Thanh minh trong tiết tháng ba…

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. (Ảnh: congvienthienduc.com)
Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. (Ảnh: congvienthienduc.com)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thắp nén hương thơm lên phần mộ người quá cố, người ta chẳng những để tưởng nhớ người thân đã không còn trên thế gian này mà còn là để tự vấn về cái hữu hạn của kiếp người…

Đối với người Á Đông nói chung, người Việt nói riêng, phần mộ ông bà tổ tiên thật là quan trọng. Ai cũng mong muốn cho “mồ yên mả đẹp”, lại có câu “sống về mồ về mả, chẳng ai sống về cả bát cơm”. Người ta sợ nhất là “động mồ động mả”.

Không rõ tục “tảo mộ” vào dịp tiết Thanh minh có từ bao giờ. Xét về nguyên nghĩa của từ thì “Thanh” nghĩa là thanh lọc, thanh khiết, chỉ sự “sạch sẽ” hay “trong lành”, “Minh” mang nghĩa là tươi sáng. Thanh minh là bầu trời thời gian đó quang đãng, sáng sủa. Thanh minh vốn là 1 trong 24 tiết khí trong lịch cổ truyền phương Đông, thường rơi vào khoảng ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch, sau tiết Xuân phân chừng nửa tháng.

Xét về mặt thời tiết, khí hậu miền Bắc từ thời điểm Thanh minh trở đi, mưa phùn, nồm ẩm gần như đã chấm dứt. Tiết trời chuyển dần vào hè trở nên trong sáng, dễ chịu hơn. Thế nên, sau một mùa đông, cỏ cây thu mình trong sương giá cũng dịp này đâm chồi phát triển mạnh mẽ.

Ngày xưa, hầu như tất cả mộ phần đều nằm ngoài đồng, đắp đất chứ đâu có xây gạch xi măng kiên cố như bây giờ. Dịp này, người trong gia đình, trong họ họp nhau ra đồng “tảo mộ”, thăm viếng tất cả các mộ phần của ông bà tổ tiên. Cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết thì đắp bồi, mặt bia được rửa, các dòng chữ được tô mực lại, thắp ba nén hương cắm trên mộ tỏ lòng tưởng nhớ.

“Cuộc thăm mộ ngày Thanh minh là một trong những hành vi tôn kính thiêng liêng nhất mà người sống có thể bộc lộ với người chết. Như ta biết, mồ mả được giữ gìn một cách thành kính ở Việt Nam cho đến lúc gia tộc tuyệt diệt. Chẳng ai trong họ có quyền di chuyển mồ mả, hay chỉ sửa lại tí chút, nếu không có sự thỏa thuận của cả họ”, học giả Nguyễn Văn Huyên ghi trong một nghiên cứu.

“Bách thiện hiếu vi tiên” (trăm điều thiện, hiếu đầu tiên). Trong niềm hiếu thảo sâu sắc, người ta năm nào cũng làm lễ Thanh minh. Bằng cách cử hành những lễ nghi, thăm viếng phần mộ người đã khuất, người sống chẳng những tăng cường mối liên hệ ràng buộc với người thân, “xích gần lại với người đã chết”, trong suy nghĩ "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn", tưởng như người thân còn lẩn khuất đâu đây.

Và lúc lặng im trong khói hương trầm, lặng im giữa những ngôi mộ, tĩnh tâm, trong một sợi dây vô hình, người ta không chỉ tưởng nhớ đến những bóng hình đã “về bên kia núi” mà cũng còn là dịp để nghĩ về đời mình. Cái kiếp người hữu hạn mong manh. Rồi đây, mình cũng như tất cả mọi người kia, cũng chỉ còn là một nấm đất "bên đời hiu quạnh"…

“Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” – Nguyễn Du đã viết thế trong Truyện Kiều. Và cụ Nguyễn làng Tiên Điền vốn thương cho những kiếp người mong manh đã viết nên “Văn tế thập loại chúng sinh” nên thương cả những nấm mồ vô chủ: “Sè sè nấm đất bên đường/Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh/Rằng, sao trong tiết Thanh minh/Mà đây hương khói vắng tanh thế này”?

Phần lớn mộ trong khu nghĩa trang ở Quảng An đã bị sụn lún, lâu không có người chăm sóc. (Ảnh: GH)

Phần lớn mộ trong khu nghĩa trang ở Quảng An đã bị sụn lún, lâu không có người chăm sóc. (Ảnh: GH)

… Tình cờ trong tiết Thanh minh năm nay, tôi có dịp thăm một nghĩa trang ít người biết ngay giữa Hà Nội, trong vùng “đất vàng” ven Hồ Tây, nằm tại phường Quảng An. Nghĩa trang của cộng đồng gốc Hoa từng sinh sống ở Hà Nội.

