Tặng quà cho quốc khách được xem là thông lệ trong tất cả các nền văn minh ở mọi thời đại, là một trong những nghi thức ngoại giao quan trọng không thể thiếu của mọi đất nước. Quà tặng là thông điệp cuối cùng mà khách sẽ mang về đất nước họ, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong các hoạt động.
Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động chính thức, món quà được các nguyên thủ quốc gia đem ra tặng nhau là thứ mà dư luận luôn rất quan tâm.
Món quà giao hảo
Lịch sử của chiếc bàn khởi đầu vào thế kỷ 19 có liên quan đến một con tàu của nước Anh tên là HMS Resolute. Đây là con tàu buôn đã được chính phủ Anh mua đểthực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu nhà thám hiểm người Anh John Franklin.
Tháng 4/1852, con tàu ra khơi nhưng đếncuối năm 1853 lạibị mắc kẹt giữa những tảng băng dày. Các thuỷ thủbuộc phải bỏ lại tàu ở Bắc Cực để trở về bằng một chiếc tàu khác của Anh. Qua thời gian, con tàu tự tách ra khỏi băng và trôi dạt giữa biển.
Có lẽ chiếc bàn Kiên định sẽ không thể xuất hiện nếu không có công của một người thợ săn cá voi tên George Henry. Năm 1855, ông Henry vô tình phát hiện con tàu H.M.S. Resolute bị bỏ hoang ngoài khơi đảo Baffin ở Bắc cực và đưa nó tới cảng New London, Connecticut, Mỹ.Chính phủ Mỹ đã mua lại con tàu với giá 40.000 USD, tân trang lại và trao trả cho Nữ hoàng Anh Victoria như một cử chỉthiện chí và hữu nghị giữa lúc quan hệ giữa hainước đang khá căng thẳng.
Tàu HMS Resolute quay trở về quê hương vào tháng 12/1856. Tại Anh, con tàu tiếp tục phục vụ trong lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh thêm nhiều năm nữa trước khi được “nghỉ hưu”vào năm 1876.
Lúc này, Nữ hoàng Anh Victoria đã ra lệnh sử dụng những tấm gỗ sồi trên tàu để làm ra 4 chiếc bàn, trong đóchiếc bàn lớn nhất nặng hơn 453kg được đặt tên theo con tàu HMS Resolute huyền thoại. Chiếc bàn được Nữ hoàng Anh gửi tặng Tổng thống Mỹ Rutherford B.Hayes như một món quà thiện chí vào năm 1880.Chiếc bàn có phần thiết kế phức tạp và rất tinh xảo.
Nhà Trắng. |
Chiếc bàn gắn liền với lịch sử
Truyền thống phổ biến của các tổng thống Mỹ và gia đình của họ là trang trí lại Nhà Trắng vào ngày họ chuyển vào đây. Một số tiến hành những cuộc cải tạo có giá hàng triệu USD nhưng có những người chỉ thực hiện một vài thay đổi nhỏ.
Song, dù sở thích của từng tổng thống Mỹ là gì thì có một điều không thay đổi. Đó là, kể từ khi được tặng sang Mỹ, chiếc bàn Kiên định đã được tất cả các tổng thống sử dụng kể từ thời ông Hayes, ngoại trừ các Tổng thống Johnson, Nixon và Ford.
Hayes là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ sử dụng chiếc bàn này, thế nên một số người thường hay gọi bàn Kiên định là Hayes Desk. Ông Hayes rất thích chiếc bàn này và dùng để làm việc chính trong Văn phòng Tổng thống. Thời điểm này, khu vực Cánh Tây và cả phòng Bầu Dục vẫn chưa được xây dựng nên văn phòng của Tổng thống nằm trên tầng 2 của Nhà Trắng.
Năm 1902, Văn phòng Tổng thống được chuyển đến Cánh Tây, chiếc bàn cũng được đưa theo.Vào thời Tổng thống Theodore Roosevelt, bàn Kiên định không được sử dụng mà thay vào đó, ông Roosevelt sử dụng một chiếc bàn khác do những nhà thiết kế khu vực Cánh Tây chế tạo, có tên bàn Roosevelt.
Mặc dù chiếc bàn Kiên định không được Tổng thống Roosevelt lựa chọn nhưng chính ông đã đưa hình ảnh chiếc bàn xuất hiện trở lại với công chúng khi thực hiện các buổi trò chuyện ở khu vực có chiếc bàn.
Cũng chính Tổng thống Roosevelt đã cho lắp thêm một tấm gỗ phía trước bàn để che đôi chân phải nẹp của mình. Tấm bảng gỗ, theo yêu cầu của Roosevelt, được khắc con dấu tổng thống. Về sau, tấm bảng gỗ được Tổng thống Truman thay thế bằng con đại bàng khi ông vào Nhà Trắng năm 1945.
