Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều tra tài nguyên du lịch: Hướng đến tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa

Du lịch Việt Nam còn nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa chưa được khai thác. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
Du lịch Việt Nam còn nhiều tài nguyên thiên nhiên, văn hóa chưa được khai thác. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam có nhiều lợi thế về thiên nhiên, phong cảnh, bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những tài nguyên này sẽ chỉ là “viên ngọc thô” nếu không được hỗ trợ, mài giũa đúng cách.

Nhiều tiềm năng chưa được khai phá

Nhờ sự phát triển của ngành Du lịch những năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương đã có thêm kế sinh nhai, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, xã hội, đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế nước nhà.

Như tỉnh Hà Giang xác định phát triển du lịch gắn liền với xây dựng nông thôn mới. Sau nhiều năm tích cực truyền thông về du lịch và tạo nên những sản phẩm du lịch chất lượng gắn với thiên nhiên, văn hóa bản địa, hiện tại, Hà Giang không chỉ lưu giữ được bản sắc mộc mạc, nguyên sơ mà còn tăng thu nhập cho các hộ gia đình lên đến hàng chục triệu đồng mỗi năm.

63 tỉnh, thành phố ở với Việt Nam, với khí hậu, địa hình và sự đa dạng của văn hóa vẫn đang còn rất nhiều “viên ngọc thô” đầy tiềm năng du lịch đang chờ được khai phá. TS Nguyễn Thị Phương Nga, Khoa Du lịch, Đại học Phenikaa từng nhận định du lịch ở Việt Nam đã xây dựng được một số sản phẩm du lịch đặc trưng, nhưng so với nguồn văn hóa, tài nguyên phong phú của đất nước ta thì việc phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng.

Như Đồng Tháp Mười ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều chùa chiền, tượng Phật đá với độ tuổi lên đến cả trăm năm. Ngoài ra, tỉnh còn có thảm thực vật phong phú, khu bảo tồn sinh thái với hơn 10 nghìn loài chim, cùng nhiều làng nghề truyền thống sản xuất hàng loạt những món đồ thủ công, mứt kẹo độc đáo. Đây là một nơi có tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực... nhưng các nguồn tài nguyên chưa được tận dụng, phát triển triệt để.

Một số tỉnh, thành khác dù đã có những địa điểm du lịch chủ đạo, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tài nguyên khác đang chờ được “đánh thức”. Ví dụ: Mỗi năm tỉnh Quảng Nam thu hút khách du lịch với Phố cổ Hội An, rừng dừa Bẩy Mẫu, bãi biển An Bàng, song tỉnh vẫn còn nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa khác đang bị “bỏ ngỏ” như Bãi Sậy - Sông Đầm (TP Tam Kỳ), đảo Tam Hải (Núi Thành), khu bảo tồn voọc chà vá chân xám (Tam Mỹ Tây, Núi Thành)...

Cần hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc

Dù hiện tại Việt Nam đã có những sản phẩm du lịch đặc trưng, nhưng vẫn cần tiếp tục mở rộng, phát huy hết tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa ở các tỉnh, địa phương. Một trong những giải pháp phát triển du lịch Việt Nam là sự kết nối giữa các ban, ngành trong xã hội và khai thác thế mạnh từng điểm đến. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu từng nhận định du lịch Việt Nam phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, doanh nghiệp, bộ ngành để hình thành chuỗi giá trị cung ứng hiệu quả. Đặc biệt, cần phải đầu tư các sản phẩm du lịch liên vùng, chuỗi giá trị các địa phương theo điểm đến.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước.

Theo đó, đối tượng điều tra là tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Việc tổ chức, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời điểm tiến hành điều tra bắt đầu từ năm 2024 và dự kiến thực hiện trong 05 năm.

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, để thúc đẩy du lịch Việt đi lên, cần tăng cường “những cái bắt tay”, kết nối giữa các các doanh nghiệp, công ty du lịch - lữ hành và địa phương nhằm đầu tư, khai thác, truyền thông cho những điểm du lịch mới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tiền Giang sẽ diễn ra Lễ hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng dự lễ Khai mạc “Tiền Giang – Nơi cuối nguồn Mekong”.
(PLVN) -  Hình ảnh du lịch sông nước miệt vườn Tiền Giang đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới từ những năm 80 với chương trình Mekong Tour nổi tiếng. Đến nay, Lễ hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang lần thứ 2 năm 2025 tự hào tiếp tục làm rạng danh du lịch tỉnh nhà với chủ đề “Tiền Giang – Nơi cuối nguồn Mekong”.

