Huế: Làm rõ quy mô, kết cấu nguyên gốc của Đại Cung Môn
Khai quật khảo cổ di tích Đại Cung Môn - Đại nội Huế.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Sau hơn 1 tháng khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố những phát hiện quan trọng, góp phần làm rõ quy mô và kết cấu nguyên gốc của công trình này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Chất - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu - sưu tầm, Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, đợt khai quật lần này đã mở 6 hố khai quật và 8 hố kiểm tra trên diện tích hơn 60m². Kết quả cho thấy nền móng Đại Cung Môn có mặt bằng hình chữ nhật, dài 23,72m, rộng 12,48m, bao gồm 5 gian và 6 hàng cột. Hệ thống móng bó, trụ móng và dấu vết bậc cấp phía trước - sau được phát lộ rõ ràng.
Quá trình khai quật khảo cổ, phát hiện dấu tích 5 dấu vết trụ móng gia cố đỡ chân cột bằng gạch vồ còn nguyên vị trí và 4 dấu vết còn lại của một phần trụ móng gia cố đỡ chân cột. Ngoài ra, đơn vị chuyên môn cũng đã thu thập được 402 mảnh hiện vật, gồm gạch đá kiến trúc, gốm sứ men và kim loại có niên đại từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX.
Trước đó, tháng 11/2024, HĐND TP Huế đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án phục hồi di tích Đại Cung Môn, với tổng kinh phí gần 65 tỉ đồng từ ngân sách địa phương sẽ được triển khai trong 4 năm. Việc tu bổ, phục hồi Đại Cung Môn có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể Đại Nội Huế, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.
(PLVN) - Từ thuở xa xưa đến nay, con người luôn khao khát tìm lời giải về sự khởi nguyên của chính mình và thần thoại là một trong những phương tiện để con người lý giải thế giới xung quanh. Với trẻ em, kho tàng ấy không chỉ thỏa mãn trí tò mò, mà còn gieo hạt giống tưởng tượng, nuôi dưỡng đạo đức và mở cánh cửa tới đa dạng văn hóa.
(PLVN) - Trào lưu chụp ảnh mạo hiểm để sống ảo, chụp ảnh tự sướng tại các cung đường uốn lượn, chỏm núi cao, gần vực sâu, bên thác nước chảy xiết… và tung lên mạng xã hội để đổi lấy những lượt “like” khiến nhiều du khách thích thú. Nhưng chỉ một cú sảy chân hay đơn giản là một pha mất thăng bằng do quá tập trung vào việc selfie, có thể đẩy họ đến gần hơn với “tử thần” đang chực chờ.
(PLVN) - Dân gian thường có câu “hổ phụ sinh hổ tử”, “cha nào con nấy” hay “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” - hàm ý về sự truyền thừa tài năng, khí chất và phẩm cách giữa các thế hệ trong một gia đình. Thực tế, trong dòng chảy nghệ thuật Việt Nam, có những cặp bố - con nổi tiếng, ghi dấu ấn đậm nét trong cùng một lĩnh vực hoặc tỏa sáng ở những con đường khác nhau.
(PLVN) - Thức liên tục gắp thức ăn cho mẹ. Sự cố gắng của con trai cả khiến bà Mai thấy thương. Bà biết, con dâu chẳng ưa gì mình, còn Thức cố xóa nhòa khoảng cách mẹ chồng - nàng dâu.
(PLVN) - Với chủ đề “Hành trình kết nối”, hai đội thi đến từ Canada và Trung Quốc thể hiện tài năng bằng những màn pháo hoa ấn tượng, mạnh mẽ và đầy cảm xúc.
(PLVN) - Trong hành trình làm người, có lẽ một trong những điều quan trọng nhất không phải là ta cao bao nhiêu, đứng ở vị trí nào, mà là ta sống ra sao – với chính mình, với người khác, và với cuộc đời.
(PLVN) - Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Ninh đồng chủ trì tổ chức chương trình "Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma túy". Qua đó, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
(PLVN) - Tối 13/6, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch hè năm 2025 với chủ đề: “Quy Nhơn- Thiên đường biển- Khát vọng vươn xa”.
(PLVN) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Việt Nam đã hoàn thiện hồ sơ đề cử “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” để trình UNESCO. Hiện hồ sơ đang được Hội đồng của Công ước 2003 UNESCO thẩm định và đề xuất nhận xét cho Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 quyết định. Việc công bố dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.
(PLVN) - Trong khi đội tuyển nam quốc gia vẫn loay hoay tìm kiếm danh vọng ở Đông Nam Á, thì đội tuyển nữ Việt Nam đã tham dự World Cup. Mới đây, VFF đặt quyết tâm đội tuyển nữ thêm một lần nữa giành được tấm vé tham dự World Cup 2031 và trở thành một thế lực ở châu Á.
(PLVN) - Lần đầu tiên sau 37 năm, Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024 - diễn ra tại Cố đô Huế - hứa hẹn sẽ là một trong những đêm đăng quang độc đáo và đáng nhớ nhất của đấu trường nhan sắc danh giá bậc nhất Việt Nam.
(PLVN) - Đây là di sản văn hóa thứ ba của người Thái tỉnh Nghệ An thuộc danh mục này, cùng với Lễ hội đền Chín Gian (được công nhận năm 2016) và Nghi lễ Xăng Khan (công nhận năm 2017).
(PLVN) - Với hệ thống lễ hội phong phú, đặc sắc và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, tỉnh Hà Nam đang nỗ lực bảo tồn và phát huy hiệu quả nguồn tài sản văn hóa quý báu này, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và kinh tế địa phương.
(PLVN) -Qua cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và Cuốn nhật ký thứ ba” vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành, chuẩn bị lên kệ của các hiệu sách, độc giả được dịp nhìn lại trọn vẹn câu chuyện của một nữ chiến sĩ bình dị, một người con gái Hà Nội tinh khôi, giàu tri thức, lý tưởng và chan chứa yêu thương trong vòng tay gia đình, bè bạn, trước khi bước vào chiến trường.
(PLVN) -Nghị quyết Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (LHTN Việt Nam) đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là phải xây dựng Đề án về Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trung ương Hội LHTN Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án “Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029”.
(PLVN) - Du lịch Việt Nam vốn có lợi thế về đường biển dài, dòng biển ấm, với khung cảnh thiên nhiên trong vắt như ngọc. Vì vậy, Việt Nam rất phù hợp để phát triển du lịch tàu biển hạng sang. Hiện nay, loại hình du lịch này đang là một hướng phát triển của nhiều tỉnh, địa phương.