Bộ Y tế: 'Đại dịch COVID-19 chưa kết thúc'

Bộ Y tế: 'Đại dịch COVID-19 chưa kết thúc'
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đại dịch chưa kết thúc, dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng của COVID-19 trên toàn cầu.

GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Y tế dự phòng, cho biết như trên tại cuộc gặp báo chí chiều 8/5. Ông Lân cho biết thêm từ khi COVID-19 xuất hiện, Việt Nam chỉ công bố dịch trên toàn quốc chứ không phải tình trạng khẩn cấp.

“Đại dịch chưa kết thúc, COVID-19 vẫn luôn thay đổi”, ông Lân nói, khuyến cáo người dân không được chủ quan. Ông lý giải COVID-19 đi bất cứ nơi đâu cùng với con người, vượt qua hàng rào hành chính, mang tính toàn cầu chứ không phải vấn đề của một quốc gia. Trên thế giới vẫn xuất hiện những làn sóng dịch mới, có khu vực giảm, có nơi lại tăng. Hiện Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, số ca nhiễm tăng, ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mới mỗi ngày.

Trong bối cảnh này, ông Lân cho hay Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó COVID-19 trong tình hình mới nhằm quản lý bền vững. “Kế hoạch này gồm các nội dung vừa củng cố vừa tăng cường, lồng ghép giám sát có trọng điểm bên cạnh giám sát thường xuyên”, ông Lân nói.

Đại diện Bộ Y tế không cho biết rõ đã có thể xem COVID-19 là bệnh lưu hành thông thường chưa. Biện pháp phòng chống hiện nay vẫn tiếp tục là 2K (khẩu trang, khử khuẩn) và tiêm vaccine phòng bệnh cùng thuốc điều trị, ý thức người dân. Mục đích hạn chế virus lây lan, giảm bệnh nhân nặng nhập viện, đồng thời nâng cao năng lực hệ thống y tế, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống của dịch.

Về chủ trương tiêm vaccine COVID-19, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết sẽ lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng, khuyến cáo người dân chích ngừa. “Thời gian tới không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 liên tục thường xuyên như trước đây mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng, mỗi trạm y tế sẽ có 3-4 buổi tiêm/tháng”, bà Hồng nói.

Bà Hồng khuyến cáo tiêm mũi bổ sung, nhắc lại trong thời gian tới là hết sức cần thiết và “có đủ vaccine” tập trung tiêm nhóm nguy cơ cao (người già, mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch...).

Chiều 7/5, Bộ Y tế ghi nhận thêm gần 2.000 ca nhiễm mới, 75 bệnh nhân đang thở oxy. Trung bình 7 ngày qua, mỗi ngày 1 ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tính đến nay là hơn 43.000, tỷ lệ 0,4% tổng ca nhiễm. Về điều trị, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Khám Chữa bệnh, cho biết, từ tháng 4 đến nay, tất cả ca bệnh tử vong chủ yếu ở người cao tuổi, bệnh nền, không có trường hợp người trẻ tuổi tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại bệnh viện là 0,47%, cao hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác (0,09%).

Để giảm tử vong, ông Khoa cho rằng tiếp tục cảnh giác, phát hiện sớm trường hợp bệnh, nâng cao năng lực hệ thống hồi sức, hạn chế lây nhiễm chéo, người ra vào BV phải mang khẩu trang.

Lý giải vì sao chưa thể xem COVID-19 như cúm mùa, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho rằng cúm thường vào mùa đông thì COVID-19 không theo mùa nào. COVID-19 vẫn còn là bệnh mới, thế giới mới có 4 năm làm quen căn bệnh này, trong khi các chuyên gia đã có hàng chục năm nghiên cứu về cúm mùa. Do đó, dù WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp do COVID-19, dịch vẫn không chấm dứt hay bớt nguy hiểm hơn.

“Đây chưa phải là lúc để nghỉ ngơi mà vẫn phải đề cao cảnh giác và có biện pháp ứng phó phù hợp”, bà Angela nói Việt Nam cần duy trì năng lực quốc gia đã đạt được trong thời gian qua và chuẩn bị nguồn lực, vật lực, sẵn sàng khi tình hình thay đổi. Bà ủng hộ đưa tiêm phòng vaccine COVID-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trước đó, Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, tại cuộc họp báo ở Thụy Sĩ tối 5/5. Đây là động thái quan trọng để chấm dứt đại dịch đã giết chết gần 7 triệu người, làm điêu đứng các nền kinh tế gần 3 năm qua. Các quốc gia chuyển từ chế độ khẩn cấp sang quản lý bệnh này cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

WHO tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp về Sức khỏe Cộng đồng (PHEIC) do COVID-19 vào ngày 30/1/2020, vài tuần sau khi nCoV được phát hiện tại Trung Quốc. Mục tiêu đẩy nhanh những nghiên cứu, tăng khoản viện trợ cho các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn dịch bệnh. Khi ấy, thế giới mới ghi nhận dưới 100 ca nhiễm, không trường hợp nào tử vong. Sau đó, dịch bùng phát nhanh. Các nước lần lượt tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đối với COVID-19.

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.