Chốn hoạt động riêng tư cùng người lạ

Chốn hoạt động riêng tư cùng người lạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khi kết nối thực tế ngày càng ít dần thì The Airy Space ra đời như một giải pháp. Tại đây, những người xa lạ tìm thấy sự đồng điệu qua những hoạt động giản dị, đời thường.
Mọi người cùng nhau thưởng thức bộ phim nhẹ nhàng trong không gian ấm cúng.

Mọi người cùng nhau thưởng thức bộ phim nhẹ nhàng trong không gian ấm cúng.

19h tối thứ Sáu, đẩy cánh cửa gỗ nâu sẫm trên tầng 5 của khu tập thể cũ tại phố Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một không gian ấm áp mở ra với ánh đèn vàng dịu nhẹ và mùi thơm của thức ăn đang chuẩn bị. Tiếng nhạc chill vang lên từ chiếc loa nhỏ nơi góc phòng, hòa cùng tiếng trò chuyện, tiếng cười của khoảng mười con người – tất cả đều là những người xa lạ, lần đầu gặp mặt.

Không ai biết ai từ trước, nhưng mọi người nhanh chóng tìm thấy sự đồng điệu trong những thao tác quen thuộc: người rửa rau, người cắt rau củ quả, người thái thịt... Tất cả cùng chung tay làm nên những món ăn tưởng như đơn giản nhưng lại tạo nên sự gắn kết: sủi cảo, nấm cuộn rong biển,… Mỗi thao tác nhỏ được thực hiện một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, không vội vàng, không quá ồn ào.

Không khí trong phòng không quá náo nhiệt, cũng chẳng hoàn toàn yên tĩnh đủ để ai đó mới bước vào cũng thấy lòng mình lắng xuống, bớt đi một chút căng thẳng của cuộc sống ngoài kia.

Khi kết nối không chỉ là một cú “click chuột”

Trong một thế giới mà con người ngày càng gắn bó với các thiết bị điện tử, khái niệm “kết nối” dần bị bó hẹp trong những cuộc trò chuyện qua màn hình. Theo báo cáo “Cuộc sống số của người Việt Nam” (Digital life among Vietnamese) có tới 59% bạn trẻ trong độ tuổi 18 - 29 cho biết họ dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội. Với nhóm từ 30 - 39 tuổi, con số này vẫn ở mức cao 31%.

Mọi người vui vẻ cùng nhau chuẩn bị những món ăn cho buổi tối.

Mọi người vui vẻ cùng nhau chuẩn bị những món ăn cho buổi tối.

Thói quen “online” quá nhiều khiến sự hiện diện ảo ngày càng chiếm ưu thế, trong khi kết nối thực tế giữa người với người lại trở nên hiếm hoi và gượng gạo. Trong bối cảnh đó, một mô hình có tên The Airy Space đã được hình thành với mong muốn tạo ra một không gian trải nghiệm mới – nơi những người xa lạ có thể cùng nhau tham gia các hoạt động đời thường trong một không gian vừa đủ thân mật, vừa đủ riêng tư để không ai phải ngại ngùng hay lo sợ bị đánh giá.

Một không gian kết nối riêng tư cho những vị khách xa lạ

Một buổi tối nơi những người xa lạ gặp nhau, cùng nấu ăn, trò chuyện và tạo nên kết nối riêng tư.

Một buổi tối nơi những người xa lạ gặp nhau, cùng nấu ăn, trò chuyện và tạo nên kết nối riêng tư.

Một không gian văn hóa nhỏ bé nhưng đầy sức sống, nơi phòng khách có thể biến thành rạp chiếu phim, sân khấu nghệ thuật hay đơn giản là chốn dừng chân để kết nối và lắng nghe. Vào dịp cuối tuần sẽ có những chủ đề, sự kiện khác nhau, không gian sẽ thay đổi linh hoạt từ buổi nấu ăn cùng nhau, buổi xem phim, đến những buổi khiêu vũ, âm nhạc và một số hoạt động sáng tạo khác.

Trong từng sự kiện sẽ có khoảng 10 - 12 người tham gia và chi phí từ 100 - 120 nghìn đồng tùy vào sự kiện chủ yếu để mua đồ ăn, nguyên liệu, tổ chức các trò chơi. Mỗi hoạt động tại đây đều mang một màu sắc riêng khơi dậy sự sáng tạo, kết nối những người xa lạ lại với nhau, mang đến những trải nghiệm đậm chất cá nhân và đầy ý nghĩa.

