Bi kịch của bà mẹ dạy con dùng tiền làm kẻ mạnh

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLO) -Tại phiên tòa diễn ra vào một ngày mưa tháng 5/2016, người mẹ tóc đã bạc, đuôi mắt đầy dấu chân chim bất lực nhìn các con mình. Người ta nói, trước đây bà đẹp quý phái lắm, từ khi chồng mất, con trai xâu xé nhau, bà như thành một con người khác.

Những “quý tử” của mẹ

Trước kia, chồng bà là cán bộ một sở tại TP.HCM, vị trí mà người đời thường nói là “béo bở”. Bà thì kinh doanh nhà đất. Nhờ mối quan hệ của chồng, gặp thời, những mảnh đất bà mua toàn trúng nơi đắc địa, hoặc được quy hoạch thành trung tâm mới của TP.

Ông bà sở hữu một căn biệt thự rộng 200m2 ở một quận cận trung tâm, và hàng chục mảnh đất lớn nhỏ rải rác khắp thành phố. Họ có ba đứa con, hai trai và một gái. Hai  cậu con trai lớn bà cho đi du học, bà tính toán rằng, cho con đi học, rồi đi làm và định cư nước ngoài, sau này về hưu ông bà muốn ở Việt Nam thì ở, muốn ở nước ngoài thì ở. 

Con gái út, cô bé “vỡ kế hoạch” suýt ảnh hưởng đến sự nghiệp của chồng bà, bà tính rằng sẽ tìm gia đình nào gia thế, môn đăng hộ đối gả con, để vợ chồng được ở gần con. Chỉ tiếc là con trai bà ham chơi hơn ham học, cho con đi học 3 năm, bằng cấp chả thấy mang về, cứ vài tháng chúng lại gọi điện về xin thêm tiền trả nợ, mua xe, đổi xe…, bà lại lén ông gửi tiền cho con.

Cứ thế, sau 4 năm, ông thu xếp sang thăm con học hành thế nào, phát hiện con trai đã bị trường đình chỉ vì nợ môn học quá nhiều, ông quyết định bắt cả hai đứa về nước. Đận ấy ông bà tốn đến vài tỉ.

Ông vốn là người lính, nên có những nguyên tắc của mình, đặc biệt là trong chuyện dạy con. Bà thì con nhà buôn bán, việc xoay xở để tiền đẻ ra tiền thì bà rất bản lĩnh, nhưng dạy con thì không được thế.

Ngược lại với chồng nghiêm khắc trong dạy dỗ con, thì bà lại rất chiều chuộng chúng. Mặt này, cha dạy dỗ, la mắng con cái, thì mặt kia, mẹ dấm dúi thỏa mãn mọi mong muốn của chúng. Trong khi ông dạy con biết tự lập, sống tiết kiệm, thì quay đi, bà nhét thêm tiền vào túi, móc hầu bao trả cho chúng các khoản nợ ăn chơi, cho chúng tiền mua điện thoại, xe xịn nhất…

Rất nhiều lần, ông càu nhàu bà quá chiều con, bà đáp lại, tiền làm ra để cho con mình nó được hưởng sung sướng chứ để làm gì?

Thế nên, hai cậu con trai, sau khi về nước được bà chạy chọt vào hai công ty nhà nước nọ, làm nhàn nhã, vừa làm vừa chơi. Tiền lương chẳng đủ cho họ đổ xăng những chiếc ô tô hạng sang. Tiền ăn xài cũng do bà đưa cho hàng tháng.

Hai con trai bà ham chơi, nay bồ cô này mai bồ cô khác, cũng chính bà lo kiếm các cô gái biết tính toán, giỏi làm ăn, con cái các bà bạn của bà để dựng vợ gả chồng cho con. Cuối cùng, cả ba cũng yên bề gia thất, bà cho mỗi đứa một căn nhà, một số vốn, và yên tâm phần nào.

Lấy vợ lấy chồng rồi, nhưng các con bà vẫn chưa thực sự tự lập được. Bất cứ chuyện gì bà vẫn phải đỡ đần cho con, từ chuyện đổi nhà, mua xe mới, cho cháu học trường quốc tế… Có lần, con trai lớn của bà thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại lớn cho công ty, bà phải dùng không ít tiền và quan hệ của chồng để giúp con khắc phục thiệt hại, rồi xin việc khác cho con.

Con trai thứ hai mở salon ô tô, không biết làm ăn bị phá sản, bà cũng phải dấm dúi lén chồng bán miếng đất bà mua riêng để giúp con. 

Tụi con có đánh nhau thì mẹ cũng phải chịu !

Đáng ra, mọi chuyện với bà sẽ bình yên trôi đi như thế, nếu như không có biến cố đột ngột xảy ra với gia đình bà: chồng bà bị đột quỵ qua đời. Ông mất, bên cạnh cái khoảng trống về tình cảm vợ chồng, còn đồng nghĩa ảnh hưởng quyền lực từ vị trí của ông đã hết, cùng với tình hình bất động sản đóng băng, bà không còn lợi thế như trước, đành ngưng việc làm ăn.

