Bình Định: Bé gái 7 tháng tuổi tử vong, gia đình tố bác sĩ tắc trách

Bình Định: Bé gái 7 tháng tuổi tử vong, gia đình tố bác sĩ tắc trách
(PLO) -Sự việc xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) khu vực Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) trong những ngày Tết Nguyên đán 2017. Sau khi bé T.N.N.Y. (7 tháng tuổi, ở khối 5, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) tử vong ngày 29/1, gia đình đã có đơn khiếu nại, cho rằng nguyên nhân chính là sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của bác sĩ trực.

Tử vong sau khi tiêm 5 mũi thuốc

Theo anh Trần Văn Cường (41 tuổi, cha của bé Y.), con gái anh nhập viện lúc 22h57’ ngày 28/1, được chẩn đoán viêm phổi do vi trùng. Sau khi khám và cho cháu Y. thở ôxi, bác sĩ Lê Quốc Trân (khoa Nội Tổng hợp) chỉ định cho điều dưỡng tên Thanh lấy thuốc tiêm. Sau đó, điều dưỡng Thanh chỉ lấy một nửa thuốc trong lọ vào kim tiêm thì bác sĩ Trần yêu cầu phải lấy hết thuốc trong lọ. 

“Mũi đầu tiên điều dưỡng Thanh tiêm vào chân trái bé, liều lượng thuốc là nguyên một lọ. Mũi thứ hai tiêm vào chân phải bé. Chỉ vài phút sau khi tiêm hai mũi thuốc thì cơ thể bé đã bầm tím, đầu tiên là tím từ các móng tay, sau đó là tím cả người.

Lúc này bác sĩ Trân chỉ định cho điều dưỡng lấy thuốc tiêm vào tĩnh mạch, nhưng vì cơ thể bé tím quá nên không thể tìm ra ven. Bác sĩ Trân bảo không có ven thì tiêm vào đùi”, anh Cường kể lại sự việc.

Theo anh Cường, sau khi tiêm mũi thứ ba, bé Y. không còn thở nữa, lúc này bác sĩ bảo cho bé chuyển viện. Trong khi trước đó, gia đình xin chuyển bé lên tuyến trên thì bác sĩ không cho, với lý do không có xe.

“Lúc này, tôi mới la lớn: “Con tôi chết rồi, còn đưa đi đâu nữa”. Thế là điều dưỡng ẵm bé quay vào khoa. Sau đó bác sĩ Trân bảo điều dưỡng lấy thuốc tiêm hai mũi nữa vào đùi bé, rồi khám lại. Bác sĩ Trân lấy tay ấn vào ngực và rọi đèn pin vào mắt bé, rồi bảo với gia đình là bé đã đi rồi”, anh Cường kể.

Anh Cường bức xúc: “Thái độ và cách làm việc của bác sĩ Trân quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi rẻ tính mạng con người, không có chuyên môn nghề nghiệp nên mới dẫn đến cái chết thương tâm của con tôi như vậy”.

Từ sau khi cháu Y. tử vong đến nay, gia đình anh Cường và BVĐK khu vực Phú Phong đã qua 4 lần đối thoại nhưng gia đình anh Cường vẫn không đồng ý với cách giải thích của đại diện bệnh viện về nguyên nhân cái chết của con mình, nên đã có đơn khiếu nại gửi Thanh tra và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, Công an tỉnh và Công an huyện Tây Sơn. 

Anh Cường cho biết: “Qua những lần đối thoại, chúng tôi đã trình bày tất cả diễn biến của sự việc nhưng lãnh đạo bệnh viện không giải quyết thỏa đáng. Liệu đây có phải là cách chạy tội, cách bao che mà các bác sĩ và lãnh đạo bệnh viện áp dụng không? Vì sao khi xảy ra trường hợp như vậy lại không thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình để rút kinh nghiệm mà vẫn một mực chạy tội, vẫn bao che?”.

Bé T.N.N.Y.
Bé T.N.N.Y.

Tiêm hết lọ thuốc là phù hợp?

Về sự việc này, chúng tôi đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc BVĐK khu vực Phú Phong và các cá nhân liên quan trong quá trình tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân Y. 

Theo ông Dương Văn Hóa - Giám đốc BVĐK khu vực Phú Phong, sau khi xảy ra sự việc, bệnh viện đã yêu cầu các bác sĩ, điều dưỡng thực hiện giải trình; đồng thời thành lập hội đồng chuyên môn, tiến hành họp thảo luận về ca bệnh tử vong, kiểm điểm tử vong. 

Hội đồng chuyên môn kết luận rằng, chẩn đoán suy hô hấp cấp/viêm phổi nặng và điều trị đối với bệnh nhân Y. là phù hợp, không có sai sót chuyên môn. Nguyên nhân tử vong do biến chứng suy hô hấp/viêm phổi nặng. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh án ghi chép chưa đầy đủ; bác sĩ điều trị chưa kịp giải thích rõ bệnh nặng đe dọa tử vong cho gia đình bệnh nhân. 

Đại diện bệnh viện cũng phân tích rõ một số vấn đề mà người nhà bệnh nhân thắc mắc. Cụ thể, cả 2 lần tiêm thuốc đều thực hiện khi bệnh nhân đã có dấu hiệu ngưng thở. Về liều lượng thuốc sử dụng, chỉ định ban đầu (ghi trong bệnh án) là 1/2 lọ Hydrocortison 100mg, tuy nhiên khi phát hiện tình trạng ngưng thở, bác sĩ đã yêu cầu điều dưỡng tiêm hết cả lọ là phù hợp.

Về quá trình chuyển viện, khi chuẩn bị cho bé Y. chuyển viện thì cả 2 xe cấp cứu của bệnh viện đều đang đưa bệnh nhân chấn thương sọ não xuống BVĐK tỉnh Bình Định. Gia đình gọi xe bên ngoài vào thì cùng lúc có 1 xe cấp cứu quay về, nên bệnh viện ưu tiên cho xe cấp cứu có đầy đủ phương tiện cấp cứu. 

Lúc xảy ra sự việc, bác sĩ Trân phải trực hệ Nội cho cả 5 khoa (Hồi sức cấp cứu, Nội Tim mạch, Nội Tổng hợp, Nhi, Truyền nhiễm). Khi bệnh nhân Y. đưa ra xe cấp cứu, bị ngưng thở được đưa trở lại bệnh phòng thì bác sĩ Trân đang khám bệnh ở khoa Nội Tổng hợp, điều dưỡng gọi mới ra điều trị.  

Trao đổi với chúng tôi về sự việc, ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho hay, BVĐK khu vực Phú Phong có trách nhiệm kiểm tra quá trình điều trị và làm việc, giải thích rõ với gia đình bệnh nhân. Nếu gia đình không đồng ý, tiếp tục có khiếu nại thì Sở sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định. 

Đơn khiếu nại của gia đình bé Y.
Đơn khiếu nại của gia đình bé Y.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, để bảo đảm tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế đã ban hành Công văn hướng dẫn số 35/KCB-QLCL ngày 11/01/2017.

Trong đó yêu cầu, các bệnh viện có kế hoạch đảm bảo công tác điều trị, phục vụ người bệnh và an ninh trật tự trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Trực theo 4 cấp: trực lãnh đạo, xử lý thông tin Đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính – hậu cần và trực bảo vệ – tự vệ.

Danh sách cán bộ trực phải được niêm yết tại các khoa, phòng. Xây dựng kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết.

Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh: Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.