Biến chứng hãi hùng sau thẩm mỹ

(PLO) -Hoại tử nhũ hoa, ngực chảy xuống bụng, không nhắm được mắt... những biến chứng hãi hùng sau các ca làm đẹp.

Tháng 11/2016, báo chí phanh phui “Trung tâm đào tạo tiêm mỹ dung Đức Lệ” hoạt động không có giấy phép kinh doanh; sau đó nó đổi tên thành “Học viện thương mại Trung - Mỹ”, tiếp tục mở các khóa đào tạo. 

“Mỹ dung” thành “hủy dung”, mỗi năm 20 ngàn người bị hỏng mặt

Tập đoàn này thông qua trang web quảng cáo để học viên tin khóa học do các giáo sư của trường đại học danh tiếng trong nước mở, rồi tuyển sinh trên khắp cả nước. Cho đến trước khi bị dẹp bỏ, tập đoàn này đã chiêu mộ được hơn 5 ngàn học viên, mở 111 khóa học, thu được 40 triệu tệ học phí; ngoài ra, thông qua các học viên họ đã tiêu thụ trong khắp 31 tỉnh, thành các loại thuốc Botulinum Toxin, BellaVita, Whitening needle, Tattoo Anesthetic dỏm, kiếm lợi 60 triệu tệ nữa.

Theo thống kê của Hiệp hội Chỉnh hình mỹ dung Trung Quốc, năm 2014 doanh thu của ngành công nghiệp phẫu thuật chỉnh hình (PTCH) lên tới 400 tỷ tệ, hơn 7 triệu người (chủ yếu là phụ nữ) đã đi phẫu thuật chỉnh hình. Đến 2019, quy mô ngành này sẽ tăng gấp đôi với doanh thu đạt 800 tỷ tệ và trở thành thị trường PTCH lớn thứ 3 thế giới.

Nhân viên tiệm sửa móng tay (làm nail) ở Trùng Khánh lôi kéo khách vào...xẻ mí mắt
Nhân viên tiệm sửa móng tay (làm nail) ở Trùng Khánh lôi kéo khách vào...xẻ mí mắt

Tuy PTCH đã ngày càng trở nên phổ biến, nhưng số ca bị hủy dung do sai sót cũng ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của truyền thông Trung Quốc, trong 10 năm từ 2003 đến 2013, bình quân mỗi năm có 20 ngàn người bị tàn phá gương mặt do phẫu thuật thất bại.

Nguyên nhân của những tấn bi kịch này do các nguyên nhân: người cầm dao là những lang băm kiểu đào tạo cấp tốc, thuốc giả, dụng cụ và điều kiện phẫu thuật không đảm bảo…Rất nhiều trường hợp “lợn lành thành lợn què” đã được báo chí phanh phui nhằm mục đích cảnh báo những tín đồ chạy theo trào lưu làm đẹp bằng dao kéo…để rồi tiền mất, tật mang.

4 năm sau khi xẻ mí, mắt không nhắm được

Vương Lan là nữ sinh viên ở Thâm Quyến, 4 năm trước cô đã phải trả 9 ngàn tệ cho việc làm thủ thuật xẻ mí ở một bệnh viện chỉnh hình trong thành phố. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, cô phát hiện thấy không chỉ để lại vết sẹo lớn mà độ rộng của 2 mắt đã khác nhau và quan trọng hơn là cho đến nay cô vẫn không thể khép được mắt.

Vương Lan - sau 4 năm xẻ mí mắt luôn chảy nước và không khép lại được
Vương Lan - sau 4 năm xẻ mí mắt luôn chảy nước và không khép lại được

Phía bệnh viện thừa nhận có thể do bác sĩ phẫu thuật, đề nghị cô đi giám định và bày tỏ muốn hoàn lại chi phí cộng thêm tiền đền bù 2 tháng lương do phải nghỉ việc. Lan cho biết, trước khi mổ mắt cô hoàn toàn bình thường, mắt cô rất sáng và luôn khô, nhưng nay thì mí trên và dưới cả hai mắt đều không khép lại được, rất đau đớn và mắt luôn chảy nước.