Bãi bể nương dâu, những biến thiên của thời cuộc dâu bể, đến nay, phần nhiều mộ trong nghĩa trang này không có người chăm sóc, nhiều mộ bị sụt lún, san phẳng. Ngay đến bia mộ cũng nghiêng ngả, nửa chìm sâu dưới đất. Cây cối rậm rạp, trở thành điểm phức tạp khiến chính quyền phường phải treo biển thông báo “đất nghĩa trang, nghiêm cấm mua bán, chuyển nhượng”.

Thanh minh, thắp cho những hương hồn cô quạnh một nén hương và mong chờ một giải pháp “thấu tình đạt lý” cho khu đất. Âu cũng là một việc nghĩa nên làm!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Du khách chụp ảnh cùng các em nhỏ vùng cao trong trang phục thổ cẩm của người đồng bào dân tộc (Ảnh: Lê Hanh)

Du lịch xanh toả sáng giữa đại ngàn

(PLVN) - Giữa những chuyển động của du lịch hiện đại, khi khắp nơi ồn ào với các khu nghỉ dưỡng sang trọng và các gói trải nghiệm được lập trình sẵn, thì ở vùng trung du miền núi phía Bắc có những điểm đến đang âm thầm vươn mình bằng vẻ đẹp hoang sơ và bản sắc riêng biệt. Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang - ba tỉnh đang trở thành lựa chọn cho hành trình xanh, thân thiện và bền vững.

Đọc thêm

Tháng 5 “nóng bỏng” của nhà đương kim vô địch Nam Định

Ảnh minh họa. (Nguồn: TXNĐ)
(PLVN) - Bắt đầu từ vòng 20, V.League 2024/25 đang bước vào giai đoạn nghẹt thở với sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều đội bóng từ chức vô địch cho đến việc trụ hạng. Nam Định sẽ có một tháng 5 khó khăn khi phải đối đầu với những đội bóng lớn, cạnh tranh trực tiếp chức vô địch.

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé
(PLVN) - Ông Trần Đình Tài - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết chương trình Dalat Best Dance Crew 2025 sẽ mở cửa tự do để khán giả có thể hòa cùng vũ điệu sôi động của các nhóm nhảy.

TP HCM công bố 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu

TP HCM công bố 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu
(PLVN) - Ca khúc “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh”, “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ”; vở diễn hát bội “Lê công kỳ án”; phim “Cánh đồng hoang”, “Biệt động Sài Gòn”; vở kịch “Lá sầu riêng”… được vinh danh trong danh sách 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của TP HCM.

Măng Đen 'cháy' phòng dịp lễ 30/4 – 1/5

Du khách chụp ảnh lưu niệm trên con đường thông nổi tiếng dẫn vào trung tâm thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông.
(PLVN) - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ghi nhận lượng khách tăng vọt, khiến nhiều cơ sở lưu trú lâm vào tình trạng quá tải.

Huế: Làm rõ quy mô, kết cấu nguyên gốc của Đại Cung Môn

Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn - Đại nội Huế.
(PLVN) -  Sau hơn 1 tháng khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố những phát hiện quan trọng, góp phần làm rõ quy mô và kết cấu nguyên gốc của công trình này.

“Điểm hẹn tài năng 2025” - không giới hạn sáng tạo

“Điểm hẹn tài năng 2025” - không giới hạn tài năng (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Chương trình “Điểm hẹn tài năng 2025” là sự kết hợp hài hòa giữa chuyên môn và yếu tố giải trí. Thí sinh sẽ được phát triển trong một không gian sáng tạo không giới hạn, nơi tài năng và dấu ấn cá nhân được tôn vinh.

TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(PLVN) - Tối 26/4, triển lãm, chiếu phim kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ đề “Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong điện ảnh” sẽ khai mạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM.

Triển lãm ảnh và tọa đàm giới thiệu sách ghi lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng

Các đại biểu tại cuộc triển lãm kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” (Ảnh: USSH).
(PLVN) - Chương trình trưng bày ảnh kỷ niệm “50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” và toạ đàm giới thiệu hai cuốn sách: "Tầm nhìn từ lịch sử: Hoàn thiện các giá trị Việt Nam trong thời đại mới" và "30.4.1975 - 50 năm nhìn lại" được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN vào ngày 24/4/2025.

Phát huy giá trị lịch sử từ những 'địa chỉ đỏ' ở TP Huế

Đoàn viên, thanh niên tham quan tại Di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây, quận Thuận Hóa).
(PLVN) - Những di tích lịch sử văn hóa, những địa điểm gắn với sự kiện lịch sử chính là “địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ, lòng tự hào dân tộc cho mọi tầng lớp Nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Dự kiến khoảng 300.000 người sẽ tham gia 'Chúng ta là một'

Theo BTC, chương trình sẽ có các màn trình diễn đặc sắc của những nghệ sĩ nổi tiếng Hàn - Việt. (Ảnh T.D)
(PLVN) - Chiều 23/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo Lễ hội Giao lưu văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam lần thứ 7 mang tên “Chúng ta là một” (We Are Together 2025). Sự kiện nhằm kỷ niệm 33 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.