Bộ Y tế: Chủ động dự phòng, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Diễn tập ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Diễn tập ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1342/QĐ-BYT về phê duyệt kế hoạch hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 của Bộ. Trong đó, mức kinh phí chi cho hoạt động này là 5 tỷ đồng.

Sẵn sàng ứng phó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

Bộ Y tế nêu rõ mục tiêu chung của kế hoạch triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) 2023 là nhằm chủ động dự phòng, sẵn sàng ứng phó để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, thảm họa gây ra; nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, tránh của nhân dân với thiên tai, thảm họa; tăng cường hội nhập quốc tế trong PCTT&TKCN.

Theo đó, để thực hiện được mục tiêu trên cần kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ngành Y tế các địa phương và vai trò điều phối của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế. Đồng thời tham gia có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường vận động tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước; kiểm tra, giám sát các tỉnh trọng điểm thiên tai; duy trì công tác thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định.

Trong Quyết định 1342/QĐ-BYT đưa ra 8 nội dung công việc chính trong kế hoạch triển khai công tác PCTT&TKCN. Cụ thể, về tăng cường năng lực hệ thống tổ chức Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cần phải kiện toàn Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của Bộ Y tế, của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; thành lập các tổ cơ động PCTT, TKCN và phòng chống dịch bệnh.

Thực hiện đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PCTT gồm: tổ chức huấn luyện, diễn tập cho cán bộ quân và dân y tham gia ứng phó sự cố về thiên tai, dịch bệnh; biên soạn tài liệu xây dựng đội hỗ trợ y tế khẩn cấp trình Bộ Y tế phê duyệt và tổ chức tập huấn thí điểm đội hỗ trợ y tế khẩn cấp. Để bảo đảm hậu cần PCTT&TKCN, thực hiện tổng hợp đề xuất biển xe, cờ hiệu ưu tiên “Xe hộ đê”, “Xe tìm kiếm cứu nạn” cho các xe ô tô thuộc hệ thống PCTT&TKCN thuộc Bộ Y tế; đồng thời tổ chức mua sắm bổ sung hàng hóa dự trữ phòng, chống thiên tai.

Về truyền thông, tổ chức truyền thông về công tác phòng chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong ngành Y tế tại tuyến T.Ư và các địa phương. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị định, Quyết định, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác này.

Đối với công tác trực, tổ chức tổ thường trực sẵn sàng ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ; hệ thống PCTT&TKCN thuộc Bộ Y tế, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó trong tình huống thiên tai, thảm họa. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tổ chức trực phòng chống theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN gồm: trực lãnh đạo, trực văn phòng và các tổ thường trực. Ngoài ra, thực hiện đẩy mạnh hợp tác quốc tế, vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ về đào tạo, nghiên cứu; tài trợ trong công tác PCTT&TKCN…

Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa tại các địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ; tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các địa phương về phòng chống thiên tai theo phân công của Ban Chỉ đạo Quốc gia; tham gia các đoàn kiểm tra khác khi có yêu cầu; tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định. Ban Chỉ huy và Sở Y tế phải thực hiện sơ kết và tổng kết vào quý 1 và quý 4 của năm.

Kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động PCTT&TKCN

Mức kinh phí chi cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động PCTT&TKCN của Bộ Y tế năm 2023 là 5 tỷ đồng, gồm các khoản cụ thể như sau: hoạt động tổ chức tập huấn cho đội hỗ trợ y tế khẩn cấp các tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư có kinh phí là 100 triệu đồng; tổ chức huấn luyện, diễn tập cho cán bộ quân và dân y tham gia ứng phó sự cố thiên tai, dịch bệnh có kinh phí là 350 triệu đồng.

Nội dung chi công tác phí kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị là 300 triệu đồng; chi trả tiếp nhận, vận chuyển, xuất cấp, giao nhận hàng hóa phòng, chống thiên tai thảm họa, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa 70 triệu đồng; chi bảo quản hàng hóa phòng chống thiên tai thảm họa là 800 triệu đồng. Nội dung chi đoàn ra (tham gia hội thảo, tập huấn, diễn tập tại nước ngoài) trong khuôn khổ Dự án ARCH có kinh phí là 150 triệu đồng và chi cho truyền thông là 350 triệu đồng. 2,8 tỷ đồng là mức kinh phí cho mua sắm hóa chất phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Kinh phí cho những khoản chi khác (văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, phô tô tài liệu, bảo trì phần mềm kế toán...) 80 triệu đồng.

