Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi tới kỳ họp thứ 7

Ngày 06/9/2010, Bộ Quốc phòng đã có công văn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII.

Kiến nghị 1: "Đề nghị xem xét có quy định bổ sung về chế độ chính sách khen thưởng đối với những người tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Căm Pu Chia".

Trả lời (Công văn số 5231/BQP-VP):

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới và hải đảo, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang tại Căm Pu Chia và Lào, cán bộ, chiến sỹ, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt nam đã lập được thành tích xuất sắc, sau các đợt chiến đấu, các chiến dịch đã được khen thưởng kịp thời. Để làm tròn nhiệm vụ quốc tế vẻ vang giúp cách mạng Căm Pu Chia, cách mạng Lào và đánh giá công lao thành tích của cán bộ, chiến sỹ trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại tuyến 1 biến giới, hải đảo của Tổ quốc, ngày 01/7/1982 Bộ Quốc phòng ký ban hành Quyết định số 998/QĐ-QP về việc xét, tặng thưởng Huân chương Chiến công cho quân nhân và công nhân viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc và Hải đảo của Tổ quốc. Thực hiện các văn bản nêu trên, đã có hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ, chiến sỹ vẫn chưa được xét, đề nghị khen thưởng.
    Thực hiện Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành việc giải quyết tồn đọng công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và quy định đến 31/12/2004 phải giải quyết xong. Qua khảo sát nắm thực trạng tình hình khen thưởng tồn đọng của các đơn vị hiện nay còn khoảng trên 68.556 trường hợp chưa được xét và đề nghị khen thưởng, trong đó có các đối tượng nêu trên. Thể theo nguyện vọng của các địa phương, đơn vị, Bộ Quốc phòng cũng đã và đang đề nghị Chính phủ tiếp tục cho giải quyết các loại hình thành tích khen thưởng trong các cuộc kháng chiến, trong đó có xin được tiếp tục xét, đề nghị khen thưởng theo Quyết định số 998/QĐ-QP ngày 01/7/1982 và Quyết định số 844/QĐ-QP ngày 09/6/1984 của Bộ Quốc phòng.
 Kiến nghị 2: “Đề nghị Chính phủ có chính sách phù hợp để phát triển kinh tế quốc phòng tại các vùng biên giới của tổ quốc nhằm giữ dân, giữ biên giới, đảm bảo đời sống cho các đơn vị bộ đội quốc phòng đóng quân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa”.

Trả lời (Công văn số 5233/BQP-VP).

A. Về chủ trương, chính sách:
Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án quy hoạch tổng thể tại các khu kinh tế quốc phòng (KTQP) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 và số 43/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2000.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã triển khai 22 dự án đầu tư khu KTQP, đứng chân ở đại bàn vùng sâu, vùng địa bàn chiến lược dọc tuyến biên giới đất liền, phối hợp với chính quyền địa phương phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, cơ cấu lại dân cư, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân với tổng vốn đầu tư 3.839 tỷ đồng.
Từ năm 2000-2010, Nhà nước đã bố trí từ nguồn vốn cấp cho Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và hiện nay cấp vốn theo chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu được phê duyệt tại Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số là 1.585 tỷ đồng, đạt 39% chỉ tiêu kế hoạch, mỗi năm chỉ tiêu tổng thể đạt 58 tỷ đồng, bình quân là 7 tỷ đồng cho 1 dự án.
Để triển khai nhiệm vụ xây dựng khu KTQP trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển các khu KTQP giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2025 tại Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 09/8/2010. Theo đó Quân đội sẽ tiếp tục triển khai xây dựng 32 khu KTQP dọc tuyến biên giới đất liền và biển, đảo.
Để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng các khu KTQP, Bộ Quốc phòng đã xây dựng và trình thủ tướng ban hành Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 về xây dựng các khu KTQP. Nay đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách tài chính cho xây dựng khu KTQP.
Để tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đơn vị tại địa bàn khu KTQP, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng và ban hành Thông tư 97/2005/TT-BTC ngày 9/11/2005 về cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các khu KTQP, sau này được sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 126/2009/TT-BTC ngày 18/6/2009.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng các điểm dân cư nhằm bố trí, sắp xếp lại dân cư, phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn biên giới do Bộ đội biên phòng thực hiện.

B. Một số khó khăn, hạn chế khi thực hiện ở các khu KTQP
- Nguồn vốn đầu tư hàng năm cho các khu KTQP thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KTXH trên các địa bàn xung yếu còn thấp, chỉ đạt từ 30-40 nhu cầu. Hiện tại nguồn vốn đầu tư hàng năm được phân bổ từ chỉ tiêu kế hoạch vốn của Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 193/2006/QĐ-TTg nên khó có thể tăng thêm để triển khai đúng tiến độ.
- Chưa có chế độ chính sách đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ đang công tác tại các đội sản xuất và các Đoàn KTQP trong điều kiện công tác khó khăn và còn nhiều thiếu thốn. Phụ cấp đặc biệt chỉ được áp dụng cho cán bộ Đoàn KTQP có vị trí đóng quân trên địa bàn cùng xã có Đồn Biên phòng, nếu thuộc địa bàn xã biên giới nhưng không có Đồn Biên phòng thì chưa được áp dụng.
- Công tác đưa dân ra biên giới khi hạ tầng không được đầu tư đảm bảo ở mức tối thiểu, rất khó khăn trong việc đảm bảo ổn định lâu dài; việc khai thác sử dụng đất, quản lý khai thác bảo vệ rừng trên biên giới còn nhiều bất cập và khó khăn, trình độ dân trí thấp và kinh tế hộ gia đình luôn bị tụt hậu xa hơn so với các vùng kinh tế khác.
- Vấn đề giao đất sản xuất và đất ở cho đồng bào trong vùng dự án rất khó khăn vì quỹ đất ngay càng bị thu hẹp, việc giao khoán vườn cây cho các hộ dân khu vực Tây Nguyên đã được triển khai tại các Đoàn KTQP nhưng còn chậm và nhiều bất cập. Một khi tình trạng di dân tự do chưa được chấm dứt thì tình trạng thiếu đất ở, đất canh tác vẫn cứ tiếp tục xảy ra.
- Sự phối hợp với chính quyền địa phương, với các cấp, các ngành để đưa văn hoá, y tế về thôn bản, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chưa được tổ chức thường xuyên, chưa được nhân rộng, một phần do kinh phí hỗ trợ cho các Đoàn KTQP theo Thông tư 07 còn ít, một phần do sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa được quan tâm.
- Các Đoàn KTQP vẫ còn lúng túng trong công tác triển khai về việc xoá đói giảm nghèo, làm dịch vụ 2 đầu cho nhân dân. Một số mô hình sản xuất, chế biến  nông sản đã được hình thành nhưng phạm vi ảnh hưởng, tác động tích cực đến đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưỏng còn hạn chế. Công tác tổ chức khuyến nông, khuyến lâm có nơi còn mang tính hình thức, chưa có tác dụng tốt để có thể làm chuyển biến, thay đổi phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc, vật tư phân bón thiếu, giống mới không được cung cấp và áp dụng phổ biến kịp thời.
Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ nghiên cứu cơ chế đảm bảo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu KTQP kể các khu KTQP trên biển nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.