Bộ trưởng Tài chính: Không có chuyện “ngân sách cạn kiệt”

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền bố trí một khoản ngân sách riêng cho công tác phòng chống dịch năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền bố trí một khoản ngân sách riêng cho công tác phòng chống dịch năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: Không có chuyện ngân sách cạn kiệt, ngân sách vẫn hoàn toàn bảo đảm được các nhiệm vụ chi theo dự toán đã được Quốc hội phê duyệt. Chỉ có khoản dự phòng ngân sách năm 2021 (thường chiếm 2-4% ngân sách), thì đã sử dụng hết cho công tác phòng chống dịch, cho nên Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường tiết kiệm chi và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển khoản tiết kiệm 14.620 tỷ đồng từ nguồn chi thường xuyên để bổ sung dự phòng ngân sách, phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Vừa qua một số thông tin dư luận hiểu lầm rằng ngân sách nhà nước cạn kiệt, xin Bộ trưởng cung cấp thông tin lý giải rõ thêm về việc chuyển nguồn từ tiết kiệm chi thường xuyên sang dự phòng ngân sách nhà nước?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngân sách nhà nước không bao giờ cạn kiệt. Thu ngân sách năm 2021 được Quốc hội phê chuẩn là 1.343 nghìn tỷ đồng, đến nay đã thu đạt 77% dự toán và ngành tài chính phấn đấu đạt 100%, đồng thời vẫn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch. Tôi khẳng định ngân sách nhà nước bảo đảm đầy đủ cho các nhiệm vụ chi đã được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao.

Tuy nhiên, khoản dự phòng ngân sách đã được sử dụng hết. Theo Luật Ngân sách, khoản dự phòng chiếm từ 2-4% tổng dự toán ngân sách. Năm 2021 được giao 17.500 tỷ đồng dự phòng ngân sách. Do sử dụng cho công tác phòng chống dịch COVID-19 cho nên khoản dự phòng này đã hết. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đã thực hiện tiết kiệm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ cần thiết khác. Đến nay, đã tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên được khoảng 14.620 tỷ đồng. Do đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển khoản tiết kiệm này để bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021, cấp cho các bộ, cơ quan, địa phương phục vụ công tác phòng chống dịch hiệu quả nhất.

Năm 2022, sẽ có khoản ngân sách riêng cho phòng chống dịch

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ các giải pháp về phòng chống dịch và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như thế nào?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ các giải pháp về chuẩn bị nguồn kinh phí chống dịch. Đến nay, ngân sách đã chi 21,4 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch. Đồng thời, Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 được thành lập, đến nay đã vận động được gần 8.700 tỷ đồng.

Cùng với đó, Bộ đã tham mưu một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Tổng số tiền dự kiến được hoãn, giãn nộp thuế ước tính khoảng 115 nghìn tỷ đồng và đến nay đã thực hiện 85 nghìn tỷ đồng. Bộ cũng tham mưu áp dụng việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 hỗ trợ ngành hàng không; cùng với các cơ quan khác đã tham mưu Chính phủ ban hành gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng với người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Gần đây nhất, Bộ cũng tham mưu về dự thảo nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền phạt chậm nộp... với tổng kinh phí dự kiến khoảng 21.300 tỷ đồng. Tổng giá trị của các khoản trên là khoảng 203,5 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan khác như Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương có các chính sách hỗ trợ về cước viễn thông, tiền điện, lãi suất… với số tiền khoảng 40 nghìn tỷ đồng. Như vậy, có khoảng 250.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn do đại dịch.

Nguồn kinh phí cho phòng chống dịch năm 2022 sẽ được chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội các giải pháp tăng cường tiết kiệm chi ngân sách, bảo đảm nhiệm vụ chi cho phòng chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người dân, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng. Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền bố trí một khoản ngân sách riêng cho công tác phòng chống dịch năm 2022.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh COVID-19, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% chi phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 không tính tiền lương và các khoản thu nhập khác; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Căn cứ yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, sau khi đã rà soát, huy động, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác mà vẫn còn khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện. Bộ Tài chính chủ trì rà soát thẩm định, đề xuất cấp thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ, tạm cấp từ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương.

Đối với những vấn đề luật quy định thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Úy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến kinh phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương đề xuất Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện theo quy định tại điểm 3.2 Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.

Thu ngân sách tăng do chính sách đi vào cuộc sống

Chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần tăng thu ngân sách.
(PLVN) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm bằng 61% dự toán, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, kết quả đó có được là nhờ chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống.