Bộ Y tế 'tuýt còi' BV Bạch Mai vì để điều dưỡng mang thai chống dịch COVID-19

Khu vực C9 Bạch Mai, nơi nữ điều dưỡng đang mang thai cùng khoảng 20 đồng nghiệp cách ly cùng toàn bộ bệnh nhân, người nhà từ 18-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Khu vực C9 Bạch Mai, nơi nữ điều dưỡng đang mang thai cùng khoảng 20 đồng nghiệp cách ly cùng toàn bộ bệnh nhân, người nhà từ 18-3 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
(PLVN) - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê vừa có đề nghị này với Bệnh viện Bạch Mai, sau khi bệnh viện để một nữ điều dưỡng mang thai tuần thứ 38 tham gia công việc trực tiếp liên quan dịch COVID-19.

Theo đó, nữ điều dưỡng kể trên làm việc tại Khoa C4, Viện Tim mạch quốc gia vào ngày 18-3 vừa qua khi bệnh nhân 86 (điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai và đồng thời là bệnh nhân tại C4) có thông báo xác nhận dương tính với COVID-19.

Toàn bộ ca trực hôm đó cùng bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, trong đó có nữ điều dưỡng đang mang thai, đều được cách ly tại bệnh viện.

Tuy nhiên đến cuối tháng 3, thời điểm Bệnh viện Bạch Mai bị phong toả hoàn toàn, bệnh viện lại chính thức "truyền thông" về một "nữ bác sĩ mang thai tháng cuối vẫn xung phong chống dịch", một số cơ quan báo chí sau đó đã đăng tải thông tin về trường hợp này, dẫn đến nhiều dư luận trái chiều.

Đa số ý kiến phản đối bệnh viện và ngành y tế để nữ nhân viên mang thai tháng cuối vẫn tham gia làm việc, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Trong văn bản kể trên, Bộ Y tế cho rằng bài viết của bệnh viện có mục đích động viên tinh thần tham gia chống dịch, nhưng việc để nữ điều dưỡng mang thai làm việc trực tiếp liên quan tới dịch COVID-19 là không phù hợp với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay và việc bảo vệ sức khoẻ của lao động nữ đang mang thai.

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện bố trí nơi cách ly an toàn cho nữ nhân viên này, nhằm tránh mọi nguy cơ nhiễm bệnh từ người bệnh, rà soát nhân lực toàn bệnh viện để chăm sóc toàn diện người bệnh, trường hợp thiếu nhân lực đề nghị thông báo cho Bộ Y tế để giải quyết kịp thời.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.