Bị máu khó đông – “sống chung với lũ”

Mạnh nhìn ngón tay bị đứt, nước mắt vòng quanh. Máu vẫn chảy mặc dù Mạnh đã dùng đến phương án “khả thi” cuối cùng mà một cậu bé 10 tuổi có thể nghĩ ra – keo 502. Xin bạn đọc đừng vội nghĩ đây là chuyện bịa.

 Mạnh nhìn ngón tay bị đứt, nước mắt vòng quanh. Máu vẫn chảy mặc dù Mạnh đã dùng đến phương án “khả thi” cuối cùng mà một cậu bé 10 tuổi có thể nghĩ ra – keo 502. Xin bạn đọc đừng vội nghĩ đây là chuyện bịa.

Mạnh sợ nhất những lần thay răng, lần nào cũng chảy rất nhiều máu, đau buốt và không lần nào Mạnh không phải nằm viện vài ba ngày. Không ai có thể biết chắc cuộc sống của cậu bé sẽ kéo dài trong bao lâu. Không ai có thể biết chắc tai nạn sẽ ập đến lúc nào. Bố mẹ em từng rất hoang mang không biết căn bệnh đang tận phá cơ thể cậu bé. Mãi đến khi phải nhập viện sau một chấn thương nặng, gia đình mới biết cậu bé chỉ là một trong số khoảng 6.000 người ở Việt Nam mắc bệnh máu khó đông.

Nam dễ mắc bệnh hơn nữ

Thông thường khi mạch máu bị tổn thương gây chảy máu, cơ thể sẽ hình thành cục đông máu làm ngưng chảy máy. Nhưng nếu cơ thể thiếu hoặc bị giảm nồng độ một trong số các yếu tố đông máu sẽ gây ra tình trạng chảy máu kéo dài, gọi là bệnh máu khó đông (tên khoa học là hemophilia).

Theo Bác Nguyễn Thị Mai – Trưởng khoa Điều trị hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương: “Ngoài chức năng quy định giới tính, nhiễm sắc thể X còn chứa gene sản xuất yếu tố đông máu 8 và 9. Nam giới (có bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai NST đều mang bệnh (trường hợp này rất hiếm, chỉ gặp khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh). Vì vậy mà căn bệnh này hầu như chỉ thấy ở nam giới (khoảng 1/5.000 trẻ trai mới sinh), tỷ lệ nữ giới mắc bệnh rất thấp.

Hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh bắt buộc phải bổ sung yếu tố đông máu suốt đời. Nhưng việc này rất tốn kém. Ước tính, chi phí cho một người trưởng thành lên đến 30-50.000 USD/năm.

Làm các xét nghiệm về đông máu tại Trung tâm huyết học và truyền máu thành phố.
Làm các xét nghiệm về đông máu tại Trung tâm huyết học và truyền máu thành phố.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Người bệnh có thể bị chảy máu bất thường, do chấn thương hoặc sau phẫu thuật ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất ở máu cơ, khớp. Với người bệnh bị chảy máu khớp, chỉ cần chữa trị muộn sau 4 giờ người bệnh sẽ rất đau đớn, khớp sưng to và thời gian điều vì thế cũng kéo dài hơn. Người bệnh cũng thường bị chảy máu ở cơ cẳng chân, cơ đùi và cánh tay, gây sưng đau trong vài ngày. Chậm chữa trị cơ sẽ bị phá hủy, thậm chí có thể bị liệt.

Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu ở mặt, cổ và ngực, gây sưng nền chèn ép đường thở. Xuất huyết não hiếm khi xảy ra nhưng rất nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh. Với những vết đứt tay, chân, xước da có thể chảy máu kéo dài nhưng sẽ phục hồi sau vài ngày mà không cần điều trị. Ngoài ra, ở người bệnh máu khó đông, tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa cao gấp 5 lần so với người bình thường.

Sống an toàn đẩy lùi bệnh tật

Người bệnh máu khó đông nếu không được điều trị, hầu hết sẽ không sống qua tuổi 13. Nhưng nếu được chăm sóc, điều trị tốt vẫn có được tuổi thọ như người bình thường. “Nguyên tắc điều trị cơ bản của bệnh máu khó đông là dự phòng chảy máu. Tạo môi trường sống an toàn, hạn chế tối đa khả năng gây chấn thương, chảy máu là điều kiện tiên quyết để phòng bệnh”, bác sĩ Mai cho biết. Nếu mắc bệnh máu khó đông, bạn nên thường xuyên tập thể dục để rèn luyện cơ khớp để chống lại hiện tượng chảy máu trong. Những hoạt động như bơi, đi xe đạp, đi bộ cũng giúp cho khớp hoạt động tốt hơn. Chăm sóc răng miệng tốt giúp tránh viêm lợi, chảy máu chân răng.

Người bệnh cần tránh các môn thể thao đối kháng, các hoạt động mạnh, công việc nặng… Hạn chế tối đa việc tiêm bắp, châm cứu. Cần đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thống đông cầm máu như aspirin. Để giảm đau, người bệnh có thể dùng paracetamol hoặc paracrtamol kết hợp với codein để thay thế.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu không được chăm sóc, điều trị tốt từ bé, dẫn đến biến dáng cơ khớp thì bệnh càng nặng thêm ở giai đoạn sau. Mặt khác, trẻ nhỏ thường hiếu động và chưa ý thức được việc bảo vệ sức khỏe nên bố mẹ cần có những chế độ chăm sóc đặc biệt nếu con mình bị mắc bệnh này.

Nếu chọn cho bé những đồ chơi mềm, quần áo được đệm bông tại các vị trí dễ va chạm như khuỷu tay, gối, vai. Khi tiêm chủng cần lưu ý không tiêm bắp mà chuyển sang tiêm dưới da, sau khi tiêm giữ chặt bông trong 5 phút. Với trẻ mới tập đi cần bố trí một không gian rộng rãi, không có đồ dễ va đập, sàn nhà có thảm êm, giảm nguy cơ chấn thương cho trẻ.

Xử lý khi chảy máu tại nhà

Từ 18-72 giờ sau khi bị chấn thương chảy máu, sưng đau:

Lập tức chườm lạnh tại vị trí tổn thương bằng túi nước da, băng ép vết thương bằng băng chun, nâng cao vị trí tổn thương. Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bổ sung yếu tố đông máu.

Lưu ý: Không chườm nóng, massage hoặc uống thuốc đông y.

Từ 3-7 ngay sau:

Giảm sưng bằng thủy trị liệu 2/lần/ngày, 30 phút/lần: Ngâm vị trí tổn thương vào nước lạnh (10-15 độ C) hoặc chườm túi đá trong 1-2 phút. Tiếp tục ngâm vào nước ẩm (38-42 độ C) trong 4-5 phút, luân phiên nhau. Trong thời gian ngâm, massage nhẹ nhàng vùng tổn thương từ ngoài vào trong trong 5 hút. Băng ép và nâng cao tổn thương sau khi ngừng thủy trị liệu./.

Lam Hồng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.