Từ ý tưởng lạ lùng đến trải nghiệm chữa lành

“Tại sao không tạo ra một hoạt động mà ở đó, những người mang cảm giác khó kết nối giống mình có thể dễ dàng trò chuyện với nhau?”, đó là câu hỏi chất chứa nhiều suy tư, đã thôi thúc Di Trần - đồng sáng lập The Airy Space hiện thực hóa mô hình trải nghiệm riêng tư cùng người lạ.

Xuất phát từ những trải nghiệm cá nhân và hành trình tham gia các sự kiện cộng đồng trước đó, Di mong muốn tạo nên một không gian không ràng buộc, nơi người trẻ có thể tạm gác lại bộn bề công việc và những áp lực vô hình để tìm đến sự kết nối chân thật.

Di Trần - Người đồng sáng lập ra không gian hoạt động The Airy Space.

Di Trần - Người đồng sáng lập ra không gian hoạt động The Airy Space.

Di kể lại những ngày đầu tổ chức với sự ngẫu hứng và tò mò: “Lúc mới bắt đầu, mình chỉ nghĩ đơn giản mọi người tham gia nấu ăn, xem phim, rồi ngồi chơi với nhau”. Nhưng chính sự không sắp đặt đó lại mang đến bất ngờ: “Có lần mình ngủ quên giữa lúc diễn ra sự kiện, đến 6 giờ sáng tỉnh dậy, mình thấy mọi người vẫn còn ngồi ở đó, trò chuyện với nhau - những con người mà vài tiếng trước đó vẫn là người xa lạ. Đó là một niềm vui nhỏ, nhưng rất thật”.

Những trải nghiệm thực được Di Trần hiện thực hoá qua các buổi hoạt động riêng tư này, anh đã mang đến sự kết nối thực giữa những con người xa lạ, “Có thể mình không quen bạn nhưng mình sẽ nhờ bạn thái hộ mình quả cà chua, nhờ bạn gói hộ mình cái nem. Qua những hành động đó mọi người đã tạo cái sự kết nối với nhau tự nhiên hơn” Di Trần bộc bạch.

Với nhịp sống bận rộn và cường độ công việc cao, chị Vân (25 tuổi), một nhân viên văn phòng tìm đến hoạt động riêng tư này như một cách để “giải nén” sau giờ làm. “Mình thấy hoạt động riêng tư cùng người lạ rất vui. Ở đó, mình có thể trò chuyện, nấu ăn cùng những người bạn xa lạ và tận hưởng cảm giác được kết nối một cách tự nhiên không gượng ép, không ồn ào”.

Tham gia chuẩn bị món ăn cùng nhau, các thành viên tạo nên không khí ấm cúng và gắn kết.

Tham gia chuẩn bị món ăn cùng nhau, các thành viên tạo nên không khí ấm cúng và gắn kết.

Không chỉ là một trải nghiệm ngẫu hứng, với chị Vân, đây còn là cơ hội để mở rộng vòng tròn xã hội theo một cách nhẹ nhàng và khác biệt. “Mình có thể làm quen với những người cùng sở thích, những người cũng đang tìm kiếm một không gian không quá đông đúc, đủ yên để mọi người có thể chia sẻ, trò chuyện cùng nhau”.

Còn với chị Hạnh (23 tuổi), lý do tham gia lại đến từ tinh thần cởi mở và ham trải nghiệm. “Sau một ngày dài bận rộn, mình muốn đi đâu đó thư giãn, thử điều gì mới. Thế là mình đăng ký tham gia”. Và chỉ đơn giản như vậy, hành trình gặp gỡ người lạ của chị Hạnh bắt đầu không kỳ vọng, không áp lực, nhưng đầy cảm xúc.

Chị Hạnh - host của buổi nấu ăn chuẩn bị đồ cho mọi người cùng nhau làm đồ ăn.

Chị Hạnh - host của buổi nấu ăn chuẩn bị đồ cho mọi người cùng nhau làm đồ ăn.

Nơi sự đồng điệu tạo nên giá trị

The Airy Space nổi bật như một giải pháp đáp ứng nhu cầu kết nối thực tế đang ngày càng thiếu vắng hiện nay. Mô hình độc đáo này đã giúp tạo dựng một không gian chữa lành, nơi những người xa lạ có thể dễ dàng tìm thấy sự gắn kết thông qua các hoạt động đời thường. Như chia sẻ của chính Di Trần, chính điều này, dù nhỏ bé nhưng đã vun đắp những kết nối hết sức tự nhiên và chân thành.

Không chỉ vậy, nơi đây còn là một môi trường lành mạnh cho từng người tham gia, khuyến khích tối đa việc giao tiếp và chia sẻ. Những người trải nghiệm có thể còn e dè, tự ti trong giao tiếp, sau khi tham gia họ cảm thấy sự thoải mái và được là chính mình. Không gian này là nơi để họ có thể mở rộng các mối quan hệ xã hội, giải tỏa căng thẳng và tìm lại cân bằng trong cuộc sống.

