Bổ sung lý luận, làm phong phú thêm nhiều vấn đề từ thực tiễn trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh

(HPĐT)- Ngày 14-1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 bước sang ngày làm việc thứ 3. Các đại biểu thảo luận tại hội trường, bổ sung lý luận, làm phong phú thêm nhiều vấn đề từ thực tiễn trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh.

(HPĐT)- Ngày 14- 1, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 bước sang ngày làm việc thứ 3. Các đại biểu thảo luận tại hội trường, bổ sung lý luận, làm phong phú thêm nhiều vấn đề từ thực tiễn trong phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Thay mặt Đoàn chủ tịch, các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ,  điều hành phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước điều khiển phiên thảo luận buổi sáng Ảnh: TTXVN

Đồng chí Nguyễn Minh Triết, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước điều khiển phiên thảo luận buổi sáng

Ảnh: TTXVN

      

Tập trung xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam   

 

Mở đầu phần tham luận buổi sáng, đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị 4 giải pháp nhằm xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, làm cơ sở xã hội, chỗ dựa vững chắc cho Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là kiên định lập trường GCCN, tăng cường và giữ vững bản chất GCCN của Đảng; xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về GCCN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH- HĐH; phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách đối với CNLĐ; triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân;  quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho CNLĐ, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có  ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. 

 

Theo ông Đặng NgọcTùng, hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả  ngành nghề,  thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. GCCN Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng GCCN Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, GCCN cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng  to lớn như yêu cầu cao của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh, cạnh tranh gay gắt, tình hình thế giới có những thay đổi nhanh chóng, âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đối với nước ta còn phức tạp; việc làm của công nhân, lao động không ổn định; thời gian làm việc kéo dài và cường độ làm việc cao, điều kiện làm việc ít được cải thiện, nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gia tăng. Công tác phát triển Đảng trong công nhân chưa thực sự được quan tâm, nên ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng rất thấp. Hiện nay, cả nước mới có 1,2% doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp FDI có chi bộ Đảng, với số đảng viên chỉ bằng 0,84% tổng số đảng viên của cả nước. Từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ đảng viên là công nhân trong số đảng viên mới kết nạp chưa năm nào vượt quá 10%.

 

Tạo chuyển biến cả về nhận thức và hành động trong đấu tranh Phòng, chống tham nhũng

 

Tham luận của đồng chí Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đề cập tới thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Tới nay, tuy còn nhiều ý kiến ở mức độ khác nhau về tình hình tham nhũng và kết quả công tác PCTN nhưng có thể đánh giá: công tác PCTN được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, trong phòng ngừa và xử lý hành vi tham nhũng. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng được kiềm chế. So với nhiều năm trước đây, quyết tâm và hiệu quả công tác PCTN có nhiều tiến triển. Trong gần 5 năm, khởi tố 1613 vụ án tham nhũng với 3284 bị can, 8 vụ trọng điểm được xử lý nghiêm, bảo đảm các quy định của pháp luật, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng mới được phát hiện, xử lý…

 

Tuy nhiên, với tinh thần đánh giá nghiêm túc và thẳng thắn, công tác PCTN còn nhiều hạn chế, yếu kém, giữa quyết tâm chính trị và hành động thực tiễn còn khoảng cách đáng kể; tính tiên phong gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác PCTN còn yếu, việc tự phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị hạn chế; số vụ việc được phát hiện, xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Một số vụ án, vụ việc tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật. Tình trạng sa sút phẩm chất, nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cán bộ công chức trong thi hành công vụ chậm được khắc phục, hiện tượng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “giàu nhanh”, “lên chức nhanh” … chưa được quan tâm chỉ đạo làm rõ, còn có sự yếu kém trong quản lý điều hành dẫn tới sai phạm, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước trong một số doanh nghiệp, trong đó có yếu tố vụ lợi, đã xuất hiện dấu hiệu liên kết, móc nối giữa chủ doanh nghiệp với một số người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước để tiêu cực, tham nhũng…

 