Ngực “chạy”… xuống bụng

Đó là trường hợp của Vương Mai, một phụ nữ trung niên ở Đại Liên (Liêu Ninh). Năm 2000, để có bộ ngực nở nang quyến rũ, bà đã đi tiêm Amazingel (còn gọi là Hydrophilic polyacrylamide gel), mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.

Nhưng đến năm 2014 thì bà thấy ngực mình ngày càng nhỏ lại, trong khi bụng thì ngày một to ra, Đến năm 2016 thì “ngực” đã hoàn toàn chạy tuốt xuống bụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường.

Đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ cho biết thứ bà sử dụng để nâng ngực là loại vật liệu đã bị cấm sử dụng trên toàn quốc từ 2006. Các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật lấy Amazingel ra khỏi ổ bụng rồi dùng nước muối sinh lý rửa sạch. Kết quả đã lấy ra được tới 700gr Amazingel.

Bác sĩ Vương Lâm, Chủ nhiệm khoa Chỉnh hình mỹ dung Bệnh viện Trung tâm Đại Liên cho biết: hai bầu ngực của bà Mai đã hoàn toàn trống rỗng. Do Amazingel có thể gây nên ung thư nên từ năm 2006, chính phủ đã nghiêm cấm sử dụng. “Ngực” của bà trượt xuống bụng là do Amazingel có tính di chuyển và bị cơ thể người bài xích. Hiện toàn bộ chất gel này trong cơ thể đã được lấy ra hết.

Chất Amazingel ở ngực của nạn nhân Vương Mai chạy xuống ổ bụng
Chất Amazingel ở ngực của nạn nhân Vương Mai chạy xuống ổ bụng

Mặt … hóa đá

Một phụ nữ ở Thâm Quyến sau khi tiêm một mũi “thuốc làm đẹp da”, mặt đã cứng đờ như đá. Người phụ nữ tên Lưu này từ Quảng Châu đến Thâm Quyến làm ăn, đã tới một “mỹ dung viện” ở quận La Hồ để tiêm một mũi thuốc “làm đẹp da” thì xuất hiện tình trạng mắt sưng phù nề, mặt cứng lại, sau nhiều lần chữa trị vẫn không khỏi.

Cơ quan giám sát y tế quận La Hồ sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại, qua điều tra đã phát hiện cơ sở này không có cả giấy phép kinh doanh lẫn giấy phép của cơ quan y tế nên đã bị đóng cửa, không thể liên lạc được với người chủ cũ.

Bà Lưu làm công tác quản lý một khách sạn, do trên mặt có nếp nhăn nên theo mách bảo của bạn đã đến một “mỹ dung viện” ở La Hồ để tiêm một mũi tiêm để xóa nếp nhăn, làm mịn da. Do giá chỉ 1000 tệ, rẻ hơn rất nhiều so với giá của các nơi khác. Bà Lưu tỏ ý nghi ngờ, nhưng thấy người bạn cũng tiêm nên bà đã tiêm 3 mũi.

Sau khi tiêm xong, bà Lưu cảm thấy gò má bị sưng một cách không bình thường, mặt bị chảy máu không ngừng, nhưng bà chủ họ Vương nói là chuyện bình thường, chỉ là do mũi kim chạm vào mạch máu, khuyên bà đừng lo lắng. Không ngờ mặt bà dần trở nên cứng lại, miệng méo xệch. Đến ngày thứ 3 thì mắt bắt đầu bị viêm tấy, thậm chí không khép lại được.

3 tháng sau, bà Lưu quay lại bệnh viện đề nghị làm sạch chất đã tiêm vào; nhưng bà chủ Vương nói thứ họ tiêm là loại Clostridium botulinum không thể tẩy rửa được. Không có cách nào khác, bà Lưu tìm đến bệnh viện để điều trị; trước sau phải trả tới 7000 tệ, sau 20 ngày châm cứu và uống thuốc mà mặt vẫn không trở lại bình thường được diện mạo cũ, lại còn bị mất việc do phải nghỉ chữa bệnh. Có bác sĩ cho rằng bệnh tình của bà Lưu là do chạm đến dây thần kinh, cần phải mất thời gian dài mới phục hồi được.

