Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Tuyên truyền là “chìa khóa vàng” đảm bảo an toàn giao thông

 Tuyên truyền sâu rộng Luật ATGT đường bộ đến đoàn viên thanh niên trong và ngoài quân đội.
Tuyên truyền sâu rộng Luật ATGT đường bộ đến đoàn viên thanh niên trong và ngoài quân đội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn, những năm qua, tuyên truyền ATGT đã thực sự trở thành “chìa khóa vàng” giúp Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về ATGT, góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc…

Hình thức phong phú, đa dạng

Nhằm tuyên truyền ATGT và tìm hiểu các quy định của pháp luật về trật tự ATGT với chủ đề năm 2022 là “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn, gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” giữa các đơn vị Quân đội và các đoàn thể địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội), sáng qua (18/11), Bộ Tư lệnh (BTL) Thủ đô Hà Nội và Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và giao lưu Chiến sỹ và thanh niên Thủ đô với ATGT”.

Nhiều năm theo dõi, đưa tin, viết bài về các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL của BTL Thủ đô Hà Nội về ATGT, có thể thấy, mỗi năm hoạt động tuyên truyền đều được đổi mới, đa dạng, phong phú, hấp dẫn và thu hút được nhiều đối tượng. Song song với hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền lưu động, sân khấu hóa, xây dựng bảng ảnh, video, phát tờ rơi, pano, apphich…, năm 2022, hai đơn vị phối hợp tổ chức hình thức tuyên truyền trực quan bằng các video tạo nên sự ám ảnh đối với người xem về các tai nạn giao thông, các con số.

Ông Đào Duy Phong, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Ủy viên Thường trực Ban ATGT TP Hà Nội đã khéo léo truyền tải đến người xem thông qua những màn hỏi - đáp có thưởng, các tai nạn nghiêm trọng, các tình huống có thể xảy ra khi tham gia giao thông, giúp người xem nhận biết được những nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ; những lỗi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông từ đó nhân cao ý thức, nhận thức và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Nhờ đó những điều luật vốn dĩ khô khan đến với cán bộ, chiến sĩ và người dân một cách dễ hiểu, dễ nhớ...

Là 1 trong 300 cán bộ, chiến sĩ trẻ tham dự buổi tuyên truyền, Trung úy Nguyễn Đình Vang, Trung đội trưởng Trung đội Kiểm soát quân sự (KSQS) 1, Đại đội KSQS1, Tiểu đoàn KSQS 103 BTL Thủ đô Hà Nội nhận thấy đây là hình thức tuyên truyền thu hút được nhiều đối tượng tham gia và mang lại hiệu quả cao. Việc kết hợp hình thức nghe, đọc tài liệu với tuyên truyền trực quan qua phóng sự truyền hình, các quy định của pháp luật về trật tự, ATGT được minh họa bằng hình ảnh sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ, trở nên gần gũi với mọi người, nhất là các hạ sỹ quan-chiến sỹ, đoàn viên thanh niên.

Trung úy Vang cho biết thêm, trong năm 2022, các quân nhân tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô an toàn, chấp hành nghiêm Luật ATGT đường bộ. Lực lượng KSQS của đơn vị không phát hiện trường hợp quân nhân nào vi phạm.

Hiệu quả hoạt động phối hợp bảo đảm trật tự, ATGT

Theo thống kê của Ban ATGT TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn đã xảy ra 687 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, đường sắt; làm chết 338 người, bị thương 475 người; So với cùng kỳ năm 2021 tăng 30 vụ (4,57%), tăng 67 người chết (24,72%), tăng 38 người bị thương (8,7%).

Tính đến ngày 11/11/2022 các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 14 vụ TNGT; làm chết 11 người, làm bị thương 4 người; So với cùng kỳ năm 2021, giảm 1 vụ, giảm 1 người chết, giảm 1 người bị thương.

Trong đó nguyên nhân xuất phát từ ý thức của người tham giao thông với các hành vi như: Không chú quan sát, đi sai phần đường, làn đường; vượt, chuyển hướng sai quy định; vi phạm tốc độ; đi vào đường cấm; vi phạm nồng độ cồn; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện;...

Đáng chú ý trong số những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có những trường hợp là quân nhân, viên chức, học sinh, sinh viên. Đây là những trường hợp làm xấu đi hình ảnh trong mắt người dân, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Lưu, Phó Tư lệnh, Trưởng ban chỉ đạo 50 BTL Thủ đô Hà Nội cho biết, từ năm 2017, BTL Thủ đô Hà Nội và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn Thủ đô đã thống nhất ký kết và ban hành Quy chế số 22 về phối hợp bảo đảm trật tự, ATGT. Sau khi ban hành Quy chế, các đơn vị đã triển khai, duy trì thực hiện tốt các nội dung phối hợp bảo đảm trật tự ATGT, chú trọng vào các nội dung: Tăng cường và nâng cao hiệu lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT.

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng phương tiện vận tải quân sự, phương tiện giao thông cá nhân. Nâng cao chất lượng phương tiện, ý thức của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát để ngăn ngừa vi phạm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông. Tích cực tham gia các hoạt động đảm bảo trật tự ATGT của địa phương nơi đóng quân, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm trật tự ATGT đô thị, phối hợp cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

Thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT: Tổ chức tọa đàm, thi tìm hiểu pháp luật về trật tự ATGT, văn hóa giao thông trong đoàn thanh niên, hội phụ nữ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT đô thị.

Qua đó đã nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ, văn hoá giao thông đối với quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động trong các cơ quan, đơn vị; làm giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí theo từng năm (số vụ, số người chết, số người bị thương), góp phần giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.