Bình chọn “Các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”

Khởi động cuộc bình chọn “Các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất” (“Top ten regulations”).
Khởi động cuộc bình chọn “Các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất” (“Top ten regulations”).
(PLO) - Giảm thiểu chi phí và hạn chế tối đa nguy cơ nảy sinh tham nhũng, lấp đầy các “kẽ hở” có thể bị người thực thi lợi dụng mưu lợi cá nhân là một số trong những tiêu chí để đánh giá quy định pháp luật “tốt nhất” hay “tồi nhất” với môi trường kinh doanh.

Sáng nay (22/12), Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng  lực Việt Nam (RCV) khởi động cuộc bình chọn “Các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất” (“Top ten regulations”).

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, đây là cuộc bình chọn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) đối với các quy định về kinh doanh được ban hành thời gian qua để cổ vũ, biểu dương những qui định, chính sách tác động tốt đến DN, đồng thời cảnh báo để tiến tới loại bỏ những quy định, chính sách gây khó cho DN, cản trở bất hợp lý đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, ảnh  hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của VN.

Theo VCCI, quy định pháp luật có tác động đến sự “sống còn” của DN. Các quy định pháp luật về kinh doanh là một trong những sản phẩm cụ thể của cán bộ, công chức và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.

Do vậy, cuộc bình chọn “Top ten regulations” sẽ là những gợi ý, kiến nghị của cộng đồng DN để hoàn thiện các tiêu chí đánh giá pháp luật, giúp thay đổi và cải thiện chất lượng các văn bản pháp luật về kinh doanh như giảm chi phí tuân thủ, hạn chế rào cản gia nhập thị trường, ít cơ hội cho tham nhũng, không phân biệt đối xử…

Đồng thời, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI hy vọng, chương trình bình chọn sẽ liên kết “tiếng nói” của các DN, hình thành được kênh để DN tham gia, giám sát chủ động, tự tin hơn vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tạo ra “phanh” cho các chủ thể cân nhắc trước khi ban hành chính sách, pháp luật.

Tiêu chí bình chọn các quy định pháp luật gồm tính cần thiết, tính hợp lý, tính thống nhất, tính  khả thi, tính minh bạch, chi phí tuân thủ, quyền tự do kinh doanh, môi trường cạnh tranh, kiểm soát nguy cơ nhũng nhiễu, thời điểm ban hành/có hiệu lực.

Đối tượng được bình chọn là các quy định pháp luật đang có hiệu lực (được ban hành từ 1/1/2014 đến 31/12/2015) liên quan đến DN và hoạt động kinh doanh trong hệ thống các VBQPPL do cơ quan TƯ ban hành, bao gồm cả việc bãi bỏ các quy định pháp luật đã có. Ban Tổ chức sẽ gửi thư mời đến 384 Hiệp hội DN VN (cấp TƯ và cấp tỉnh) và 29 Hiệp hội DN nước ngoài trên cả nước tham gia bình chọn.

Quyền đề cử các đối tượng bình chọn rất rộng, thực hiện đến 22/1/2016. Thông tin đề cử được tiếp nhận qua nhiều kênh như website của VCCI (webssite riêng của cuộc bình chọn), fax, email, bưu chính, facebook. “Tất cả các để cử phù hợp đối tượng bình chọn đều hợp lệ và được tiếp nhận và xử lý” – ông Đậu Anh Tuấn cho biết.

Hội đồng chuyên gia sẽ lựa chọn "30 quy định tốt nhất và 30 quy định tồi nhất" để đưa ra bình chọn “10 quy định tốt nhất và 10 quy định tồi nhất”. Hội đồng cũng sẽ phân tích, bình luận và đưa kiến nghị dựa trên kết quả bình chọn để đưa ra Báo cáo phân tích và công bố rộng rãi dự kiến vào tháng 4/2016.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...