Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngập lụt, ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã kí công văn yêu cầu các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Công điện nêu rõ, những ngày qua, các địa phương khu vực miền Trung liên tiếp xảy ra mưa, bão và lũ lớn kéo dài, đặc biệt tại Quảng Nam đến Quảng Ngãi; nhiều khu vực đã xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất. Theo dự báo, khu vực này tiếp tục có mưa lớn trong những ngày tới, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu trở lại và mất an toàn các hồ đập, nhất là hồ đập nhỏ, khu vực xung yếu.

Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngập lụt, Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) đề nghị Giám đốc các Sở Y tế tỉnh/thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện theo nội dung sau: 

Tiếp tục, khẩn trương triển khai thực hiện Công điện số 1690/CĐ-BYT ngày 26/10/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác y tế ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 9; theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến của thời tiết, tình hình mưa, lũ để sẵn sàng ứng phó.

Duy trì nghiêm chế độ trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trực cấp cứu, các tổ đội cơ động, sẵn sàng thu dung để cấp cứu nạn nhân do ảnh hưởng của mưa, lũ lụt gây ra và báo cáo kịp thời về Bộ Y tế theo quy định.

Tại tỉnh Quảng Nam, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam khẩn trương tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng Tìm kiếm cứu nạn của địa phương để kịp thời cấp cứu nạn nhân; có phương án để quản lý tốt tử thi; khi có nhu cầu hỗ trợ về y tế đề nghị báo cáo về Bộ Y tế;

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng cần “kích hoạt” các đội cơ động sẵn sàng đến hỗ trợ ngành y tế Quảng Nam khi có lệnh của Lãnh đạo Bộ Y tế.

Viện Pháp y Trung ương, Trung tâm Pháp y Khu vực miền Trung chủ động hỗ trợ về chuyên môn, vật tư để bảo quản, nhận dạng tử thi tại huyện Nam Trà My.

Công văn cũng yêu cầu, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát các cơ sở y tế có nguy cơ mất an toàn và có phương án di dời các cơ sở y tế ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; khẩn trương khắc phục các cơ sở y tế bị ngập (điện, nước sạch …) để sớm đưa vào khám bệnh, chữa bệnh.

Lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh duy trì và thực hiện nghiêm Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16/7/2020 ban hành “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” đảm bảo vệ sinh, nước sạch và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Cục Quản lý môi trường y tế.

Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố quán triệt, tuyên truyền tới toàn thể cán bộ nhận viên y tế và nhân dân phòng tránh tai nạn đuối nước, không chủ quan, khi vượt qua vùng ngập, lũ, cần mang theo áo phao, phao tròn và các vật dụng khác để phòng tránh đuối nước.

Các đơn vị  tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu và khả năng bảo đảm y tế của địa phương và đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ khi vượt quá khả năng của địa phương qua về Văn phòng thường trực BCH Phòng chống thiên tai Bộ Y tế; ĐT: 024.62732027; fax 024.62732027, Email: pcthbyt@gmail.com).

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.