Theo Quyết định 1342/QĐ-BYT, ngân sách thực hiện kế hoạch triển khai công tác PCTT&TKCN năm 2023 đến từ các nguồn như: ngân sách chi cho công tác PCTT&TKCN tuyến T.Ư; ngân sách chi thường xuyên của đơn vị; chi cho công tác PCTT&TKCN (ngân sách địa phương); từ nguồn viện trợ; dự trữ quốc gia; quỹ phòng chống thiên tai của các địa phương; bảo hiểm y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Thương Thương

Đọc thêm

Bé gái 3 tháng tuổi mắc lao phổi và màng não

Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine BCG (Bacillus Calmette-Guérin) cho trẻ. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi (ở Hoà Bình) nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân, được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể bao gồm: lao phổi và lao màng não.

Nguyên nhân khiến nhiều học sinh ở TP HCM đồng loạt nghỉ ốm

Bác sĩ thăm khám, điều tra dịch tễ cho trẻ lớp 4/2 trường Võ Trường Toản. Ảnh: HCDC
(PLVN) - Ngay khi nhận được thông tin nhiều học sinh tại trường Tiểu học Võ Trường Toản xin nghỉ ốm, nghi ngờ các bệnh nhi mắc cúm, các bác sĩ đã thực hiện lấy ngẫu nhiên 6 mẫu xét nghiệm, kết quả 6 mẫu đều cho kết quả dương tính với cúm A (H1N1).

Béo phì: Một vấn đề phức tạp cần sự hỗ trợ xã hội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Liên đoàn Phòng chống Béo phì Thế giới (World Obesity Federation) chọn ngày 4 tháng 3 là Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì (World Obesity Day) hàng năm. Trong khi Ngày Thế giới Phòng chống Béo phì những năm trước chú trọng đến các thông tin và những hiểu biết, chủ đề của chiến dịch năm nay là 'Thay đổi Quan điểm: Hãy Nói về Béo phì', nhằm mục đích hiệu chỉnh những quan niệm sai lầm về béo phì và thực hiện những hành động hiệu quả với sự tham gia của nhiều người.

Hơn 120 người sẩn ngứa khắp cơ thể vì côn trùng lạ

Các vết đốt gây sẩn ngứa trên chân người dân. Ảnh: CDC Hà Tĩnh
(PLVN) - 46 hộ gia đình với 126 người dân ở Hà Tĩnh có biểu hiện sẩn huyết thanh chính giữa có vết đốt, vết xước da, sẹo thâm da do cào gãi, chà xát tập trung nhiều ở vùng da hở... Cơ quan chức năng địa phương và ngành y tế đang khẩn trương xác định làm rõ nguyên nhân, xử lý sớm nguồn bệnh.

10.000 mũi vaccine cúm miễn phí vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine

10.000 mũi vaccine cúm miễn phí vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine
(PLVN) - Công bố chiến dịch “Năm hành động vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine”, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký kết hợp tác chiến lược với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trao tặng 10.000 liều vaccine cúm miễn phí đến người bệnh đang khám, điều trị tại bệnh viện cùng ưu đãi 199.000 VND/mũi vaccine cúm dành cho người thân đi cùng.

Đà Lạt tiếp nhận hơn 191 đơn vị máu từ ngày hội Giọt hồng thanh niên

Các tình nguyện viên tham gia hiến máu.
(PLVN) - 191 đơn vị máu của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, công nhân viên chức lao động nhân viên Nhà nghỉ dưỡng Minh Tâm, Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt và đoàn viên thanh niên TP Đà Lạt sẽ được đưa về để dự trữ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng góp phần cứu chữa cho bệnh nhân tại đây.

Botulinum - độc tố trong nhiều món ăn

Bệnh nhân ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam. (ảnh: Bệnh viện cung cấp)
(PLVN) -  Trong y học, độc tố botulinum được cảnh báo là một chất độc cực mạnh, chỉ với một lượng chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong ở người. Nhưng độc tố nguy hiểm này đang tiềm tàng trong một số loại thực phẩm, nhất là các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.

Cập nhật mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc nặng do ăn cá ở Quảng Nam

Bệnh nhân bị ngộ độc botulium được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy
(PLVN) - Thông tin từ ekip bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc botulinum tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, đến tối 19/3, sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc đã được cải thiện, đặc biệt là các bệnh nhân được truyền thuốc giải độc.