Bộ trưởng Lê Thành Long: 'Đi sâu vào đời sống, mới hiểu được người dân'

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long được cử tri Kiên Giang chào đón nồng hậu bởi luôn ân cần lắng nghe ý kiến cử tri.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long được cử tri Kiên Giang chào đón nồng hậu bởi luôn ân cần lắng nghe ý kiến cử tri.
(PLO) - Những ngày đầu tháng 8 này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng Đoàn công tác của Bộ về huyện An Minh, An Biên, Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) tiếp xúc cử tri, gặp gỡ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của người dân sau khi Bộ trưởng đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV tại tỉnh Kiên Giang.

Bộ trưởng cũng dành thời gian tham dự Đại hội Hội Công chứng viên lần thứ nhất tỉnh Kiên Giang, đến thăm và làm việc với các Lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Sở Tư pháp và Cục THADS hai tỉnh Sóc Trăng và Vĩnh Long để nắm rõ về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là công tác tư pháp và THADS của địa phương.

Sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc nông dân ở một tỉnh ven biển miền Trung, hơn ai hết Bộ trưởng Lê Thành Long luôn có sự am hiểu, sẻ chia và đồng cảm sâu sắc với những khó khăn, vất vả của người nông dân.

Cũng chính vì thế mà tại lần tiếp xúc cử tri trước đây, Chương trình hành động cũng như những giải đáp, kiến nghị của Bộ trưởng đã nhận được sự đồng thuận rất lớn từ phía cử tri tại nơi Bộ trưởng tiếp xúc. Đặc biệt, trong dịp trở lại tiếp xúc cử tri lần này, Bộ trưởng rất xúc động khi tiếp tục nhận được những tình cảm trìu mến, sự chào đón nồng hậu và ủng hộ nồng nhiệt của đông đảo người dân miền ven biển.

Bình dị mà cương trực

Đó là nhận định của hầu hết các cử tri ở vùng ven tại Kiên Giang nói riêng và người dân nơi miền sông nước nói chung dành cho Bộ trưởng Lê Thành Long khi Bộ trưởng tiếp xúc cử tri để lắng nghe tiếng lòng từ cơ sở.

Nhiều cử tri chia sẻ: “Chúng tôi rất bất ngờ trước một người là Ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ được Trung ương giới thiệu ứng cử tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang trọng trách là Đại biểu Quốc hội vừa là người đứng đầu Bộ Tư pháp, thế nhưng Bộ trưởng xuất hiện trước dân với phong thái vô cùng bình dị, gần gũi, thân tình nhưng đầy cương trực, quyết đoán trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt Bộ trưởng rất am hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người nông dân. Khi tiếp xúc, Bộ trưởng luôn đặt mình vào vị trí của người dân để lắng nghe”. 

Mặc dù trong những ngày qua, thời tiết tại các tỉnh miền Tây không thuận lợi với những cơn mưa nặng hạt kéo dài, thế nhưng với những tình cảm đặc biệt dành cho cử tri Kiên Giang, Bộ trưởng Lê Thành Long luôn xuất hiện sớm thời gian dự kiến 30 phút tại các lần tiếp xúc cử tri để người dân không phải chờ đợi.

Đáp lại tấm chân tình đó, tại các điểm Bộ trưởng tiếp xúc, cử tri luôn có mặt đông đủ để trực tiếp gửi gắm ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của dân dành cho người đại biểu Quốc hội đại diện cho cử tri cả nước dược dân tín nhiệm.

Bộ trưởng Lê Thành Long: 'Đi sâu vào đời sống, mới hiểu được người dân' ảnh 1
Phong cách bình dị mà cương trực của Bộ trưởng Bộ Tư pháp khiến người dân quý mến.