Vì vậy, ông Chiến đề nghị, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, biểu dương khen thưởng  kịp thời các tổ chức, cá nhân chống tham nhũng; bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về quản lý kinh tế xã hội, hoàn thiện cơ chế, giải pháp về PCTN, khắc phục  những sơ hở, thiếu sót  trong quản lý, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý thu, chi ngân sách, quản lý tài sản công, cổ phần hóa  doanh nghiệp nhà nước, công tác tổ chức cán bộ; thực hiện việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập qua tài khoản, thay cho hình thức về tiền mặt như hiện nay. Ông Vũ Tiến Chiến cũng đề nghị nghiên cứu quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản một số chức danh chủ chốt trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập; khẩn trương nghiên cứu áp dụng biện pháp kỹ thuật điều tra đặc biệt đối với tội tham nhũng. Cùng với việc tiếp tục thực hiện quy định Trưởng Ban chỉ đạo PCTN cấp tỉnh là Chủ tịch UBND, cần thực hiện thí điểm mô hình Trưởng Ban là Bí thư cấp ủy hoặc là Chủ tịch HĐND, từ đó rút kinh nghiệm để lựa chọn mô hình phù hợp. Ông Vũ Tiến Chiến cũng đề nghị cần nhìn thẳng vào sự thật những biểu hiện “giàu nhanh”, “ lên chức nhanh”, đề nghị BCH Trung ương khóa 11 tiến hành tổng kết NQ TƯ 3 khóa 10 ngay từ đầu nhiệm kỳ để kịp thời điều chỉnh các chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả công tác PCTN.

 

Đánh giá đúng vai trò và tạo điều kiện cho phụ nữ

 

Đại diện phụ nữ cả nước, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhận định: phụ nữ hiện chiếm hơn 50% dân số và hơn 47% lực lượng lao động xã hội. Với khát vọng được tiến bộ, bình đẳng, với sự động viên, chăm lo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của gia đình và xã hội, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế cao (83%) gần tương đương với nam giới (85%). Tỷ lệ nữ cán bộ, công chức chiếm 30%, viên chức 61%. Ngày càng có nhiều lao động nữ trong các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao, tỷ lệ tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ đạt 34%. Hơn 41% số chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh, hơn 20% số chủ doanh nghiệp là nữ, một số chị là Tổng giám đốc, Phó tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn. Trong hệ thống chính trị, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm 25%, dẫn đầu trong 8 nước ASEAN có Nghị viện. Số đại biểu nữ tham gia HĐND các cấp đều tăng. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy cấp xã, huyện tăng so với nhiệm kỳ 2005-2010. Tỷ lệ nữ được kết nạp Đảng tăng hàng năm và đến nay chiếm 30%.

 

Tuy nhiên, thực tế  phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Đó là: cơ hội việc làm rất hạn chế do ít được đào tạo. Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo là 80,9%, khu vực nông thôn gần 90%, chỉ có 3,65% lao động nữ ở vùng nông thôn có chứng chỉ nghề. Thu nhập thực tế của nữ chỉ bằng gần 80% so với thu nhập của nam giới. Cơ hội tiếp cận giáo dục, học tập của trẻ em gái, phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số còn hạn chế, chuyên viên cao cấp, nữ tham gia lãnh đạo, quản lý  thấp.

 

Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa đề nghị tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  đối với công tác phụ nữ, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, luật pháp, thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm,  ban hành chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện tốt vai trò trong xây dựng gia đình và nuôi dạy con, nhất là các chính sách phát triển nhà trẻ, mẫu giáo; các trung tâm tư vấn hôn nhân – gia đình và phòng chống tệ nạn xã hội, buôn bán phụ nữ - trẻ em và bạo lực gia đình…

 

Bổ sung lý luận, làm phong phú thêm nhiều vấn đề từ thực tiễn trong phát triển kinh  tế  xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh ảnh 2

Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều khiển phiên thảo luận buổi chiều

Ảnh: TTXVN

Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước

 

Đại diện Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương, đại biểu Võ Đức Huy đề cập tới vấn đề nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước. Ông Huy nhận định:  Doanh nghiệp Nhà nước có nhiều đóng góp to lớn tới sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sự nhìn nhận có phần phiến diện và chưa hoàn toàn chuẩn xác, chưa thỏa đáng, ngay cả trong nội dung văn kiện cũng vậy. Do đó, cần nhìn nhận vai trò của doanh nghiệp nhà nước một cách cụ thể và khách quan hơn, xác định rõ những mặt tích cực, hạn chế, tiêu cực, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, đóng góp nhiều hơn cho đất nước, dân tộc.

 

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong Đảng

 

Đây là chủ đề được đại biểu Trịnh Long Biên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày. Theo ông Trịnh Long Biên, tổ chức Đảng, đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, không kiểm tra, giám sát là không lãnh đạo. Nhiệm kỳ qua, có tới 34 văn bản gồm các nghị quyết, chỉ thị, quy định,  quy chế…,  hình thành quy định đồng bộ về công tác kiểm tra, giám sát. Đây là một cơ sở rất quan trọng trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

 

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ một số hạn chế như nhận thức của một số cấp ủy Đảng và đảng viên chưa đầy đủ, chưa thực hiện một số nhiệm vụ như quy chế chất vấn trong Đảng;  số đảng viên bị thi hành kỷ luật chưa giảm, việc kiểm tra ở một số nơi chưa đầy đủ, chưa ngang tầm nhiệm vụ, còn có biểu hiện mất dân chủ, dân chủ hình thức, tham nhũng lãng phí diễn biến phức tạp, tính gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên giảm sút… Một trong những nguyên  nhân là do chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát,  trong đó có trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra các cấp.