Qua điều tra, cơ quan giám sát y tế quận La Hồ xác định cơ sở đã tiêm cho bà Lưu kinh doanh không phép, nên đã tịch thu toàn bộ các thiết bị, dụng cụ, thuốc men. Có điều chưa tìm được bà chủ nên không thể xử phạt được.

Bà Lưu - vì tiêm thuốc xóa nếp nhăn mà hỏng cả gương mặt
Bà Lưu - vì tiêm thuốc xóa nếp nhăn mà hỏng cả gương mặt

Nhũ hoa bị hoại tử

Bà Lý Lệ Tĩnh, 44 tuổi, ở Thẩm Dương, Liêu Ninh do muốn có thân hình hoàn hảo nên năm 2003 đã đến một phòng khám chỉnh hình ở thành phố làm phẫu thuật nâng ngực. Nào ngờ bị thầy thuốc tiêm chất bị cấm khiến bầu ngực bị hoại tử, phải phẫu thuật cắt bỏ, không chỉ bị chồng ly hôn mà còn bị bệnh thần kinh. Hai bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bà bị khởi tố và bị phạt tù.

Lý Lệ Tĩnh cho biết, do cảm thấy cặp nhũ hoa xệ xuống, không được nở nang hấp dẫn nên vào tháng 7/2003 đã  đến “Phòng khám ngoại khoa chỉnh hình mỹ dung Bạch Tuyết” ở quận Thiết Tây để phẫu thuật nâng ngực. Hôm đó, bác sỹ Tùy Lập Cường đã tiêm Polyacrylamide Gel vào hai bầu ngực của bà.

Sau đó, bà  cảm thấy ngực bị biến dạng, phía dưới còn nổi lên 2 khối tròn. Lý Lệ Tĩnh đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện chất Polyacrylamide Gel đã thấm vào tổ chức dưới da nên đến phòng khám Bạch Tuyết đề nghị họ chỉnh sửa. Bác sĩ Hàn Tùng Triều lấy ra 50ml gel rồi tiêm bổ sung 75ml. Qua hai lần phẫu thuật, bà Lý chi phí hết 8.890 tệ.

Tuy nhiên, sau khi chỉnh sửa, Lý Lệ Tĩnh cảm thấy ngực bị đau nhức, sau đó xuất hiện triệu chứng bị loét và nổi vón cục. Sau đó, bà phát hiện Bạch Tuyết đã tiêm cho bà Polyacrylamide Gel đã bị chính phủ cấm sử dụng vào y tế chỉnh hình từ 1/1/2003.

Do các chất gel sót lại trong cơ thể không thể làm sạch nên bà Lý đã hơn 200 lần đến các bệnh viện lớn để điều trị. Sau khi ly hôn chồng bà trở nên tâm thần bất định, các bác sĩ Trung tâm thần kinh Thẩm Dương qua giám định chứng thực bà đã bị bệnh tâm thần.

Bà Lý Lệ Tĩnh, vì phẫu thuật mà phải cắt ngực
 Bà Lý Lệ Tĩnh, vì phẫu thuật mà phải cắt ngực

Tháng 1/2016, cảnh sát khu Thiết Tây quyết định điều tra hai bác sĩ về việc vi phạm quy định, tiêm chất bị cấm cho bà Lý khiến ngực bà bị hủy hoại, mất hoàn toàn chức năng. Tòa án Thiết Tây đã xét xử, phạt tù họ. Sau phiên tòa, bà Lý tiếp tục yêu cầu hai bị cáo Tùy, Hàn bồi thường 3,84 triệu tệ. Hiện vụ kiện vẫn chưa kết thúc…

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.