Lắng nghe để thấu hiểu người dân 

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ sự quan tâm đến các vấn đề “nóng” của xã hội được dư luận, cử tri và người dân cả nước đặc biệt quan tâm thời gian gần đây như: sự cố môi trường Formosa, vụ vỡ đường ống dẫn nước sông Đà, quặng Titan, việc khai thác vàng ở Quảng Nam, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường…

Cử tri Kiên Giang cũng đặc biệt quan tâm trước những tác động và thách thức lớn của biến đổi khí hậu đe dọa môi trường sống của người dân, nhất là tình trạng hạn, mặn ngày càng gay gắt tại Kiên Giang và nhiều địa phương ở ĐBSCL vừa qua; đồng thời mong muốn Nhà nước cần sớm có định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp, đảm bảo đời sống cho bà con nông dân, xem xét vấn đề xuất chuyển đổi cơ cấu trồng lúa sang nuôi tôm ở vùng bị nhiễm mặn..., giúp người dân ổn định sinh kế bền vững. 

Ân cần lắng nghe từng ý kiến của cử tri, thay mặt Đoàn ĐBQH, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết sẽ phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền những ý kiến của cử tri quan tâm, đặc biệt là các vấn đề về tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, việc giải quyết việc làm...

Bộ trưởng khẳng định: “Với trách nhiệm của ĐBQH trước cử tri, tôi sẽ thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của cử tri và nắm bắt thông tin để kịp thời phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền. Đối với những việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành Tư pháp thì chủ động giải quyết kịp thời, đúng pháp luật”. 

Liên quan đến tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang xây dựng Đề án, quy hoạch sản xuất nông nghiệp ĐBSCL, huy động các nhà khoa học nghiên cứu quy hoạch các vùng chuyên canh, giống vật nuôi và cây trồng cây phù hợp. Bên cạnh đó, để giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu Chính phủ đã có Đề án quy hoạch sản xuất nông nghiệp để tăng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu đối với 9/13 tỉnh, thành của khu vực ĐBSCL.

Tại buổi tiếp xúc, Bộ trưởng cũng đã giải đáp và chia sẻ những vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường và thông tin đến bà con cử tri về công tác đẩy mạnh phòng chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết sẽ tham gia ý kiến với địa phương về các vấn đề pháp lý trong thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động; giảm thủ tục hành chính phức tạp và tháo gỡ khó khăn cho địa phương…

Với cương vị là người đứng đầu ngành Tư pháp, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết sẽ giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cử tri đặt ra trong các lĩnh vực quản lý của ngành.

Chia sẻ với phóng viên về hoạt động gặp gỡ tiếp xúc cử tri trong những ngày qua, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết: “Chỉ có đi sâu vào đời sống người dân, nghe dân nói, thấy dân làm mới hiểu được người dân. Tuy ở vùng xa xôi nhưng người dân rất quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Những vấn đề mà các cử tri quan tâm hầu hết đều sát với thực tế, tình hình xã hội đang diễn ra hiện nay”.

Tại lần tiếp xúc cử tri lần này, đồng hành và chia sẻ phần nào những khó khăn với những gia đình bà con cử tri có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang đơn vị số 2 đã trao 9 phần cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thế, một trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn tại huyện An Minh được tặng quà, cho biết rất cảm kích trước những tình cảm của Đoàn ĐBQH và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã dành cho người dân vùng sâu, vùng xa.

Có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công chứng

Tại Kiên Giang, Bộ trưởng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác cũng đã tham dự Đại hội Hội Công chứng viên lần thứ I của tỉnh.

Để Đại hội công chứng viên lần thứ nhất tỉnh Kiên Giang đạt được mục đích, yêu cầu đề ra và tổ chức hoạt động của Hội Công chứng viên tỉnh Kiên Giang hiệu quả, thiết thực, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung, giới thiệu, lựa chọn những công chứng viên thật sự tiêu biểu, có năng lực nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức đoàn kết vì hoạt động tập thể, có bản lĩnh chính trị và nhiệt tình, năng động trong hoạt động hội, tâm huyết với nghề công chứng để bầu vào Ban chấp hành hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu sớm ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực, hiệu quả; tăng cường phát huy trí tuệ tập thể của đội ngũ công chứng viên, đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh và sự ủng hộ của các sở, ban ngành địa phương. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Hoàn thiện thể chế công chứng, xác định rõ phạm vi của công chứng, xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này” là một chủ trương lớn của Đảng.

