Bộ Nội vụ thông tin về đợt tinh giản biên chế mới

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - “Tinh giản biên chế từ trước đến giờ chỉ đơn thuần giải quyết chế độ chính sách là chủ yếu. Đợt tinh giản biên chế lần này thực hiện đồng bộ các giải pháp, kể cả tổ chức bộ máy, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tuyển dụng, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng…”.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn tại hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và phổ biến kế hoạch của Chính phủ về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức diễn ra hôm qua (12/1) tại Hà Nội.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, trong tinh giản biên chế lần này, trách nhiệm của người đứng đầu được phát huy cao nhất. Bởi vì các kế hoạch, đề án về tinh giản biên chế sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trở thành chỉ tiêu mang tính pháp lý gắn liền với đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.
“Việc triển khai Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế thể hiện chủ trương, quyết tâm của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả các cơ quan, tổ chức và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. 
Thuận lợi nhất của Nghị quyết 39 là chỉ ra việc tinh giản biên chế thuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và giám sát của các cơ quan dân cử, của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, đặc biệt là có sự giám sát của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện”- Thứ trưởng Trần Anh Tuấn khẳng định.
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố sau khi nêu thực trạng của việc tinh giản biên chế cũng đã phản ánh một số vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc này, như việc dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác; đặc biệt đối với ngành giáo dục và y tế, công việc này gặp không ít khó khăn. 
Theo lý giải, hiện nay phân bố giáo viên của nước ta vừa thừa lại vừa thiếu. Nhiều địa phương thiếu rất nhiều giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học, nhưng ở các trường phổ thông lại dư thừa giáo viên quá nhiều. Chính điều này đã gây lúng túng cho một số địa phương khi thực hiện tinh giản biên chế. 
“Nghị quyết 39 quy định ít nhất tinh giản 10% biên chế. Tuy nhiên, hiện nay biên chế trong khối sự nghiệp, giáo dục lại thực hiện theo tỷ lệ giáo viên/lớp. Nếu giảm như vậy sẽ không đủ số giáo viên đứng lớp và rất khó cho cấp dưới thực hiện giảm theo 10% biên chế”- ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phản ánh. 
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng bởi nếu làm không cẩn trọng, không khách quan và công tâm thì việc tinh giản biên chế sẽ dễ dẫn đến việc gây mất đoàn kết nội bộ, đơn thư khiếu nại…
Trước những vướng mắc này, một số ý kiến đề nghị Bộ Nội vụ sớm phê duyệt Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện tinh giản biên chế theo quy định. Bên cạnh đó, Trung ương nên tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện tinh giản biên chế bằng cách sáp nhập và giảm đầu mối.
“Nếu không sáp nhập và giảm đầu mối thì việc giảm biên chế rất khó khăn. HiThện nay nhiều sở, ngành ở địa phương có nhiều đơn vị sự nghiệp như ngành y tế, giáo dục, nông nghiệp…Nhưng khi chúng tôi rà soát để sáp nhập hoặc giảm bớt đầu mối thì chưa nhận được sự ủng hộ, nhất trí của bộ, ngành trung ương” - bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn phân trần. 
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, trong ngành tư pháp, việc tinh giản biên chế là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành. “Vì vậy, trong nhiều năm nay chúng tôi đã thực hiện trước khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị và Kế hoạch của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ cơ bản là lĩnh vực công chứng chúng tôi chuyển từ phòng công chứng của Nhà nước sang văn phòng công chứng tư (hiện chuyển được 30%, thời gian tới sẽ xã hội hóa việc này). 
Các trung tâm bán đấu giá tài sản cũng sẽ chuyển sang tư nhân. Số lượng trung tâm bán đấu giá tài sản bên ngoài khá nhiều. Lĩnh vực thi hành án dân sự cũng dần được xã hội hóa, trong đó có thừa phát lại”. 
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cũng cho rằng, nếu đặt vấn đề thực hiện tinh giản biên chế nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao đối với ngành tư pháp là có sự mâu thuẫn. 
Bởi các nhiệm vụ chính trị được giao của ngành ngày càng tăng, những năm qua, ngành tư pháp đã được giao bổ sung nhiều chức năng, nhiệm vụ như quản lý lý lịch tư pháp, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, quản lý về vấn đề bồi thường nhà nước… do vậy không thể không tăng thêm biên chế, tăng thêm tổ chức bộ máy ở cả Trung ương và địa phương. Để đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ đó, phải có con người, tài chính, trang thiết bị cơ sở vật chất.

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.