Bờ có yên, biển mới vững...

Cảnh sát biển Việt Nam giữ vững chủ quyền
Cảnh sát biển Việt Nam giữ vững chủ quyền
(PLO) - “Bờ có yên, biển mới vững anh ạ”, một sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam đã nhắn nhủ như vậy khi nhìn thấy những hình ảnh đập phá, hủy hoại tài sản, kích động thù hằn và gây rối ở chính người Việt chúng ta...
Những cuộc tuần hành, mít tinh diễn ra sôi sục cả trong và ngoài nước, đồng lòng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng trước một chuyện quốc gia đại sự như vậy, tiếc thay, đã có những điều trái khoáy lẽ ra không nên có. 
Sức mạnh quốc gia, nội lực dân tộc quyết không thể chỉ có được từ bên ngoài, từ người khác trao cho; trái lại, chỉ có được nhờ lòng đoàn kết, ý chí muôn người như một, chung một hướng nhìn và cùng một đích đến. Sức mạnh dân tộc Việt, đất nước Việt Nam, như lịch sử chứng minh nhiều lần đúng, là ý chí tự lực tự cường, là nghĩa đồng bào “rách lành đùm bọc”, là bất khuất kiên cường trước bất cứ thế lực cường quyền nào. 
Chúng ta mở nước, giành nước, giữ nước bằng sức mạnh ấy và ở thế kỷ 21 này, dẫu cho thế giới có trở nên “phẳng” hay các quốc gia có đan cài, tùy thuộc ở nhau đến thế nào đi nữa thì Việt Nam vẫn chắc chắn phải gia cố, nhân lên và sử dụng hiệu quả nhất sức mạnh đoàn kết, tự cường và bất khuất.
“Chúng tôi rất xin lỗi...”
Đây là thái độ chân thành, chung nhất được nhiều cấp, nhiều cơ quan và cá nhân người Việt Nam bày tỏ sau những vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh khi một số phần tử đã kích động, lợi dụng việc biểu tình ôn hòa phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông của Việt Nam mà đập phá, hủy hoại, trấn cướp tài sản của một số doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực hiện chính sách mở cửa, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn, thời gian qua Việt Nam đã hiện diện trước các nhà đầu tư quốc tế như một điển hình về chính trị ổn định, cơ chế thông thoáng, pháp luật minh bạch và sự đối đãi chân thành. Không đơn thuần chỉ là bỏ vốn đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận, các DN nước ngoài còn tìm thấy ở Việt Nam một vùng đất an lành, một điểm đến thân thiện, một nơi đáng tin cậy để gửi gắm không chỉ là vốn liếng, tài sản mà còn là cả gia đình, người thân.
Thật đáng tiếc, một số DN nước ngoài ở Việt Nam đã phải lo lắng khi chứng kiến hay chịu thiệt hại bởi những hành động quá khích của một số rất ít những người manh động, thiếu hiểu biết. Dù thiệt hại có nơi nhiều nơi ít, nhưng “của đau con xót”, hẳn ai cũng có thể thấu hiểu, thông cảm với nỗi lo lắng của những Tổng Giám đốc DN Hàn Quốc, Nhật, châu Âu... những ngày qua. 
“Chúng tôi rất xin lỗi các bạn” - chính quyền các địa phương, nhân dân Việt Nam và cá nhân người viết một lần nữa xin nói như vậy. Những hành vi manh động, quá khích, gây rối như một số kẻ đã làm những ngày qua là những hành vi trái pháp luật Việt Nam, không bao giờ được dung dưỡng và khuyến khích. Như chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, Việt Nam cam kết bảo đảm an toàn cho người và tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các DN đang làm ăn, kinh doanh trên đất nước Việt Nam. 
Mỗi người dân Việt Nam, bên cạnh việc sôi sục thể hiện tình yêu nước của mình, cũng tỉnh táo phân biệt rõ đúng - sai, bình tĩnh lựa chọn cách thể hiện ôn hòa và đúng pháp luật, “việc nào ra việc ấy” trong câu chuyện chủ quyền biển Đông. 
Tuyệt đại đa số người dân Trung Quốc, tuyệt đại đa số các DN Trung Quốc đều yêu chuộng hòa bình, chán ghét tư tưởng Đại Hán, mong muốn được an lành, được giao thương kinh doanh trong không khí hữu nghị đôi bên cùng có lợi. Chỉ riêng chính quyền Bắc Kinh đang có những bước đi, hành xử ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và tình cảm tốt đẹp Việt - Trung; đang cố tình che giấu, lòe bịp dư luận Trung Quốc cũng như quốc tế và chính họ phải chịu trách nhiệm về điều đó!
Hội tụ sức mạnh và chính nghĩa
Từ đầu tháng 5/2014, bằng việc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 tại địa điểm ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chính quyền Bắc Kinh đã thật sự bất chấp tất cả, chà đạp lên Công ước LHQ về Luật Biển 1982, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.
Hành vi trên của chính quyền Trung Quốc tuyệt nhiên không đại diện cho ý nguyện chung của những người dân Trung Quốc tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, biết trân trọng mối quan hệ hữu hảo Việt Nam- Trung Hoa.
Dù rằng chính quyền Trung Quốc bất chấp pháp luật quốc tế, bất chấp mối quan hệ hữu hảo Việt - Trung, người Việt Nam chúng ta vô cùng bất bình và giận dữ song không vì thế mà cho phép mình mất bình tĩnh, thiếu sáng suốt. 
Trên thực tế, ngay từ khi sự việc xảy ra, cuộc đấu tranh với phía Trung Quốc đã và đang được thực hiện cùng lúc trên nhiều mặt, từ ngoại giao nhà nước đến ngoại giao nhân dân; từ cương quyết, khôn khéo tại thực địa đến vạch rõ các căn cứ pháp lý; từ biểu tình, tuần hành ôn hòa cho đến gửi thư ngỏ, công hàm phản đối; từ lên tiếng trên báo chí trong nước đến mời báo chí quốc tế “mắt thấy tai nghe” giữa Hoàng Sa... 