Quảng Ninh: Gấp rút chuẩn bị cho khai mạc Carnaval Hạ Long 2025

Gấp rút chuẩn bị cho khai mạc Carnaval Hạ Long 2025
(PLVN) -  Ngày 29/4, công tác chuẩn bị cho Carnaval Hạ Long 2025 đang được gấp rút hoàn thiện. Chương trình năm nay hứa hẹn mang đến nhiều điểm nhấn khác biệt với không gian nghệ thuật kết hợp lễ hội đường phố, sự tham gia của hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên, cùng khoảng 400 nhân lực kỹ thuật và gần 500 tấn thiết bị phục vụ chương trình.

Trào dâng ký ức hào hùng, niềm tự hào dân tộc khi trải nghiệm những 'địa chỉ đỏ'

Địa đạo Củ Chi trở thành địa danh lịch sử thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan. (Ảnh: Bảo An)
(PLVN) - Dịp lễ 30/4, nhiều du khách đã đến với những “địa chỉ đỏ”, hành trình mang dấu ấn lịch sử, tìm về chốn xưa, nơi cha ông đã đổ xương máu, làm nên chiến thắng oanh liệt, góp phần cho ngày giải phóng, độc lập dân tộc hôm nay. Họ tri ân, tưởng nhớ và được sống lại những ký ức hào hùng của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Bộ đội Việt Nam cứu hành khách ngã cầu thang trên tàu quốc tế

Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai hỗ trợ đưa hành khách đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
(PLVN) - Một du khách bất ngờ bị tai nạn do ngã cầu thang gãy chân trên tàu du lịch quốc tế Mein Schiff 6 trong hành trình du lịch từ Hồng Kông đến Việt Nam. Ngay khi nhập cảnh tại Quảng Ninh, Việt Nam du khách đã được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai (Quảng Ninh) đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền hội tụ tại Đại nội Huế

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
(PLVN) -  Ngày 26/4, tại Phủ Nội vụ (Đại nội Huế) Ban tổ chức Festival Huế tổ chức chương trình khai mạc “Triển lãm cây kiểng, hoa phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế”. Đây là một trong chuỗi sự kiện, hoạt động của năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.

Khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô

Một góc Cô Tô nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Tối 26/4, tại huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) diễn ra Lễ khai mạc Du lịch biển đảo Cô Tô năm 2025 với chủ đề: “Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời”, với nhiều dịch vụ vui chơi, khám phá biển đảo mới.

Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025

Khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025
(PLVN) -  Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Mùa du lịch năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”.

Du lịch xanh toả sáng giữa đại ngàn

Du khách chụp ảnh cùng các em nhỏ vùng cao trong trang phục thổ cẩm của người đồng bào dân tộc (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Giữa những chuyển động của du lịch hiện đại, khi khắp nơi ồn ào với các khu nghỉ dưỡng sang trọng và các gói trải nghiệm được lập trình sẵn, thì ở vùng trung du miền núi phía Bắc có những điểm đến đang âm thầm vươn mình bằng vẻ đẹp hoang sơ và bản sắc riêng biệt. Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang - ba tỉnh đang trở thành lựa chọn cho hành trình xanh, thân thiện và bền vững.

Măng Đen 'cháy' phòng dịp lễ 30/4 – 1/5

Du khách chụp ảnh lưu niệm trên con đường thông nổi tiếng dẫn vào trung tâm thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông.
(PLVN) - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ghi nhận lượng khách tăng vọt, khiến nhiều cơ sở lưu trú lâm vào tình trạng quá tải.

Chiến lược kép cho du lịch Cô Tô phát triển bền vững

Cô Tô qua công nghệ VR360 độ.
(PLVN) -  Huyện Cô Tô được tỉnh Quảng Ninh lựa chọn là địa phương thí điểm chuyển đổi số cấp huyện giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, với mục tiêu xây dựng xã hội số và phát triển kinh tế số làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nhờ ứng dụng hiệu quả các giải pháp chuyển đổi số, Cô Tô đã tạo ra nhiều đột phá, mở ra cơ hội phát triển nhanh, bền vững cho ngành du lịch địa phương.

Kết nối đường sắt – đánh thức tiềm năng du lịch xứ Trà

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”.
(PLVN) -  Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã và đang khẳng định vị thế là điểm đến du lịch hấp dẫn nhờ lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử - văn hoá phong phú và đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với văn hóa Trà.

Quảng Ninh: Không bỏ lỡ cơ hội vàng hút khách du lịch

Dự kiến năm 2025 sẽ có khoảng 60 chuyến tàu biển từ nhiều quốc gia đến Quảng Ninh. (Ảnh: quangninh.gov.vn)
(PLVN) -  Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đón 19 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng thu du lịch ước đạt 46.460 tỷ đồng. Quyết không bỏ lỡ cơ hội vàng để tiếp tục thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, năm 2025 với hàng trăm sự kiện, chương trình văn hóa, thể thao, du lịch Quảng Ninh phấn đấu cán mốc 20 triệu lượt khách.