Bí mật những chiếc ấn thiêng

Bí mật những chiếc ấn thiêng (Ảnh: Internet)
Bí mật những chiếc ấn thiêng (Ảnh: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đầu năm khai Xuân, những chiếc ấn thiêng khác đang là nỗi khao khát của nhiều người. Những chiếc "ấn vua ban" này có thực sự mang một năng lực siêu nhiên cho người sở hữu? 

Khai ấn đền Trần là một lễ hội quan trọng, thu hút đông đảo du khách mỗi năm

Lễ hội khai ấn đền Trần ở tỉnh Nam Định được coi là một lễ hội nổi tiếng, thu hút hàng triệu người dân, du khách thập phương đến với mảnh đất Thành Nam để xin ấn, dâng lễ, cầu may và xin tài lộc.

Năm 2023, mặc dù trời mưa khá to nhưng hàng ngàn du khách thập phương vẫn đội mưa để được vào xin lộc ấn. (Ảnh: Báo Tổ Quốc)

Năm 2023, mặc dù trời mưa khá to nhưng hàng ngàn du khách thập phương vẫn đội mưa để được vào xin lộc ấn. (Ảnh: Báo Tổ Quốc)


Theo thông tin từ cơ quan chức năng TP Nam Định, tỉnh Nam Định, sáng ngày 20/02/2024 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Trần – chùa Tháp thuộc phường Lộc Vừng, TP Nam Định đã diễn ra lễ rước kiệu Ngọc Lộ (rước chân nhang của Vua Trần Nhân Tông).

Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ được thực hiện bởi các cụ cao niên và nhân dân làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định. Được biết, đây là nghi thức quan trọng, mở đầu cho lễ hội Khai ấn đền Trần, Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, nghi thức rước hương linh Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông về bái yết tiên tổ triều Trần và chứng kiến nghi lễ thờ thủy tổ dòng họ. Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ còn mang ý nghĩa tri ân công đức các bậc tổ tiên, dung hòa các tôn giáo, tín ngưỡng và giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu.

Đúng 7h30 ngày 20/02, nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ bắt đầu với sự tham gia của đoàn rước khoảng 300 người gồm: Đội lân, rồng, đội cờ ngũ sắc, nghi trượng, dàn bát âm, đoàn tế nam quan, đoàn tế nữ quan, kiệu sứ giả, kiệu Ngọc Lộ,... theo sau là các phật tử xuất phát từ đền Thiên Trường sang chùa Phổ Minh.

Tại đây, các cụ cao niên thực hiện các nghi lễ xin chân nhang tại ban thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông (vị vua thứ ba của nhà Trần), cùng là người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Sau đó, siêu hương được đặt trên kiệu Ngọc Lộ và rước về đền Thiên Trường.

Siêu hương được đặt vào kiệu Ngọc Lộ và rước về đền Trần. (Ảnh: Sức khỏe và đời sống)

Siêu hương được đặt vào kiệu Ngọc Lộ và rước về đền Trần. (Ảnh: Sức khỏe và đời sống)

Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ tại Đền Trần đã có từ rất lâu đời, sau này dần bị mai một và thất truyền đầu thế kỷ XX.

Để tái hiện lại đầy đủ các nghi lễ chính trong lễ hội khai ấn đền Trần với đầy đủ bản sắc, năm 2015, tỉnh Nam Định đã phục dựng lại nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ vào ngày 11 tháng Giêng hằng năm. Qua đó, nhằm hoàn thiện các nghi lễ cốt lõi trong các hoạt động lễ hội khai ấn đền Trần.

Theo đại diện Ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, lễ hội khai ấn đền Trần Xuân Giáp Thìn năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 20/2 đến ngày 25/2 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng). Trong đó, ngày 11 tháng Giêng (20/2) tổ chức lễ rước Kiệu Ngọc Lộ; ngày 12 tháng Giêng (21/2) tổ chức lễ rước Nước, tế Cá.

Ngày 14 tháng Giêng (23/2): từ 22h15 đến 22h40 thực hiện nghi lễ dâng hương, từ 22h40 đến 23h10 tổ chức nghi lễ rước Kiệu ấn, từ 23h15 thực hiện nghi lễ khai ấn. Tuy thời gian diễn ra muộn nhưng vẫn thu hút một lượng lớn người dân, phật tử về chiêm bái. Lễ khai ấn được diễn ra với 3 nghi thức: Dâng hương, rước kiệu ấn và khai ấn tại Tiên Miếu nhà Trần (phủ Thiên Trường).