Tổng thể các biện pháp đấu tranh ấy vừa đảm bảo phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế vừa thể hiện sự bình tĩnh, kiềm chế, tôn trọng những thành quả quan trọng trong mối bang giao Việt - Trung thời gian qua, quyết tâm bảo vệ đến cùng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đồng thời nỗ lực hết mức vì hòa bình giữa hai nước, vì an ninh và an toàn cho biển Đông, vì hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Sự kiện giàn khoan 981 chấm một “điểm xấu” vào mối quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc nhưng không đủ và không thể phủ định toàn bộ những gì tốt đẹp nhất mà hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt - Trung đã xây dựng, gìn giữ và không ngừng bồi đắp hàng chục năm qua. 
Sức mạnh lớn nhất của Việt Nam là chính nghĩa, là đoàn kết chung một ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đứng bên cạnh chúng ta là cộng đồng quốc tế với những chứng cứ, nhận định khách quan, là những bạn bè năm châu có lương tri và hiểu biết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi tiếp xúc cử tri  tại Hải Phòng, đã làm yên lòng cử tri và nhân dân ta chỉ với một nhận xét vô cùng tinh tế: “Đến nay cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phê phán, kêu gọi Trung Quốc không dùng vũ lực và không đe dọa dùng vũ lực, có thể có những nước chưa phát ngôn nhưng với những nước đã phát ngôn thì chưa thấy có nước nào ủng hộ việc làm của Trung Quốc”.
Vững bờ, yên biển
Đó không chỉ là mong mỏi của những người lính Hải quân mà còn là ý nguyện chung của người dân Việt Nam, là quan điểm chỉ đạo lớn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ quốc gia và chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Vừa đấu tranh kiên quyết, buộc chính quyền Trung Quốc thu hồi lại giàn khoan 981, ngừng ngay các hành vi vi phạm chủ quyền Việt Nam, mỗi người Việt Nam ta cần tôn trọng, bảo vệ những cá nhân, tổ chức, DN Trung Quốc đang làm ăn chính đáng, sinh sống đàng hoàng, tuân thủ luật pháp tại Việt Nam; cảm ơn, cổ vũ, khuyến khích những tiếng nói công bằng, chính trực của các cá nhân, tổ chức Trung Quốc, trao đổi thông tin đầy đủ, nhanh và chính xác diễn biến vụ việc để họ hiểu rõ hơn và giúp chúng ta giữ chủ quyền một cách tốt nhất. 
Được nhà nước và nhân dân Việt Nam tôn trọng, bảo vệ, cư xử nhân văn, có văn hóa, có thủy có chung, chính các DN và công dân Trung Quốc có mặt tại Việt Nam những ngày này sẽ là những tiếng nói quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất gửi về Trung Quốc, góp phần giúp dư luận người dân Trung Quốc vượt qua vòng phong tỏa, che đậy thông tin mà hiểu rõ hơn bản chất vấn đề chủ quyền biển Đông, biết rõ đâu là chân lý và chủ quyền của Việt Nam và đâu là sự ngụy biện, tráo trở của chính quyền Bắc Kinh. 
Một khi hàng chục triệu người dân trên đất liền siết chặt cánh tay, lại cố kết được tình cảm, dư luận của nhân dân Trung Quốc, nhân dân các nước trong khu vực cũng như dư luận thế giới - tức “bờ thật vững” - thì sóng gió, căng thẳng nơi Hoàng Sa, Trường Sa cũng tuyệt nhiên không thể khuất phục được các lực lượng bảo vệ biển và ngư dân Việt Nam.
Người dân Việt Nam yêu hòa bình, luôn muốn được sống trong bầu không khí chung hữu hảo và hữu nghị. Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng tối thượng, được giữ gìn, bảo vệ không chỉ bằng trái tim nóng mà còn cả lý trí bình tĩnh, sáng suốt, phân biệt bạn - thù, không vì tiểu tiết mà đánh mất đại cục. 
Hiểu rõ giá trị của hòa bình cũng như nỗi tàn khốc của chiến tranh, chúng ta chân thành mong “biến đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành vô sự” để nhân dân Việt Nam có thể cùng nhân dân Trung Quốc, nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới chung hưởng môi trường hòa bình, chia sẻ lợi ích chính đáng, cùng nhau tiến về tương lai. 
Với 90 triệu người dân Việt đồng thuận, đoàn kết; mọi lực lượng của Việt Nam chấp pháp trên vùng biển chủ quyền của mình một cách cương quyết, khôn ngoan, cương - nhu kết hợp; dư luận khu vực và thế giới ngày một nhiều hơn những tiếng nói ủng hộ, đồng tình, tin chắc cương thổ quốc gia sẽ vững bền, an ninh và hòa bình được bảo vệ vì tình hữu nghị, hòa hiếu và phát triển cho muôn đời về sau...

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.

Đọc thêm

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+): Đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng

Đại tướng Phan Văn Giang tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 11. (Ảnh trong bài: qdnd.vn)
(PLVN) -   Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tiếp tục là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả hơn nữa, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài cuối: Cần những giải pháp “mở”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn).
(PLVN) -  Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô có tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, trong đó có việc phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ là vô cùng cần thiết. Và để gỡ những nút thắt, bên cạnh việc giữ vững nguyên tắc cũng cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, với đội ngũ đặc thù này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia
Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tại Malaysia
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21-23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.