Niềm vui và sự hài lòng của khách tham gia thể hiện qua những nụ cười rạng rỡ.

Niềm vui và sự hài lòng của khách tham gia thể hiện qua những nụ cười rạng rỡ.

Những mô hình tạo ra không gian trải nghiệm đều có những thử thách riêng, câu chuyện đầy tâm huyết của Di Trần và những khoảnh khắc ấm áp của những người tham gia là minh chứng rõ ràng nhất cho giá trị mà không gian này mang lại. Bên trong căn phòng tại khu tập thể cũ số những tâm hồn xa lạ lại tìm thấy sự đồng điệu, tạo thành một cộng đồng gắn kết giữa nhịp sống hối hả nơi đô thị.

Tin cùng chuyên mục

Mỗi người cần kiên nhẫn thay đổi các thói quen xấu. (Ảnh minh họa - Nguồn: Koi Fitness)

Cẩn thận trước những xu hướng chữa lành tiêu cực

(PLVN) - Cuộc sống áp lực khiến nhiều người phải sử dụng đến các phương pháp chữa lành như thiền định, đi du lịch, làm thiện nguyện, chăm sóc thú cưng... Tuy nhiên, thay vì hướng đến một cuộc sống lành mạnh, một số người lại “ăn thùng, uống vại”, mua sắm quá độ, lên mạng Internet thâu đêm để giải tỏa căng thẳng. Thay vì chữa lành, những cách giảm stress này đang ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ.

Đọc thêm

Trao Giải Báo chí Phật giáo

Theo Hòa thượng Thích Gia Quang, truyền thông Phật giáo không chỉ là phương tiện hoằng pháp mà còn là sứ giả của từ bi, trí tuệ, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, hướng thiện, nhân văn. (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) -  Chiều 6/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ trao Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất năm 2024 và phát động Giải Báo chí Phật giáo năm 2025.

Tâm sự của Nguyễn Hiếu - người đầu tiên đưa yoga online miễn phí đến phụ nữ Việt

Nguyễn Hiếu cho rằng bản thân cảm thấy hạnh phúc khi thấy những người phụ nữ khỏe mạnh, vui vẻ và tràn đầy năng lượng mỗi ngày. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong suốt hơn 15 năm qua, cái tên Nguyễn Hiếu Yoga đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi với hàng triệu phụ nữ Việt. Không chỉ là một huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp, Nguyễn Hiếu còn được biết đến là người đầu tiên tiên phong đưa yoga lên nền tảng online, mở ra cơ hội tập luyện cho những người không có điều kiện đến phòng tập, đặc biệt là các bà mẹ, phụ nữ nội trợ, người cao tuổi và những người bận rộn.

Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại chùa Chuông - Biểu tượng tâm linh lan tỏa giữa lòng Phố Hiến

Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại chùa Chuông - Biểu tượng tâm linh lan tỏa giữa lòng Phố Hiến
(PLVN) - Trong hai ngày 28 - 29/5/2025, sự kiện chiêm bái Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại chùa Chuông (phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên) đã thu hút hơn 500 nghìn lượt người dân và du khách thập phương tới hành hương, đảnh lễ. Đây không chỉ là sự kiện tâm linh đặc biệt mà còn là dịp lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa, từ bi, hòa bình và nhân văn sâu sắc đến cộng đồng.

Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Đại lễ cung rước Xá lợi Phật

Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Đại lễ cung rước Xá lợi Phật
(PLVN) -  Đại lễ cung rước, tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật, Bảo vật Quốc gia Ấn Độ tại TP Đà Nẵng dự kiến thu hút hàng trăm nghìn lượt tăng ni, Phật tử và du khách. Thành phố đang triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và công tác hậu cần phục vụ sự kiện quan trọng này.

Phụ nữ đừng âm thầm 'tự chữa lành' bạo hành

Việc người bị bạo hành không rời đi là “hiện tượng mắc kẹt sang chấn” - tình trạng mắc kẹt về mặt tâm lý trong một môi trường đầy đe dọa và bạo lực. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Gần đây, trường hợp một nghệ sĩ bị quay lại cảnh đánh vợ và đoạn clip này đã lan truyền mạnh mẽ. Sau đó, người vợ đã lên tiếng và cho rằng việc “vợ chồng bạo lực” không có gì đáng nghiêm trọng và mong cộng đồng bỏ qua. Tình huống nạn nhân bạo lực gia đình âm thầm “tự chữa lành” như thế này tiếc rằng tương đối phổ biến và đó là một phần nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực gia đình khó được giải quyết dứt điểm, thậm chí là có phần gia tăng hơn.