Đọc thêm

Tiến tới quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên môi trường số

Hình minh họa.
(PLVN) - Việc đấu giá tài sản trực tuyến, tạo cơ sở cho việc tiến tới quản lý nhà nước về đấu giá tài sản (ĐGTS) trên môi trường số được đánh giá là vừa góp phần đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công khai, thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức trong nước cũng như nước ngoài tham gia đấu giá, vừa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về ĐGTS, giúp hoạt động này phát triển ổn định, bền vững.

Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp: Giới thiệu nhân sự Khóa III

Giới thiệu nhân sự BCH Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III.
(PLVN) - Sáng 8/6, Công đoàn Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Giới thiệu nhân sự tái cử tham gia Ban Chấp hành (BCH) Công đoàn Bộ khoá III, nhiệm kỳ 2023 – 2028 do bà Khương Thị Khanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp và bà Phan Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Công đoàn đồng chủ trì.

Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh lập Tổ công tác, để chỉ đạo kịp thời từng đơn vị

Chi cục thi hành án dân sự TP Hạ Long phối hợp các lực lượng cưỡng chế thi hành án.
(PLVN) - Tập thể lãnh đạo Cục thi hành án dân sự ( THADS) tỉnh Quảng Ninh đã xác định, việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2023 là hết sức khó khăn. Do vậy, ngay từ đầu năm, Cục đã quyết liệt triển khai đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các giải pháp, để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Thi hành án dân sự Sơn La tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng

Ngành THADS Sơn La tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
(PLVN) - Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ chính trị của Ngành thi hành án dân sự (THADS), những năm qua Cục THADS tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị trực thuộc. Qua đó, góp phần phòng ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong ngành THADS.

Chính sách tự chủ đại học cần đi đúng hướng

Ngoài một số trường có mức học phí thấp như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì hiện nay học phí ĐH đang tăng rất cao - Nguồn Internet
(PLVN) -Sau 5 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, một số cơ sở giáo dục đại học trong cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện quyền tự chủ, được xã hội công nhận, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập vào giáo dục đại học trên thế giới.

Hà Nội: Nhiều hình thức phổ biến pháp luật mới, hiệu quả

Toàn cảnh buổi làm việc của Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tại Sở Tư pháp Hà Nội.
(PLVN) -Sáng 7/6, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã tổ chức Toạ đàm làm việc tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội để trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác PBGDPL và tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg năm 2022, 06 tháng đầu năm 2023.

Hà Giang: Tập trung khắc phục tình trạng án tồn đọng

Chi cục THADS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tổ chức tiêu hủy tang vật (ảnh minh họa).
(PLVN) - Từ nay đến cuối năm, Cục THADS Hà Giang sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị ra quyết định thi hành án, thụ lý thi hành án đúng thời hạn, thực hiện tốt công tác xác minh phân loại án, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, thụ lý mới, không để tình trạng án tồn đọng xảy ra.

Đổi mới hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Sáng tạo, linh hoạt trong tuyên truyền, PBGDPL cho thanh thiếu niên.
(PLVN) -Trong thời gian qua,  việc triển khai Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” trong giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Tư pháp đã thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhiều chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập cảnh

Nhiều chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập cảnh
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam vừa được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 có nhiều nội dung đáng chú ý như nâng thời hạn cấp visa điện tử từ không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, bổ sung thông tin về nơi sinh trong hộ chiếu…

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đẩy mạnh truyền thông chính sách

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 1/6, Đoàn công tác của Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (PBGDPL) đã làm việc tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 và Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tài sản đặc thù cần có trình tự, thủ tục đấu giá riêng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi (phải) chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Đây là một trong những đề xuất được nêu lên tại phiên họp lần thứ nhất của Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đấu giá tài sản diễn ra sáng 1/6 với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi.

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.