Bí thư Thăng thêm động thái làm 'thỏa lòng dân'

Bí thư Thăng thêm động thái làm 'thỏa lòng dân'
(PLO) - Có thể có một thứ triết lý giáo dục mới khi Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đề xuất: “Những gì liên quan đến cơ chế chính sách, mô hình, khi quyết định phải dựa trên định hướng khoa học về giáo dục, đào tạo, không phụ thuộc vào ý chí chính trị, ý chí chủ quan của bất cứ cá nhân nào”.

Nhưng, trước khi xây dựng một nền giáo dục khoa học và nhân văn, phù hợp và hiện đại thì cần có những thay đổi cụ thể cả về tư duy và thực tế đang làm hỏng đi ý nghĩa, mục đích tốt đẹp của giáo dục. Một trong những vấn đề cụ thể gây bức xúc xã hội là dạy thêm, học thêm.

Trước yêu cầu của Bí thư Thăng “cấm dạy thêm, học thêm” đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh, có người thẳng thắn gọi việc dạy thêm, học thêm là một sự “lạm dụng giáo dục”. Cũng có một số ý kiến yếu ớt bênh vực việc dạy thêm với lý do “lương giáo viên thấp”. Ý kiến này thiếu thuyết phục bởi tương quan mặt bằng chung trong đội ngũ viên chức nhà nước, lương giáo viên không hề thấp.

Mặt khác, chính Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về việc không được dạy thêm, học thêm từ mấy năm nay. Tuy nhiên, trên thực tế việc này vẫn xảy ra, người ta tìm cách lách bằng yêu cầu phụ huynh phải viết đơn xin học cho con em. Đây cũng na ná như chiêu các trường sử dụng kiểu “sổ vàng” và các khoản đóng góp “tự nguyện”, đưa Hội phụ huynh ra làm lá chắn.

Trước đó, chủ trương xóa bỏ trường chuyên, lớp chọn cũng không thực hiện được khi các trường cố thủ trong cái gọi là “trường, lớp chất lượng cao”. Rõ ràng, tiền đã chi phối mục đích giáo dục.

Một điểm nữa cũng rất đáng lưu ý trong hiện tượng “chạy” trường diễn ra khá phổ biến hiện nay, đó chính là hệ lụy của việc bắt học sinh phải học đúng tuyến và việc thi tuyển vào các cấp học. Những động thái của ngành Giáo dục này đã hạn chế quyền hiến định của mọi người, đặc biệt là trẻ em là quyền được học, dù bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào.

Việc dạy thêm, học thêm ảnh hưởng xấu đến các em nhiều phương diện, kể cả làm xấu đi hình ảnh người thầy. Chính một quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát biểu, bắt trẻ em tiểu học đi học thêm là một việc làm “dã man”. Như vậy còn có cái cớ gì nữa để không chấm dứt cái việc mà cả xã hội không đồng tình này?!.

Cần có thời gian để thay đổi một nền giáo dục với kiến thức và phương pháp lỗi thời, cho ra những sản phẩm không theo mong muốn nhưng những việc gì có thể làm được để ngăn chặn việc “lạm dụng giáo dục” thì nên làm ngay. Chẳng hạn, việc cấm dạy thêm, học thêm nên trở thành một chế định pháp luật để kiểm soát quan hệ này! 

Đọc thêm

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.