Bịa chuyện “phòng dịch Zika” để lừa đảo phun thuốc muỗi

Đối tượng bị tố cáo vào nhà bà Lan lừa phun thuốc muỗi
Đối tượng bị tố cáo vào nhà bà Lan lừa phun thuốc muỗi
(PLO) - Chiêu lừa đảo phun thuốc muỗi tưởng xưa chẳng thể lừa nổi ai nhưng nay lại xuất hiện ngay giữa trung tâm Hà Nội giữa lúc đợt Zika hoành hành. 

Một số đối tượng đã giả danh cán bộ Nhà nước tìm đến các gia đình nhiều người già, trẻ con vào giờ hành chính để thu phí diệt thuốc muỗi của người dân. Người cảnh giác thì thoát khỏi tình cảnh “tiền mất tật mang”, người nhẹ dạ thì mất cả triệu đồng cho các đối tượng lừa đảo.

Chiêu lừa xưa cũ mà vẫn “hiệu quả”

Cụ thể, khoảng 9h sáng ngày 7/9 đang ngồi trong nhà thì bà Nguyễn Trịnh Ngân Lan 59 tuổi, trú tại ngõ 97 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội nghe thấy có tiếng bấm chuông. Khi bà Lan ra mở cửa thì thấy 2 người đàn ông ăn mặc lịch sự giới thiệu: “Cháu đến phun thuốc muỗi theo chỉ thị của phường bác ạ”.

Chưa kịp nói gì thì hai người này đã xông vào nhà, một người vai đeo bình thuốc màu vàng tìm đến nhà vệ sinh để lấy nước, người kia “thao thao bất tuyệt khen nhà bà có đồ này đẹp, đồ kia quý”. Bối rối vì chưa hề nghe phổ biến thông tin từ tổ trưởng dân phố hay phường Kim Liên nên bà Lan ngăn không cho những người này phun thuốc và lấy lý do nhà đang bận làm thực phẩm chưa phun được. 

Những người này lập tức giới thiệu “bọn cháu phun theo chỉ thị của phường, cháu vừa phun cho nhà bác Minh công an bên kia xong”. Bà Lan cho biết, sống ở đây đã lâu nhưng chưa nghe thấy nhà ai làm công an quanh khu tập thể B21 cả. Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo, bà gọi chồng từ trên gác xuống tiếp chuyện thì những người này tỏ ra ngại ngần hơn hẳn. Họ cho biết, phường sẽ hỗ trợ thuốc muỗi nhưng các hộ gia đình sẽ phải tự trả tiền công phun thuốc phí phun thuốc diệt muỗi là 275.000 đồng/hộ, cả phường đều phải phun vì đang có dịch muỗi Zika.

Nhưng khi yêu cầu giấy tờ và thẻ làm việc từ phường Kim Liên thì 2 người này không xuất trình được. Bà vội lấy điện thoại ra chụp ảnh thì những người này vội tìm cách “đánh bài chuồn” và để lại số điện thoại 09627977… với lời hứa hẹn “hôm sau nhà làm xong đồ ăn chúng cháu sẽ qua phun”. 

Sau khi 2 người đó đi rồi, bà Lan tìm tổ trưởng tổ dân phố để hỏi về việc phun thuốc muỗi thì được biết 2 người đó không phải cán bộ của phường, cũng không hề có chương trình diệt muỗi nào hết. Khi tra số điện thoại trên mạng xã hội, bà Lan cũng thấy một trường hợp nghi vấn đã bị  hai người này lừa đảo.

Chị Nguyễn Thu Hằng ở Dịch Vọng, Hà Nội cũng chia sẻ trên facebook vào ngày 4/8: “Hôm nay có hai thanh niên nói là người của Viện Khoa học công nghệ đến phun thuốc muỗi định kỳ phòng bệnh Zika, và nói 275.000 đồng 1 lít, em u mê thế nào lại mở cửa cho họ vào phun, em cứ nghĩ là chỉ hết 275.000 đồng thì cũng được. Họ vào nhà em lấy 10l nước sau đó đổ hai nắp bé như nắp nước giặt mà theo họ nói là thuốc trừ muỗi vào bình, sau đó phun 4 tầng nhà em xong thì hết 4 lít nước hết 1,1 triệu.

Vì không có tiền mặt nên em đã chuyển khoản qua tài khoản cá nhân của họ. Họ lăn tăn không biết là có nhận được tiền chưa, em đã yêu cầu họ lấy máy điện thoại nháy số vào máy em để em gửi hình ảnh chuyển tiền thành công. Em kể lại chuyện này với chồng em, chồng em bảo bị lừa rồi, đấy là số của người lái xe bus. Mà rõ ràng chính mắt em nhìn thấy họ lấy máy điện thoại nháy vào máy em nên không thể nhầm số được. Số của họ là 09627977…”. 

Kiểm soát dịch bệnh tại cộng đồng không thu phí trực tiếp

Chiêu thức của bọn lừa đảo thì có rất nhiều, nhưng mức độ cảnh giác của người dân không phải lúc nào cũng đủ độ sáng suốt để tránh được các chiêu lừa của người xấu. Các đối tượng lừa đảo thường tìm đến nhà người dân vào giờ hành chính vì khi đó người lớn đi làm hết, chỉ còn lại trẻ nhỏ, người già hoặc người giúp việc. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, chúng đưa ra nhiều chiêu trò để lấy tiền như bán hóa chất khử khuẩn, thu phí dịch vụ…

Thậm chí, một số đối tượng xấu còn dùng chiêu lừa bán thuốc phân hủy bồn cầu và đòi vào trong nhà để tự đổ cho đúng quy trình. Chiêu bài này bấy lâu nay vẫn diễn ra ở nhiều hộ nông thôn, nhưng ngay cả ở Thủ đô Hà Nội việc đi lừa đảo cũng không hiếm, nhất là khi mỗi đợt dịch bệnh bùng phát, người dân lo sợ sức khỏe của mình.

Bà Lan cho biết: “Rất may hôm đó chồng tôi ở nhà kiên quyết không cho phun, chứ thuốc họ phun không biết là thuốc gì khiến mình mê man, bất tỉnh và lấy cắp đồ đạc trong nhà thì thật là nguy hại. Đặc biệt ở khu dân cư của tôi các nhà đều đóng kín cửa cả ngày, hàng xóm ít để ý đến sinh hoạt của nhau nên rất mong mọi người cảnh giác”.

Theo quy định, khi xảy ra dịch bệnh tại cộng đồng thì quy trình kiểm soát dịch bệnh sẽ phải tuân thủ chặt chẽ vào quy trình kiểm soát dịch bệnh do Bộ Y tế quy định, có sự phối hợp của nhiều ngành từ trung ương đến địa phương, thành lập đội điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định. Hóa chất và thuốc trong công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai theo quy định, không thu phí trực tiếp từ người dân.  Vì vậy người dân cần cảnh giác cao độ với người lạ “tự xưng là cán bộ, nhân viên của phường”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.