Bộ trưởng TN&MT kiến nghị Thủ tướng dừng dự án thủy điện Đrăng Phôk

Bộ trưởng TN&MT kiến nghị Thủ tướng dừng dự án thủy điện Đrăng Phôk
(PLO) - Việc xây đập thủy điện sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển của đàn voi, phá hủy tính đa dạng độc đáo của động thực vật bậc cao, tác động tiêu cực đến an ninh quốc phòng, thay đổi dòng chảy tự nhiên, sản lượng điện không cao… Đó là những vấn đề chính mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nói không với thủy điện Đrăng Phôk.

Mất nhiều hơn được

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng thủy điện Đrăng Phôk (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).

Công văn cho biết: Khu vực dự kiến triển khai dự án có hệ sinh thái đặc thù: Rừng cây họ dầu chiếm ưu thế, tính đa dạng sinh học độc đáo với nhiều loại động thực vật bậc cao thuộc diện quý hiếm có giá trị bảo tồn cao. Đặc biệt, đây là khu vực thường xuyên cư ngụ và là hành lang di chuyển của các đàn voi rừng. 

Việc thi công xây dựng sẽ phải chặt phá rừng, mở đường, tập trung với số lượng lớn trang thiết bị, vật tư, con người; gây tác động tiêu cực tới môi trường sống, công tác bảo tồn của các loài động thực vật cũng như không thể kiểm soát được tình trạng săn bắn thú, khai thác lâm sản trái phép.

Việc xây đập, chặn dòng trên sông Srêpôk sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt các loài có tập tính di cư. Ngoài ra, khu vực dự án nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia nên những tác động tiêu cực tới an ninh quốc phòng là không thể tránh khỏi. Việc phá vỡ cân bằng sử dụng nước với chế độ vận hành hồ chứa phục vụ phát điện sẽ tác động tiêu cực tới vùng hạ du đập, đặc biệt đối với phía Campuchia.

Đồng thời, sự thay đổi cơ bản chế độ dòng chảy của sông Srêpôk sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy bùn cát, phù sa về vùng hạ du đập và thay đổi lớn về nước dưới đất, tác động tới một số quá trình địa chất, địa chất công trình… Hơn nữa, Bộ TN&MT cũng đánh giá có những tác động do thiên tai, sự cố khi thi công và vận hành công trình như lũ quét, sạt lở và sụt lún, động đất, vỡ đập.

Về hiệu quả kinh tế của dự án, trên dòng Srêpôk hiện nay đã có 12 công trình thủy điện đang hoạt động. Do tình trạng hạn hán, sản lượng điện của các nhà máy giảm rõ rệt. Với ảnh hưởng ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu và lại nằm ở bậc thang thủy điện cuối cùng của dòng sông này, Thủy điện Đrăng Phôk sẽ gặp nhiều khó khăn về sản lượng, khó đạt công suất như thiết kế.

Do đó, Bộ TN&MT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất không tiếp tục triển khai Dự án của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Địa phương cũng không đồng ý

Dự án thủy điện Đrăng Phôk được triển khai từ năm 2007, do Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới (TECCO) TP HCM làm chủ đầu tư và hiện đang trong giai đoạn lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo hồ sơ thiết kế, Nhà máy Thủy điện Đrăng Phôk xây dựng theo kiểu đập dâng trên sông Srêpôk. Công suất nhà máy dự kiến 26MW, tổng vốn đầu tư khoảng 850 tỷ đồng. 

Khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrăng Phôk, sẽ phải chuyển mục đích sử dụng 63ha rừng tại các tiểu khu 430, 430 và 451 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Yok Đôn. Trong đó, chuyển đổi vĩnh viễn 53ha, chuyển đổi tạm thời để phục vụ thi công 10ha; chưa bao gồm nhu cầu sử dụng đất, rừng để xây dựng đường dây tải điện từ nhà máy đến trạm biến áp hòa với hệ thống điện quốc gia, theo dự tính hành lang tuyến và các trụ cột điện khoảng 27ha.

Đáng chú ý, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ TN&MT về việc đề nghị dừng triển khai dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Đrăng Phôk. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng có kiến nghị dừng dự án thủy điện này.

Bộ NN&PTNT cho rằng, rừng Tây Nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích, chất lượng, đặc biệt là khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn. Cùng với đó, tác động ngày càng gay gắt của biến đổi khí hậu làm cho diễn biến thời tiết cực đoan, tình trạng khô, hạn kiệt diễn ra khốc liệt, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, môi trường bền vững ở Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.