Số tài sản trong tay bà còn không ít, nhưng đáng ngại là các con bà, chơi nhiều hơn làm, phá của là chính và luôn ỉ lại bà như trước. Trước kia, khi còn cha, các con bà không dám lộng hành, có xin xỏ bà cũng lén lút. Nay chúng công khai đào khoét của bà. Vợ, chồng đứa nào cũng sợ mẹ cho đứa kia nhiều hơn, nên xúi con bà triệt để về xin mẹ, đừng để cái lợi về tay đứa khác. 

Hồi còn sống, chồng bà có nói với các con sẽ chia đều tài sản nếu sau này vợ chồng bà qua đời: căn biệt thự và căn nhà đang cho thuê ở nội thành cho con trai đầu. Con trai thứ hai được căn chung cư cao cấp ở quận 7 cùng một miếng đất mênh mông ở quận 12. Còn con gái sẽ được một căn chung cư cộng với mảnh đất rộng ở quận 2.

Hồi đấy, còn có bố, các con ông bà đứa nào cũng gật gù, cảm ơn bố, cho là bố đối xử công bằng. Nhưng nay thì khác, chung cư không còn có giá như trước, các căn nhà ở nội thành mới là đắt đỏ nhất, giá gấp 2, 3 lần các tài sản định chia cho các con khác. 

Con trai đầu của bà sợ các em ý kiến, lấy cớ mình mở công ty, cần có mặt tiền làm trụ sở, vả lại bố đã hứa cho, nên hết sức lấy lòng mẹ, nói ngọt dụ dỗ mẹ sang tên cho mình. Cưng chiều con trai đầu, bà mẹ một đời giỏi giang thương trường nhưng mù quáng trong tình mẫu tử đã sang tên cho con.

Đến khi hai đứa con còn lại đòi chia tài sản, biết được hai căn nhà giá trị đã bị anh trai nẫng tay trên mất, chúng nổi điên lên, đòi chia lại cho công bằng. Lúc trước, khi nhận tiền từ tay bà, đứa nào cũng nịnh nọt, nói lời yêu thương mẹ hết lời. Thế mà nay, chúng mạt sát, chửi bới và giành giật nhau tài sản, bà có nói gì chúng cũng bỏ ngoài tai.

Hai đứa sau còn nói với bà: “Tất cả là tại mẹ, mẹ thiên vị, nghe lời ton hót của thằng anh, đem hết tài sản dâng cho nó, nay tụi con có đánh nhau thì mẹ cũng phải chịu”. Tranh chấp nội bộ không xong, các con bà đưa nhau ra tòa.

Nỗi buồn của kẻ mạnh

Ở phiên tòa mà con trai đầu là bị đơn, hai con thứ là nguyên đơn, người mẹ ngồi trên ghế, mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc, đôi mắt già nua và hoang mang, bà không biết phải đứng về phía đứa nào.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Ngày trước, chồng chưa chết, tiền bạc rủng rỉnh, bà sang trọng quý phái như một quý phu nhân, đi một bước là lên xe xuống ngựa, các con cũng bấu víu bà. Nay bà đến tòa cũng đến một mình, đơn độc, lạc lõng.

Từ khi sang tên nhà cho con trai đầu, gia đình nó dọn vào, bà với con dâu bất hòa liên tục, con dâu bà tỏ thái độ rất tệ bạc với bà, còn con trai nhắm mắt làm ngơ. Bà đành bán miếng đất tài sản riêng còn lại của mình ở ngoại ô, mua căn chung cư sống một mình. Hai con còn lại giận mẹ bất công, nên chẳng thèm đến thăm bà. Tại tòa, chúng phóng về phía bà những ánh mắt tức giận khi trình bày sự việc.

Kết thúc phiên tòa thứ nhất, các con bà, những kẻ học hành nửa vời, la ó khi tòa cho biết bà mẹ có quyền với 3/4 tổng số tài sản của hai ông bà. Họ tỏ ý thắc mắc, tại sao không chia đều ra hết trên tổng số tài sản, bức xúc tại sao mẹ được nắm giữ nhiều như thế?

Trong tiếng la ó của các con, bà lẳng lặng ra về, chỉ có chiếc taxi chờ trước cửa. Bà nhớ lại ngày xưa, bao lần bà từng giấu chồng cho con tiền để chúng được sung sướng hơn người. Bà cũng nhớ, thay vì dạy con đạo nghĩa làm người, thì bà luôn nói với con, hãy sử dụng đồng tiền để làm kẻ mạnh, để người ta phải nể nang mình.

Bà bật khóc vì hối hận!

Bà sẵn sàng chu cấp cho con và dạy con sử dụng đồng tiền để làm kẻ mạnh.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.