Sau quá trình cải tạo Nhà Trắng theo yêu cầu của Tổng thống Truman diễn ra từ năm 1948 đến 1952, chiếc bàn được đặt trong Phòng Phát thanh ở Tầng trệt. Tại đây, nó được Tổng thống Dwight D. Eisenhower sử dụng trong các chương trình phát thanh và truyền hình. Đến năm 1961, Đệ nhất phu nhân lúc đó là Jacqueline Kennedy tìm thấy chiếc bàn Kiên định đã bị bỏ quên nhiều năm và đưa nó vào Phòng Bầu dục.
Kể từ đó, chiếc bàn chính thức được đặt tại đây. Năm 1963, sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, chiếc bàn Kiên định đi chu du thiên hạ trong đợt trưng bày của Thư viện Kennedy trước khi dừng chân tại Viện Smithsonian ở Washington để triển lãm.
14 năm sau, Tổng thống Jimmy Carter phát hiện chiếc bàn và quyết định đưa nó trở lại Nhà Trắng. Chỉ trừ thời Tổng thống George H.W.Bush (Bush cha) từ năm 1989 đến 1993, Resolute vinh dự được gắn bó với các tổng thống Mỹ cho đến tận bây giờ.
Tâm điểm của dư luận
Trên thực tế, chiếc bàn Kiên định chỉ thật sự trở nên nổi tiếng và đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi ngườisau khi tạp chí Look công bố những bức ảnh con trai ông Kennedy là John đang bò qua gầm bàn làm việc của bố. Nhờ bức ảnh, công chúng mới quan tâm nhiều hơn đến chiếc bàn làm việc này.
Ngoài ra, chiếc bàn này cũng vài lần bị “vạ lây” trong một số trường hợp gây bão dư luận, điển hình là vụ việc bức ảnh Tổng thống Barack Obama trong một tư thế không trang trọng với một chân gác lên bàn khi đang nói chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hồi năm 2013.
“Tổng thống lúc đó để chân lên bàn, mặt lạnh lùng, bàn tay siết chặt như thể đang ra lệnh cho ông Netanyahu. Ông Obama chắc chắn biết rằng ở Trung Đông không có điều gì sỉ nhục hơn việc chĩa đế giày vào người khác”, một tờ báo lúc bấy giờ chỉ trích.Những bức ảnh các tổng thống Mỹ khác từng gác chân lên bàn như Gerald Ford, George W. Bush (Bush con) cũng được từng trở thành tâm điểm chú ý cùng với những bình luận kiểu như hành động mang tính chất chỉ trích.
Khi ông Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng vào năm 2017, chiếc bàn Kiên định đã được vị tổng thống này “làm mới” theo cách riêng của ông ta. Cụ thể, nếu như trước đây, trên mặt bàn thường chỉ để 2 chiếc điện thoại đặc biệt và 1 chiếc hộp gỗ hình chữ nhật thì đến thời ông Trump, nó được đặt thêm một món đồ chơi mới chưa từng có là một cái nút đỏ gắn trên chiếc hộp gỗ vốn được các đời tổng thống trước dùng để gọi trợ lý.
Với thiết bị này, khi ông Trump ấn chiếc nút đỏ, ngay lập tức ông sẽ được phục vụ tại chỗ một ly coca-cola. “Ai cũng lo lắng khi tôi bấm nút đó”, ông Trump cười khi nói chuyện với phóng viên Financial Times. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chiếc nút đỏ chỉ đơn giản là để ông Trump gọi phục vụ.
Thậm chí, vì nó xuất hiện ở một nơi rất quan trọng, gần nhân vật rất quan trọng như vậy, lại có màu đỏ nhìn rất “nghiêm trọng” nên nhiều người nghĩ rằng nó chính là chiếc nút kích hoạt vũ khí hạt nhân của Mỹ!
Với hơn 150 tuổi, chiếc bàn Kiên định đến nay trở thành một chứng nhân quan trọng trong lịch sử nước Mỹ. Không chỉ có nguồn gốc mang đầy ý nghĩa, mà cònẩn chứa cả dòng chảy lịch sử của cả nước này.
Đến nay, bàn Kiên định là vật dụng được nhiều đời tổng thống thuộc các đảng phái hay khuynh hướng chính trị khác nhau của nước này sử dụng. Qua thời gian, cùng với những món đồ quan trọng khác, chiếc bàn Kiên định cũng đã trở thành một vật biểu tượng của nước Mỹ cho sự chuyển giao quyền lực giữa các thời kỳ tổng thống.