Từ 5h ngày 15 tháng Giêng (24/2) tổ chức phát ấn cho người đi lễ hội tại 3 địa điểm: Nhà Giải vũ, Nhà Trưng bày, Đền Trùng Hoa.

Ngày 16 tháng Giêng (25/2) tổ chức tế, lễ Tết thượng nguyên tại đền Cố Trạch và làm lễ dâng chúc văn hoàn cung.

Bản chất của chiếc ấn ngày xưa?

Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược, được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công trong việc đánh giặc.

Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Sau này trên nền phủ Thiên Trường, nhân dân đã xây dựng khu di tích đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Trần Hưng Đạo cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc.

Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt.

Năm 2011, trong đề án "Khôi phục lễ hội đền Trần", các chuyên gia lịch sử, ấn tín cùng các nhà văn hóa dân gian đã xác định, chiếc ấn dùng trong lễ khai ấn đền Trần hiện nay không liên quan gì đến triều chính mà chỉ là chiếc ấn bình thường của phủ đền xưa, làm bằng gỗ. Do vậy, ấn không mang lại lợi lộc trong thăng quan tiến chức như nhiều người lầm tưởng.

Một chuyên gia trực tiếp thực hiện đề án cho biết: "Phủ Thiên Trường xưa - nơi các thái thượng hoàng nhà Trần về nghỉ ngơi được coi như một phần của triều chính.

Trong thiết triều nhà Trần có việc đóng ấn, khai ấn, tượng trưng cho kết thúc năm cũ và mở đầu năm làm việc mới. Vì địa điểm được coi là thiết triều nên người ta coi đây là ấn triều chính. Điều này không đúng.

Theo truyền thống, nhất là đạo giáo thường có những hình thức bùa chú dùng để trấn yểm, phù trợ cho con người khi khoa học chưa phát triển.

Trong đền, phủ luôn có các ấn mang tính chất hộ mệnh và chiếc ấn đền Trần cũng có ý nghĩa như vậy. Chữ "Phúc" trong bốn chữ "Tích phúc vô cương" khắc trên viền bản ấn được các giáo sư Hán học và chuyên gia ấn tín diễn nôm ra là phúc đức dài lâu, nối tiếp, kéo dài chứ không thể hiểu đơn giản là phúc lộc.

Chuyên gia này cho rằng đang có một cuộc khủng hoảng về giá trị của ấn đền Trần, lá ấn cũng như lễ khai ấn. Xưa kia, khai ấn đền Trần là lễ hội mang tính chất vùng miền của tỉnh Nam Định, nhưng hiện giờ có xu hướng mở rộng với sự tham gia của nhiều người, thậm chí là quan chức.

Lễ hội tạo ra tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, nơi người ta kiếm ra tiền, làm du lịch... Do vậy, người ta gán ghép cho nó các ý nghĩa mới để thu hút người tham dự. Quy luật lan truyền mạnh của văn hóa dân gian cùng với tác động của truyền thông cũng góp phần rất lớn vào câu chuyện này.

Có thể nói rằng, bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn.

Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu.

Nhiều người lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, hàng năm, nhiều người đổ về chen lấn, xô đẩy, tập trung lúc nửa đêm tại hội đền Trần để xin Ấn.

Thế nhưng, họ đâu biết rằng những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.

Hàng năm, dòng người lũ lượt đổ về đền Trần xin Ấn (Ảnh: Internet)

Hàng năm, dòng người lũ lượt đổ về đền Trần xin Ấn (Ảnh: Internet)

Một số nơi khác phát Ấn dịp đầu Xuân

Khu di tích danh thắng Yên Tử, Quảng Ninh: Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, Phật tử và du khách về với vùng đất phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.

Năm nay Lễ khai hội Xuân Yên Tử truyền thống được tổ chức theo hướng trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, mang đậm bản sắc của dân tộc. Trong đó phần lễ khai hội với các nghi thức, như: Gióng trống, thỉnh chuông khai hội; các nghi lễ tâm linh (dâng lễ, lễ cầu Quốc thái Dân an; lễ đóng dấu thiêng Yên Tử).

Ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, Hội Xuân Yên Tử năm nay có các hoạt động văn hoá đặc sắc như: Đêm Hội hoa đăng, cầu nguyện Quốc thái dân an; tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực Làng Nương Yên tử; biểu diễn nghệ thuật, múa rồng, lân, võ thuật cổ truyền; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử, ẩm thực của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử...

Lễ khai hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ngàn đời mà các thế hệ cha ông ta đã để lại.

Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng (TX Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh): Vào ngày 10 tháng Giêng hằng năm, nghi lễ khai ấn được tổ chức để tưởng nhớ, tri ân công lao của Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng, giáo dục về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây cũng là dịp để quảng bá đề án phát triển văn hóa du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Ngay sau lễ tế cầu quốc thái dân an, Ban tổ chức và các đại biểu sẽ tiến hành nghi lễ khai ấn, phát ấn cho du khách thập phương và các phật tử.

Đền thờ Đức Thánh Trần, phường Phủ Hà (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm): Ngày 10/2, (mùng 1 Tết), Ban Quản lý di tích tổ chức Lễ hội khai ấn đầu xuân Giáp Thìn 2024 với nhiều nội dung phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lễ hội khai ấn đầu xuân Giáp Thìn 2024 tại đền thờ Đức Thánh Trần là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục và giá trị nhân văn sâu sắc, vừa thể hiện lòng thành kính biết ơn các bậc tiền nhân đã có công giữ nước, vừa cầu mong đất nước thanh bình, mọi người, mọi nhà an lành, vạn sự như ý, bách sự hanh thông.

Đại Nội Huế: Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu.

Theo đúng nghi thức xưa, lễ hạ nêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện trang trọng, bao gồm các phần như: Cúng nêu, nhạc lễ và tiến hành hạ cây nêu dựng vào ngày 23 tháng Chạp tại Triệu Miếu và Thế Miếu, nơi thờ các chúa Nguyễn. Đây là nghi thức tại hoàng cung triều Nguyễn nhằm đánh dấu kỳ nghỉ Tết kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.

Sau khi cây nêu được hạ, Kim ấn (được mô phỏng phục chế) lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ "Phú - Thọ - Khang - Ninh" mang ý nghĩa: Giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh và bình yên. Những chữ này người xưa quan niệm cầu chúc yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.

Ngay sau đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện nghi thức khai ấn cung chúc tân Xuân, khai chữ đầu năm tặng du khách khi đến thăm khu Di sản Hoàng cung Huế.

Kim ấn được đóng vào các bức thư pháp có viết chữ: Phúc, Lộc, Thọ, Cát tường, Bình an… mang thông điệp, lời chúc về những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới đối với du khách, người dân khi xin chữ trong ngày đầu năm.

Lễ khai ấn đền Trần trên đất Thổ Khối, Yên Dương, Thanh Hóa: Không có quy mô như lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) nhưng lễ hội khai ấn đền thờ Trần Hưng Đạo, xã Yên Dương mang nhiều nét đặc sắc, ý nghĩa, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng tham dự. Diễn ra trong các ngày 14, 15 tháng Giêng hàng năm, lễ hội khai ấn đền thờ Trần Hưng Đạo, xã Yên Dương được tổ chức nhằm bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc đến công đức của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và các bậc tiền nhân, gửi gắm mong cầu, ước vọng về một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, mọi sự hanh thông, phát triển...

Nghi thức khai ấn được thực hiện vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng, chính quyền sở tại và thủ từ làm lễ đóng ấn vào giấy bản (sau này là ấn vải), sau đó người dân sẽ xếp hàng lần lượt vào đền xin ấn.

Lễ khai ấn đền thờ Lý Thường Kiệt làng Ngọc Xá, xã Hà Ngọc, Thanh Hóa: Đền thờ Lý Thường Kiệt (còn có tên gọi khác là đền Lý Thái úy hoặc đền Lý Đại vương). Vào ngày 25 tháng Giêng hằng năm, đông đảo các thế hệ Nhân dân xã Hà Ngọc, Hà Trung và nhiều nơi lân cận háo hức, rộn ràng tham dự lễ khai ấn đền thờ Lý Thường Kiệt. Lễ khai ấn đền thờ Lý Thường Kiệt thường bắt đầu bằng màn trống hội, lễ dâng hương. Phần lễ chính là lễ tế truyền thống do hội người cao tuổi xã Hà Ngọc đảm nhiệm. Khi tiếng chiêng vang lên, các nghi thức tế lễ bắt đầu trong không khí trang nghiêm. Phần hội diễn ra tại không gian khuôn viên trước đền với các trò chơi dân gian.

Lễ khai ấn đền thờ Lý Thường Kiệt với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu cho quốc thái dân an, mọi người chung hưởng lộc ấn “tích phúc vô cương”, mùa màng bội thu... Đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đối với các bậc tiền nhân, công đức vô lượng với dân với nước.

Đọc thêm

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.