởng Tết Âm lịch cao nhất là hơn 1 tỷ đồng tại Đà Nẵng. Một số địa bàn có mức thưởng cao tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: tại Hà Nội là 400 triệu đồng; tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 535,71 triệu đồng, tại TP HCM là 759,9 triệu đồng...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ngoài tiền lương, tiền thưởng dịp Tết, tùy theo điều kiện mà các doanh nghiệp còn có các hình thức khác hỗ trợ, chăm lo cho người lao động nhân dịp Tết truyền thống như: Tặng giỏ quà, tặng tiền tàu xe về quê đón Tết hoặc bố trí xe đưa người lao động về quê, bố trí hợp lý thời gian nghỉ Tết để người lao động có lịch trình thích hợp, đặc biệt đối với lao động làm việc xa quê. Theo nhận định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhìn chung mức thưởng Tết Dương lịch có xu hướng giảm hơn so với năm ngoái là bởi năm nay hai kỳ nghỉ Tết gần nhau nên các doanh nghiệp tập trung cho việc chăm lo Tết Nguyên đán hơn.

Quy định hóa việc thưởng Tết – nên không?

Lâu nay thưởng Tết đã trở thành một thông lệ ở hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng theo quy định pháp luật, tiền thưởng Tết của người lao động không phải là quy định bắt buộc. Tết là một kỳ nghỉ của người lao động, không gắn kết gì với sản xuất kinh doanh. Thế nên mới có câu chuyện cứ dịp Tết lại rộ lên câu chuyện được thưởng Tết bao nhiêu, ít nhiều gây ảnh hưởng tâm lý người lao động.

Trao đổi với truyền thông về cách hiểu cho đúng về thưởng Tết, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, căn cứ vào hiệu quả, sản xuất kinh doanh trong một năm qua, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhiều, họ sẽ chia sẻ lợi ích với người lao động thông qua mức thưởng cuối năm để giữ gìn quan hệ lao động hài hòa. Còn doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thậm chí làm ăn thua lỗ cũng không có nguồn nào để thưởng Tết...

Thực tế, nhiều người lao động vẫn hiểu lầm khoản thưởng sau một kỳ sản xuất kinh doanh là thưởng Tết, tuy nhiên, khoản thưởng này thường được chia sau một năm tài chính. Thời điểm xét thưởng trong thời gian từ sau Tết Dương lịch đến trước Tết Âm lịch nên nhiều người gọi là thưởng Tết, thực chất đây là khoản thưởng sau một năm kinh doanh. Đó không phải là tiền thưởng được sinh ra vì Tết.

Tuy nhiên, ông Phạm Minh Huân cũng cho rằng, nơi thưởng nhiều, nơi thưởng ít, thậm chí có nơi không có thưởng Tết sẽ tác động đến tâm lý người lao động. Do đó, những doanh nghiệp làm ăn gặp khó khăn cũng cần phải tìm giải pháp, tiết kiệm các khoản, không nhiều thì ít, được một tháng lương cơ bản, tháng lương đầy đủ, thậm chí nửa tháng thưởng cho người lao động để họ yên tâm để chi tiêu dịp Tết, từ đó tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp trong năm tới.

Nên đưa thưởng Tết vào thoả ước bắt buộc để người lao động được hưởng – đó là quan điểm của nhiều chuyên gia về lao động. Bởi lâu nay thưởng Tết đã trở thành một thông lệ ở hầu hết các doanh nghiệp. Do đó, việc khuyến nghị đưa thưởng Tết, lương tháng 13 vào thoả ước tập thể, thực chất là bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thưởng là vấn đề cần tính đến.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, thưởng là tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động bằng tiền, hiện vật, hoặc các hình thức khác căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Có thể hiểu, thưởng không bắt buộc. Song, luật quy định, muốn thưởng, người sử dụng lao động phải có quy chế thưởng, phải công khai, có sự tham gia của tổ chức công đoàn. Trong khi đó, thực tế lâu nay thưởng đã trở thành một văn hóa tất yếu ở hầu hết các doanh nghiệp. Do đó, khuyến nghị đưa thưởng Tết, lương tháng 13 vào thoả ước tập thể, hoặc quy định nội bộ thành mức thưởng bắt buộc, thực chất là bản cam kết thực hiện nghĩa vụ thưởng. Nhưng khác ở chỗ, người lao động sẽ biết được mức thưởng nếu mình hoàn thành công việc, thay vì hàng năm, doanh nghiệp lại phải đưa ra thoả thuận, sau đó mới công khai. Theo ông Lê Đình Quảng, việc đưa thưởng Tết vào thoả ước lao động sẽ giúp cho việc thực hiện thưởng là bắt buộc, vừa giúp lao động được hưởng đầy đủ các quyền lợi và cũng tạo sự khích lệ trong công việc.

Liên quan đến vấn đề thưởng Tết cho người lao động, GS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội – cũng đã có đề xuất các cơ quan chức năng cần có quy định về việc đưa thưởng Tết, lương tháng 13 vào quy chế nội bộ, hay thỏa ước lao động tập thể, thay vì cứ dịp Tết lại rộ lên câu chuyện công nhân được thưởng Tết bao nhiêu.

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trên cả nước, tương ứng với 4,38 triệu lao động (chiếm 16,2% tổng số lao động làm công hưởng lương trên cả nước) về mức thưởng Tết năm 2023, thì năm nay Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán khá gần nhau nên tiền thưởng Tết Dương lịch giảm, bằng 91% so với thưởng dịp Tết Dương lịch 2022 (bình quân là 1,24 triệu đồng/người); tiền thưởng Tết Nguyên đán tăng 11% so với Tết năm 2022 (bình quân là 6,86 triệu đồng/người). Ngoài mặt bằng chung, ở một số vị trí, nhất là người quản lý cấp cao tại một số doanh nghiệp vẫn có mức thưởng cao.

Tin cùng chuyên mục

Chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam

Chung tay hành động vì bình đẳng giới và sự phát triển toàn diện của phụ nữ Việt Nam

(PLVN) -Chiến dịch “Ruy băng trắng” là phong trào toàn cầu với sự tham gia tiên phong của nam giới và trẻ em trai nhằm ngăn chặn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Mô hình truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng” lần đầu tiên được Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội LHPN Việt Nam tổ chức ở Việt Nam năm 2015 trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ Úc và đã được duy trì, nhân rộng ở nhiều tổ chức và địa phương trong cả nước.

Đọc thêm

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.