Xá lợi Phật sẽ được cung rước sang Việt Nam bằng chuyên cơ quân sự

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Tổng Thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông tin về Đại lễ Vesak 2025. (Ảnh: H.B)
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Tổng Thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông tin về Đại lễ Vesak 2025. (Ảnh: H.B)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo chương trình Đại lễ Vesak 2025, Xá lợi Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ sẽ được cung rước sang Việt Nam bằng chuyên cơ quân sự do một bộ trưởng của Ấn Độ hộ tống.

Ngày 24/4, đại diện Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông tin về các sự kiện diễn ra trong Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.

Theo đó, ngày 6-8/5/2025, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, với chủ đề chính: "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững".

1.250 đại biểu từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng 1.500 đại biểu trong nước đến tham dự, với 620 bài tham luận bằng tiếng Anh và 330 tham luận tiếng Việt.

Đại lễ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, kiêm Tổng Thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết sẽ có rất nhiều hoạt động ý nghĩa xung quanh Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.

“Đây sẽ là sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế vô cùng ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của đất nước ta năm 2025”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Theo chương trình, Xá lợi Phật - bảo vật quốc gia Ấn Độ, sẽ được cung rước sang TP Hồ Chí Minh bằng chuyên cơ quân sự do một bộ trưởng nước này hộ tống.

Dự kiến, Xá lợi Phật đến sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 2/5, được tôn trí tại chùa Thanh Tâm, Học viện Phật giáo Việt Nam để 6h sáng 3/5 sẽ khai mở, phục vụ Nhân dân chiêm bái đến 8/5, sau đó cung rước tới Khu du lịch núi Bà Đen (Tây Ninh) từ ngày 9-13/5; tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) từ ngày 14-16/5, tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17-21/5, sau đó trở về lại Ấn Độ.

Đặc biệt, lần đầu tiên, Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ được rước về tôn trí tại Việt Nam Quốc tự (quận 10, TP Hồ Chí Minh) để đại biểu và Phật tử được chiêm bái.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và đầu tư kinh tế vào Việt Nam và cũng là dịp để Việt Nam trở thành điểm đến của du khách quốc tế từ hình ảnh đẹp mà Việt Nam tạo được qua sự kiện văn hóa quốc tế của Liên hợp quốc.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc được xem là hoạt động rất tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thực thi đường lối đối ngoại nhân dân. Tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, hợp tác hữu nghị thân thiết giữa nhân dân Việt Nam với tất cả bạn bè quốc tế trên thế giới. Qua đó, khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế trong khu vực và thế giới.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc là hoạt động văn hóa của Liên hợp quốc. Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 54 ngày 15/12/1999 quyết định Vesak hay Lễ Tam hợp kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là lễ hội văn hóa tôn giáo vì hòa bình.

Từ năm 2000 đến nay, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc đã được tổ chức 19 kỳ tại Trụ sở Liên hợp quốc và các nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công 3 kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc vào năm 2008 với 87 nước tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội; năm 2014 với 95 nước tham dự tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; năm 2019 với 112 nước tham dự tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cảm nhận năng lượng tinh khiết, giải phóng âu lo tại đêm Samten Hills Dalat

Cảm nhận năng lượng tinh khiết, giải phóng âu lo tại đêm Samten Hills Dalat

(PLVN) - Tĩnh lặng để nhận thức sự hiện hữu của mình trong từng hơi thở, cảm nhận năng lượng tinh khiết lan tỏa trong tâm trí và cơ thể, khám phá sự an nhiên từ sâu thẳm nội tâm, giải phóng những lo âu, căng thẳng - Đó là cảm giác khác lạ mà khu du lịch văn hoá tâm linh Samten Hills Dalat mang đến cho du khách, nhất là khi về đêm.

Đọc thêm

Tâm sự của Nguyễn Hiếu - người đầu tiên đưa yoga online miễn phí đến phụ nữ Việt

Nguyễn Hiếu cho rằng bản thân cảm thấy hạnh phúc khi thấy những người phụ nữ khỏe mạnh, vui vẻ và tràn đầy năng lượng mỗi ngày. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong suốt hơn 15 năm qua, cái tên Nguyễn Hiếu Yoga đã trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi với hàng triệu phụ nữ Việt. Không chỉ là một huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp, Nguyễn Hiếu còn được biết đến là người đầu tiên tiên phong đưa yoga lên nền tảng online, mở ra cơ hội tập luyện cho những người không có điều kiện đến phòng tập, đặc biệt là các bà mẹ, phụ nữ nội trợ, người cao tuổi và những người bận rộn.

Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại chùa Chuông - Biểu tượng tâm linh lan tỏa giữa lòng Phố Hiến

Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại chùa Chuông - Biểu tượng tâm linh lan tỏa giữa lòng Phố Hiến
(PLVN) - Trong hai ngày 28 - 29/5/2025, sự kiện chiêm bái Xá lợi Đức Phật được tôn trí tại chùa Chuông (phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên) đã thu hút hơn 500 nghìn lượt người dân và du khách thập phương tới hành hương, đảnh lễ. Đây không chỉ là sự kiện tâm linh đặc biệt mà còn là dịp lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa, từ bi, hòa bình và nhân văn sâu sắc đến cộng đồng.

Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Đại lễ cung rước Xá lợi Phật

Đà Nẵng chuẩn bị chu đáo cho Đại lễ cung rước Xá lợi Phật
(PLVN) -  Đại lễ cung rước, tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật, Bảo vật Quốc gia Ấn Độ tại TP Đà Nẵng dự kiến thu hút hàng trăm nghìn lượt tăng ni, Phật tử và du khách. Thành phố đang triển khai đồng bộ các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và công tác hậu cần phục vụ sự kiện quan trọng này.

Phụ nữ đừng âm thầm 'tự chữa lành' bạo hành

Việc người bị bạo hành không rời đi là “hiện tượng mắc kẹt sang chấn” - tình trạng mắc kẹt về mặt tâm lý trong một môi trường đầy đe dọa và bạo lực. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Gần đây, trường hợp một nghệ sĩ bị quay lại cảnh đánh vợ và đoạn clip này đã lan truyền mạnh mẽ. Sau đó, người vợ đã lên tiếng và cho rằng việc “vợ chồng bạo lực” không có gì đáng nghiêm trọng và mong cộng đồng bỏ qua. Tình huống nạn nhân bạo lực gia đình âm thầm “tự chữa lành” như thế này tiếc rằng tương đối phổ biến và đó là một phần nguyên nhân khiến cho tình trạng bạo lực gia đình khó được giải quyết dứt điểm, thậm chí là có phần gia tăng hơn.