Bộ trưởng Hà Hùng Cường tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Campuchia

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng Đoàn công tác thăm và chụp ảnh với các học viên Học viện Hoàng gia đào tạo nghề tư pháp Campuchia.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng Đoàn công tác thăm và chụp ảnh với các học viên Học viện Hoàng gia đào tạo nghề tư pháp Campuchia.
(PLO) - Tiếp tục chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại Campuchia, hôm qua (1/3), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới thăm và làm việc tại Văn phòng Tổng Công tố bên cạnh Toà án Tối cao, Học viện Hoàng gia về đào tạo nghề tư pháp và Hiệp hội Luật sư Campuchia.

Tại các buổi thăm và làm việc, Tổng Công tố Chea Leang, Giám đốc Học viện Hoàng gia về đào tạo nghề tư pháp Chhorn Proloeung và Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Campuchia  Bun Hon đều bày tỏ sự vui mừng khi được tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác cấp cao của Bộ Tư pháp Việt Nam. 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng trân trọng cảm ơn các cơ quan đã dành thời gian tiếp đón và làm việc với Đoàn cán bộ Việt Nam, đồng thời bày tỏ sự đánh giá cao quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam – Campuchia trên tất cả các lĩnh vực.

Bộ trưởng cũng dành nhiều thời gian để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội cũng như tiến trình thực hiện cải cách pháp luật và tư pháp ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013; về các chương trình, đề án cải cách pháp luật và tư pháp đã được xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả tại Việt Nam, trong đó có các đề án, chương trình liên quan đến hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, về phát triển đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại... 

Thăm và làm việc tại Văn phòng Tổng Công tố bên cạnh Toà án Tối cao Campuchia, Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Tổng Công tố Chea Leang đã tập trung trao đổi thông tin về cơ cấu tổ chức cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động của mỗi cơ quan của mỗi nước.

Bộ trưởng mong muốn các cơ quan pháp luật và tư pháp Campuchia tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam, trong đó có Bộ Tư pháp. Hai bên đều hy vọng và tin tưởng trong năm 2016 sẽ có nhiều hoạt động hợp tác thiết thực giữa các cơ quan pháp luật và tư pháp của Campuchia và Việt Nam.

Tới thăm và làm việc tại Học viện Hoàng gia về đào tạo nghề tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường rất ấn tượng với việc Quốc hội Campuchia đã ban hành một đạo luật về cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của Học viện về đào tạo nghề tư pháp.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết đây sẽ là một kinh nghiệm hay cho Bộ Tư pháp Việt Nam trong công tác quản lý và phát triển Học viện Tư pháp trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, Việt Nam đang đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện 3 Đề án quan trọng mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đó là: Đề án  tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, Đề án đào tạo luật sư hội nhập quốc tế. 

Thăm và làm việc với Hiệp hội Luật sư Campuchia, Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Campuchia Bun Hon dành thời gian để chia sẻ thông tin về tổ chức và hoạt động của đội ngũ luật sư ở mỗi nước trong thời gian gần đây.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về luật sư và hoạt động luật sư ở Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho giới luật sư hành nghề.

Đến nay, Việt Nam đã có trên 8.000 luật sư thuộc 63 đoàn luật sư, đã và đang tham gia tích cực, hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ công lý, xây dựng nền tư pháp dân chủ và pháp quyền, phục vụ nhân dân.

Đối với hoạt động của luật sư nước ngoài, hiện đã có 63 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cấp giấy phép thành lập. Việt Nam cũng đã có Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” và mới thành lập Trung tâm liên kết đào tạo luật sư thương mại quốc tế.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường và Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Campuchia Bun Hon đều hy vọng rằng, trong bối cảnh hội nhập và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Campuchia, trong đó có quan hệ thương mại và đầu tư  đang ngày càng phát triển, các tổ chức hành nghề luật sư cũng như các luật sư Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào thị trường dịch vụ pháp lý Campuchia và ngược lại.

Hai bên cũng tin tưởng rằng, trong thời gian tới đây, Hiệp hội Luật sư Campuchia và Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ sớm có quan hệ hợp tác, tạo điều kiện cho giới luật sư hai nước có thêm nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.