 

Vì vậy, trong thời gian tới, cần nhận thức rõ ràng hơn về công tác kiểm tra, giám sát, không có vùng cấm trong công tác này.  Hằng năm, cấp ủy cấp trên cần có chương trình kiểm tra giám sát để cấp ủy cấp dưới thực hiện. Để bảo vệ, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, coi đó là giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Cần nắm rõ mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn tới chuyên quyền, sai phạm; tạo sự chuyển biến sâu rộng  trong các cấp ủy Đảng.  Cần đổi mới phương thức  lãnh đạo của Đảng đối với công tác này, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra.

 

Đại biểu Trịnh Long Biên cho biết, nhiệm kỳ Đại hội 10, trong tổng số đảng viên bị kỷ luật ở 3 cấp: số bị kỷ luật ở cấp Trung ương do Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý chiếm 52,3%; ở cấp tỉnh do ủy ban kiểm tra xử lý chiếm 68,1%; ở cấp huyện, do ủy ban kiểm tra xử lý chiếm 64,3%. Như vậy, việc quy định thẩm quyền thi hành kỷ luật của ủy ban kiểm tra từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên như Điều lệ Đảng hiện hành và nhiều khóa trước về nguyên tắc không trái với quy định cấp ủy cấp nào quản lý, đề bạt, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cán bộ mới có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ do cấp ủy quản lý''. Nếu không phân cấp cho ủy ban kiểm tra xử lý kỷ luật, thì cấp ủy sẽ gặp khó khăn, vì tất cả cán bộ, đảng viên do cấp ủy quản lý đều phải báo cáo cấp ủy xem xét, xử lý kỷ luật, dẫn đến không bảo đảm tính kịp thời trong công tác kiểm tra. Mặt khác, việc giao quyền xử lý kỷ luật đảng viên cho ủy ban kiểm tra để cấp ủy dành thời gian lo các công việc lớn của Đảng. Vì vậy, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Đại hội giữ nguyên thẩm quyền thi hành kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra các cấp như quy định của Điều lệ Đảng hiện hành, không nên sửa đổi để bảo đảm sự thống nhất thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 10) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020.

 

Đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

 

Đại biểu Vũ Văn Phúc, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt nhiều hiệu quả thiết thực nhưng hạn chế không ít. Cụ thể, chỉ đạo còn bất cập, chuyển biến nhận thức chưa sâu sắc, việc làm theo chưa trở thành tự giác, gắn kết với công tác xây dựng Đảng chưa chặt chẽ. Do nhận thức và quyết tâm chưa cao, có biểu hiện giản đơn, nóng vội, do dự, thiếu quyết tâm, sự vào cuộc chưa quyết liệt, chưa chặt chẽ chưa có tấm gương thật thuyết phục.

 

Từ đó, đại biểu Vũ Văn Phúc đề xuất, tiếp tục khẳng định chủ trương thực hiện cuộc vận động là hoàn toàn đúng đắn, và cần gắn chặt đạo đức với tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị. Cần  đầu tư suy nghĩ để phát triển nội dung phù hợp với yêu cầu mới, khắc phục tư tưởng nóng vội, giản đơn, cần thống nhất, kiên trì, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng; tìm ra phương thức hoạt động mới để thực hiện bằng được mục tiêu này, phấn đấu để cuộc vận động trở thành tự giác,  kết hợp với thực hiện nghiêm các quy định của Đảng,  pháp luật của Nhà nước, kết hợp giữa xây và chống,  giữa công tác tư tưởng với công tác cán bộ, tạo ra chuyển biến mới, hiệu quả cao...

 

Trong phiên làm việc ngày 14- 1, Đại hội nghe các báo cáo tham luận về nhiều lĩnh vực của đại biểu Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an; Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội Khoa học xã hội Việt Nam; Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Nguyễn Đức Kiên, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch; Phạm Bình Minh,  Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;  Hà Ngọc Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng; Trần Du Lịch  thành phố Hồ Chí Minh.

 

Đại hội nghe đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Uỷ viên Đoàn Thư ký Đại hội đọc thông báo danh sách 9 điện mừng của các chính đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế  gửi tới Đại hội trong ngày 13-1.

 

Theo chương trình, ngày 15-1, Đại hội làm việc về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá 11.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.