Bố mẹ là "hàng xóm", con cái lơ lửng

Ly hôn đã là một bi kịch gia đình, nhưng có các cuộc ly hôn “treo” với những cái kết “lửng lơ” thì có lẽ hậu quả của nó còn nặng nề hơn cả bi kịch…

Ly hôn đã là một bi kịch gia đình, nhưng có các cuộc ly hôn “treo” với những cái kết “lửng lơ” thì có lẽ hậu quả của nó còn nặng nề hơn cả bi kịch…Những hành trình… “treo” Gần 1 năm sống trong cảnh ly thân rồi quyết định ký vào lá đơn ly hôn đến nay đã hơn 2 năm trôi qua, anh Đỗ Văn Th. và chị Tạ Thị  T. (quận Tây Hồ - Hà Nội) vẫn phải sống chung dưới một mái nhà. Nguyên nhân là do, chị T. vẫn vẫn giữ hộ khẩu gốc ở quê Hà Nam, vì vậy theo anh, việc ly hôn của anh chị sẽ phải được xử lý tại quê gốc Hà Nam. Chính vì thế mà con đường từ đơn xin ly hôn đến phán quyết của tòa đối với cuộc hôn nhân của anh chị càng trở nên gian nan. Không biết bao lần lá đơn ly hôn ấy đi đi, về về trên quãng đường 59 cây số giữa Hà Nội - Hà Nam, nhưng đến nay nguyện vọng của anh chị vẫn chưa được đáp ứng.
Mô tả ảnh.
Ly hôn đã là một bi kịch gia đình, nhưng có các cuộc ly hôn “treo” với những cái kết “lửng lơ” thì có lẽ hậu quả của nó còn nặng nề hơn cả bi kịch…
Giống như gia đình anh Th., chị T., anh Nguyễn Văn H. và chị Tạ Thị Ng. (Hưng Yên) cũng có một cuộc hôn nhân khá ngắn ngủi. Sau những bất hòa, gia đình lục đục trong những lần hai vợ chồng đánh chửi nhau, anh H. bỏ vào Nam, còn chị cũng khăn gói về quê ngoại (Vĩnh Phúc) cùng với đứa con gái út. Tuy nhiên, do chưa có sự thuận tình ly hôn giữa vợ và chồng, mà cuộc hôn nhân của anh chi vẫn lửng lơ không biết bao giờ mới được giải quyết “triệt để”, dù trên thực tế, anh chị đã không còn quan hệ vợ chồng hơn 1 năm nay. Mối tình “dậu mùng tơi” của anh Việt D. với cô hàng xóm - chị Thu H. (Thanh Hóa) sau 4 năm hạnh phúc cũng kết lại với cái kết buồn “ai về nhà nấy”. Chỉ có điều, cũng giống như những mái ấm tan vỡ kể trên, về mặt pháp luật, chị H. vẫn còn là vợ của anh D.Bố mẹ “treo”, con “lơ lửng”… “Gia đình ly hương” chồng Nam vợ Bắc, 3 đứa con gái của anh H. chị Ng cũng phải chịu cảnh chị Bắc em Nam. Đứa con út 4 tuổi theo mẹ về ngoại, bé Hà cũng mới “Nam tiến” vào với bố để kịp nhập học vào lớp 3, bắt đầu làm quen với trường mới, bạn mới. Đứa con gái 17 tuổi (sống cùng bà nội đã hơn 70 tuổi đang) ăn học bằng tiền của người chú từ Bắc Cạn gửi về. 3 tuổi, đứa con út chưa đủ để biết rằng, gia đình mình đã “treo”. Nhà bố vẫn “hàng xóm” với nhà mẹ nên bé Thủy cứ hồn nhiên về với bà nội, bà ngoại qua nhà bố rồi lại về nhà mẹ.
Mô tả ảnh.
Khẽ gạt những giọt nước mắt trên gương mặt đen sạm, trũng sâu của người phụ nữ quê đầy lam lũ, chị H. nức nở: “Ở quê chúng em cũng không nghĩ đến chuyện đơn ly hôn mới ly dị làm gì. Cãi chửi nhau không ở được với nhau nữa thì về nhà đẻ nhưng nhà lại sát vách, hàng ngày em không chỉ nghe những lời chửi đổng cạnh khóe này nọ, mà đau đớn khi phải nghe những lời hồn nhiên ấy từ chính đứa con trai. Mỗi lần nghe con nói “Mẹ ơi, bố bảo” rồi “Dì bảo mẹ là…” lòng em lại thắt lại nhưng chỉ biết nhìn con mà khóc”. 3 năm lớn lên trong chùa, Hùng (ĐH Mỏ - Địa chất) mỗi lần có ai hỏi hoàn cảnh của mấy anh em thì đều trả: “Chúng cháu là những đứa trẻ mồ côi được các sư đưa về nuôi dạy” dẫu Hùng vẫn còn đó cả bố và mẹ. Từ khi bố mẹ bắt đầu có những trận cãi chửi nhau, em đã xin được vào đây. Và đến nay, khi bố mẹ đang tiến hành các thủ tục cuối cùng cho ngày ra hầu tòa, em đã không có ý định ở với bất kỳ ai. Cửa chùa đã là gia đình, là nơi đi về của đứa con xa nhà lên Hà Nội học.Gia đình từ những con số Theo những cuộc điều tra nghiên cứu mới đây, tình trạng ly hôn ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam có xu hướng tăng mạnh, trong đó tập trung đặc biệt ở các gia đình 8X. Như số liệu thống kê ở quận Đống Đa (Hà Nội) – một trong những quân có dân số đông và có mật độ dân số lớn nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội (2009), thì trong năm 2009, TAND quận đã thụ lý 841 vụ, giải quyết cho 799 gia đình (95%. Nhưng ngay trong 9 tháng đầu năm 2010, số vụ ly hôn được thụ lý đã là 688 vụ, giải quyết được 93,2% tổng số vụ. Đã đứng tòa rất nhiều vụ ly hôn trong suốt 15 năm qua, một vị thẩm phán  cho biết: “Xã hội hiện đại có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia đình, đặc biệt là những gia đình trẻ tan vỡ. Xét trên những trường hợp dẫn đến tình trạng ly hôn, gia đình “treo” như trên, đó có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết như gia đình của anh Th. chị T, hay từ quan niệm của người dân quê chưa biết bảo vệ quyền lợi cho chính mình như trường hợp anh D. và chị H. Nhưng thực sự vấn đề gia đình rạn vỡ dẫn đến việc ly hôn là một tiếng chuông cảnh báo cho nền tảng, hạt nhân của xã hội”. Trong căn phòng nhỏ của TAND quận Hoàng Mai, tôi đã bắt gặp hình ảnh người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi đang nức nở khi kể về những bất hạnh mà chị phải chịu đựng trong cuộc sống gia đình và tha thiết: “Xin các chị giúp em được sớm thoát khỏi cái địa ngục ấy”. Nhưng khi nghe tư vấn viên hỏi về đứa con trai của chị, chúng tôi lại thấy nghẹn lòng: “Trước đó cháu vẫn ở với bố, rồi sang ở với em, từ ngày 23/8 cháu đã chuyển về sống cùng ông bà ngoại”. Không biết rồi khi anh chị đã chính thức “đứt gánh”, cháu sẽ ở đâu?
Theo Hồng Khanh
VNN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.