Bộ trưởng Trần Đại Quang: Kiên quyết triệt xóa các ổ nhóm buôn lậu, làm hàng giả

Bộ trưởng Trần Đại Quang, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải trao đổi với đại biểu bên lề kỳ họp sáng 13-6. ảnh Ngọc Thắng.
Bộ trưởng Trần Đại Quang, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải trao đổi với đại biểu bên lề kỳ họp sáng 13-6. ảnh Ngọc Thắng.
(PLO) - Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh hiệu quả với tội phạm buôn lậu, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất, kinh doanh, chống thất thu thuế hàng chục nghìn tỷ đồng cho Nhà nước… 
Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu tập trung xác lập các kế hoạch nghiệp vụ, chuyên án triệt xóa các tổ chức, tụ điểm buôn lậu, làm hàng giả, xứng đáng là lực lượng mũi nhọn, là “quả đấm thép” trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. 
Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 13-6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Công an đã có nhiều giải pháp quyết liệt để xử lý buôn lậu và đạt được những kết quả tích cực. Liên quan vấn đề này, trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, phòng, chống buôn lậu là một trong những công tác trọng tâm đã, đang được Bộ Công an chỉ đạo quyết liệt với những giải pháp căn cơ… 
- Thưa Bộ trưởng, báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội cũng như qua đánh giá của đại biểu Quốc hội cho thấy, công tác đấu tranh chống buôn lậu của các lực lượng chức năng, trong đó có vai trò nòng cốt của lực lượng Công an đã góp phần tích cực kiềm chế hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, từng bước ổn định thị trường, chống thất thu thuế… Xin Bộ trưởng cho biết thêm về vấn đề này?  
Bộ trưởng Trần Đại Quang: Công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, trong đó lực lượng Công an có vai trò nòng cốt. Thời gian qua, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của người dân. 
Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp với các ngành chức năng đấu tranh có hiệu quả với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, tích cực góp phần kiềm chế, làm giảm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, từng bước ổn định thị trường, chống thất thu thuế, củng cố lòng tin của nhân dân, của các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 2014, cơ quan điều tra Công an các cấp phối hợp cơ quan chức năng đã khám phá 13.884 vụ phạm tội về kinh tế, tăng 14,38% so với năm 2013, chống thất thu thuế hàng chục nghìn tỷ đồng. 
Trong 5 tháng đầu năm nay đã xử lý 48 nghìn vụ buôn lậu, thu về cho nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng. Lực lượng Công an các cấp đã khám phá nhiều vụ buôn lậu với số lượng lớn, như vụ buôn lậu xăng dầu của Công ty TNHH Hoàng Sơn tại vùng biển Thanh Hóa, khởi tố 5 bị can; vụ Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp buôn lậu xăng dầu tại vùng biển Quảng Ninh, đường bộ Lào Cai, Cao Bằng..., khởi tố 10 bị can; vụ buôn lậu than tại Quảng Ninh, thu giữ hàng trăm nghìn tấn than và nhiều tang vật, tài liệu khác liên quan đến vụ án, khởi tố 15 bị can... 
Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại để trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đối với các mặt hàng như xăng dầu, than, thuốc lá, đường, thực phẩm chức năng, hàng điện tử, điện lạnh. Thủ đoạn hoạt động loại tội phạm này rất tinh vi, xảo quyệt, xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu quy mô lớn, có tổ chức, đặc biệt tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, cả tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, một số vụ có sự thông đồng giữa các đối tượng trong và ngoài nước, có sự móc nối, tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất trong cơ quan quản lý nhà nước. Tình hình đó đòi hỏi công tác chống buôn lậu phải quyết liệt hơn với các giải pháp căn cơ, các lực lượng chống buôn lậu phải được đầu tư chuyên sâu, sắc bén. 
- Thưa Bộ trưởng, được biết Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong tình hình mới. Vậy Bộ Công an sẽ triển khai những công tác trọng tâm nào để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết nói trên của Chính phủ?
Bộ trưởng Trần Đại Quang: Nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả  trong tình hình mới, ngày 9-6-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm, các đối tượng cầm đầu, chủ mưu để triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu và vận chuyển, kinh doanh hàng hóa trái phép; xác lập các chuyên án trọng điểm, đấu tranh với các băng nhóm tội phạm buôn lậu có tổ chức như buôn lậu như thuốc lá, xăng dầu, rượu, thực phẩm chức năng, than, điện tử, điện lạnh... để bóc gỡ, điều tra, xử lý nghiêm. 
Lực lượng Cảnh sát bắt giữ một vụ buôn lậu thuốc lá lớn.
 Lực lượng Cảnh sát bắt giữ một vụ buôn lậu thuốc lá lớn.
Đồng thời, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, ngành chức năng rà soát tổng thể thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua, đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm xử lý nghiêm loại tội phạm này. Bộ Công an cũng sẽ tiếp tục củng cố lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của chỉ huy Công an các đơn vị, địa phương, đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án đã khởi tố, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật…
- Được biết, Bộ Công an vừa thành lập Cục Cảnh sát phòng, chống buôn lậu. Xin Bộ trưởng cho biết sự cần thiết cũng như việc đầu tư nhân, vật lực để phát huy vai trò của lực lượng này trên mặt trận chống buôn lậu?   
Bộ trưởng Trần Đại Quang: Thực hiện Đề án về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy Bộ Công an (đã được Bộ Chính trị phê duyệt), vừa qua, Bộ Công an đã thành lập Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu. Việc thành lập Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu là chủ trương đúng đắn, đánh dấu bước trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt của lực lượng Cảnh sát  Phòng, chống tội phạm buôn lậu nhằm tập trung nhân lực, vật lực, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm trọng điểm này, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, chống thất thu thuế… 
Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy, tổ chức cơ sở đảng, sắp xếp cán bộ phù hợp theo mô hình tổ chức mới; xây dựng, hoàn thiện quy chế làm việc, quy trình công tác; đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện và các điều kiện đảm bảo khác để sớm ổn định, đi vào hoạt động. 
Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu tập trung xác lập các kế hoạch nghiệp vụ, chuyên án triệt xóa các tổ chức, tụ điểm buôn lậu, làm hàng giả, xứng đáng là lực lượng mũi nhọn, là “quả đấm thép” trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm nói chung và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu nói riêng phải bám sát nhiệm vụ chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, khắc phục khó khăn, không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, tích cực học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. 
Mặt khác, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan, kết hợp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nhằm phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại. Kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ có hành vi tiêu cực, tiếp tay, “bảo kê” cho các đối tượng buôn lậu.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.