Bộ Y tế đã đàm phán được 60 triệu liều vắc xin Covid-19

Buổi họp trực tuyến 63 tỉnh, thành về công tác phòng, chống dịch Covid-19 sáng 19/2.
Buổi họp trực tuyến 63 tỉnh, thành về công tác phòng, chống dịch Covid-19 sáng 19/2.
(PLVN) - Phát biểu trong buổi họp trực tuyến 63 tỉnh, thành về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Cố gắng đảm bảo trong năm 2021, người dân được tiếp cận vắc xin Covid-19”.

Nguy cơ phát hiện ca mắc Covid-19 mới sau Tết luôn thường trực

Trong cuộc họp trực tuyến, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết, đến ngày 18/02/2021, trên thế giới ghi nhận trên 110 triệu trường hợp mắc và 2.442.672 trường hợp tử vong do Covid-19 tại 221 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tại Việt Nam, từ ngày 25/01/2021 đến 18h00 ngày 18/02/2021 ghi nhận 755 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh gồm: Hải Dương (575 ca); Quảng Ninh (60 ca); Hồ Chí Minh (36 ca); Hà Nội (34 ca); Gia Lai (27 ca); Bình Dương (6 ca); Bắc Ninh (5 ca); Điện Biên (3 ca); Hòa Bình (2 ca); Hưng Yên (3 ca); Bắc Giang (2 ca); Hà Giang (1 ca); Hải Phòng (1 ca).

Tính đến hiện tại, có 8 tỉnh, thành phố không ghi nhận ca mắc mới bao gồm: Hải Phòng (20 ngày), Hòa Bình (17 ngày), Hà Giang (13 ngày), Điện Biên (13 ngày), Bình Dương (12 ngày) và Hưng Yên (09 ngày), Bắc Giang (08 ngày), Bắc Ninh và Gia Lai (07 ngày).

“Trong đợt dịch từ ngày 25/01/2021 đến nay, Việt Nam ghi nhận 03 biến chủng gồm: B.1.1.7 Anh (tại Hải Dương) và A.23.1 xuất hiện tại Rwanda, châu Phi (tại Hồ Chí Minh). Trong đó biến chủng Anh B.1.1.7 được xác định có khả năng lây lan nhanh”, ông Tấn nhấn mạnh.

Đặc biệt, chỉ tính riêng trong 7 ngày nghỉ Tết vừa qua (từ ngày 10/02/2021 đến ngày 16/02/2021) đã ghi nhận 204 trường hợp mắc trong nước tại 7 tỉnh, thành phố.

Cũng theo ông Tấn, đến thời điểm này, số ca mắc tại Hải Dương (575 trường hợp) đã vượt xa so với tổng số ca mắc tại Đà Nẵng (389 trường hợp). Số ca mắc trung bình trong 20 ngày đầu tiên của Hải Dương (20 ca/ngày) cao hơn so với Đà Nẵng (15 ca/ ngày).

Nhận định về tình hình dịch trong thời gian tới, ông Tấn cho biết: “Các ổ dịch lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh cơ bản đã được kiểm soát. Các ổ dịch khác (Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai) không ghi nhận ca mắc trong vòng từ 7-20 ngày qua. Tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, có khả năng vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc trong thời gian tới.  Thời gian sau kỳ nghỉ Tết, người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc, nguy cơ phát hiện các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh”.

Liên quan đến việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương quyết liệt triển khai Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ.

“Các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, phải chuẩn bị tất cả các kịch bản, phương án ứng phó nhanh nhất, kịp thời, hiệu quả nhất để giảm thiểu được tác hại của dịch Covid-19. Đồng thời, các địa phương cần tầm soát diện rộng, phát hiện sớm các ca bệnh, làm sao đảm bảo khoanh vùng nhanh, lấy mẫu diện rộng và phong tỏa diện hẹp. Giảm tác động phát triển kinh tế những vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu trong buổi họp trực tuyến sáng 19/2.
 Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu trong buổi họp trực tuyến sáng 19/2.

Bộ Y tế đã đàm phán được 60 triệu liều vắc xin Covid-19

Liên quan đến tình hình nhập khẩu vắc xin Covid-19, tại buổi họp trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Ngày hôm qua, Bộ Y tế đã có tờ trình Bộ chính trị, quan điểm chung là phải làm thế nào để có vắc xin sử dụng cho người dân là mục tiêu ưu tiên của Bộ Chính trị để người dân tiếp cận được vắc xin”.

Theo Bộ trưởng Long, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị sản xuất vắc xin để có vắc xin về Việt Nam. Tuy nhiên, để đảm bảo lượng vắc xin trên dân số hiện tại phải có 150 triệu liều vắc xin trong năm 2021.

“Hiện tại, Bộ Y tế đã đàm phán với Covax, 30 triệu liều vắc xin Covid-19 tập trung vào 6 tháng cuối năm, đồng thời đàm phán với AstraZeneca, 30 triệu liều vắc xin Covid-19. Tổng số chúng ta đã đàm phán được 60 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021. Hiện tại, Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán với các đơn vị sản xuất vắc xin khác”, Bộ trưởng Long chia sẻ.

Ngoài ra, Bộ trưởng Long cũng cho biết, việc sử dụng vắc xin sẽ tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, ưu tiên cho những khu vực có dịch và có nguy cơ cao, để đảm bảo hiệu quả trong công tác chống dịch.

Về các thủ tục hành chính cấp phép, nhập khẩu vắc xin, Bộ trưởng Long cho hay: “Bộ Y tế đã thực hiện việc cơ chế cấp phép, nhập khẩu vắc xin - khẩn cấp, trong vòng 5 ngày Bộ Y tế phải thực hiện các quy trình về mặt hồ sơ, để cấp phép sớm, trên tinh thần giảm bỏ tối đa thủ tục hành chính”.

Đọc thêm

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.