Bi - hài dạy và học ngoại ngữ (kỳ cuối)

Hiện nay, cho con học ngoại ngữ đã trở thành “mốt” của các phụ huynh ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh “đầu tư” chưa có định hướng mà chỉ theo phong trào.

Hiện nay, cho con học ngoại ngữ đã trở thành “mốt” của các phụ huynh ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh “đầu tư” chưa có định hướng mà chỉ theo phong trào.

[links()]

Kỳ cuối: Vẫn chạy theo phong trào

Một hai năm nay, một số trường mầm non ở Hà Nội đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy với mức học phí 500.000 đồng một tháng. Để chạy theo mốt của các trường, nhiều phụ huynh dù không muốn vẫn đăng ký cho con học.

Nhà nhà học ngoại ngữ

Chị Nga, phụ huynh học sinh trường mầm non Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội, cho biết sau một năm học tiếng Anh ở trường, cháu nhớ được khoảng 20 từ. “Nhà trường mở thì tôi cho cháu đi học cho thuận ý trường, chứ lứa tuổi của các cháu nói tiếng Việt còn chưa sõi nói gì đến học ngoại ngữ”, chị Nga nói.

Bên cạnh đó, không ít phụ huynh tỏ ra sốt sắng với việc học ngoại ngữ của con em. Thế nhưng sự đầu tư này chỉ là nộp tiền cho con được đi học mà không có định hướng cụ thể. Chẳng hạn, mới 5 tuổi, nhưng bé My ở Xuân La, quận Tây Hồ, đã được bố mẹ thuê riêng một gia sư dạy tiếng Anh với mức học phí 120.000 đồng một buổi. Chị Lan, mẹ My cho biết, sau giờ học tiếng Anh ở trường, cháu thường nói lại các từ được cô dạy và hỏi mẹ một số tên con vật bằng tiếng Anh nhưng chị không giải đáp cho con được nên đã thuê gia sư cho con. “Thấy cháu có vẻ thích học nên tôi thuê thầy dạy thêm cho cháu chứ cũng chưa có định hướng gì cả. Mai này cháu lớn hơn, cháu thiên về lĩnh vực nào thì cho cháu theo lĩnh vực đó”, chị Lan nói.

Cũng vì “chiều” con mà cứ ba buổi chiều trong tuần, sau giờ làm, anh Tuấn, phụ huynh một học sinh trường tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy đón con ở cổng trường rồi đưa con đến trung tâm học ngoại ngữ. Thế nhưng, khi về nhà anh lại “quên” kiểm tra bài vở của con mặc dù anh đủ khả năng và có thời gian để làm việc đó. “Tôi nghĩ cháu học các cô dạy là đủ rồi, mình góp ý thêm sợ không giống cô dạy, bố con lại cãi nhau”, anh Tuấn giải thích.

Mô tả ảnh.

Nhiều học sinh coi việc học ngoại ngữ là ép buộc. Ảnh Trung Kiên

“Đẽo cày giữa đường”

Không chỉ phụ huynh, chính nhiều học sinh, sinh viên cũng có tư tưởng học đối phó, theo mốt với môn học ngoại ngữ. Rất thích thú với các tiết học tiếng Anh ở trường, trung tâm ngoại ngữ nhưng Thùy Chi, học sinh lớp 4, một trường tiểu học quận Tây Hồ lại tỏ ra thờ ơ với việc tự học ở nhà. Chi cho biết, mặc dù bố mẹ mua cho em bộ địa Let’s go 1,2,3 từ năm học lớp 1 nhưng thỉnh thoảng em mới mở xem và chỉ nghe các bài hát trong đĩa. “Trong đĩa, các bạn nói nhanh và không có tiếng việt nên em nghe không hiểu mấy”, Chi nói.

Tương tự, Tuấn Anh, học sinh lớp 7, THCS Cổ Loa (huyện Đông Anh) được anh trai mua cho rất nhiều sách, truyện tranh và báo tiếng Anh nhưng hầu các quyển sách vẫn còn nguyên nếp. Theo học sinh này, học tiếng Anh một mình rất dễ chán vì có nhiều chỗ không biết. “Anh trai em cũng bảo những cuốn sách này rất hay, em cũng mở ra xem vài lần nhưng ít khi đọc được hết nên thôi”, Tuấn Anh chống chế.

Thu Hương, sinh viên năm thứ 3, ĐH Lao động xã hội đã nhiều lần tìm đến trung tâm học, mua băng đĩa, sách tham khảo về tự học nhưng đều bỏ giữa chừng vì thiếu sự kiên trì và phương pháp học. “Em vẫn biết, khi ra trường đi làm rất cần đến tiếng Anh nhưng lần nào “lên giây cót” cũng chỉ được vài ngày là chán”, Hương chán nản nói.

Tuy nhiên, một số học sinh thực sự yêu thích môn học ngoại ngữ lại coi những chiếc đĩa, sách báo tiếng Anh là “bảo bối”. “Trên lớp em được cô dạy các mẫu câu, về nhà em nghe thêm băng đĩa, đọc sách báo để biết được nhiều ví dụ hơn giúp em vận dụng các mẫu câu linh hoạt hơn”, Lâm, học sinh lớp ba tiểu học Xuân La, Tây Hồ chia sẻ.

Ngoài việc học qua đĩa, sách báo tham khảo, Lâm cho biết em còn thường xuyên tổ chức học nhóm với các bạn trong lớp hoặc cùng khu phố. “Chúng em tự đặt ra các tình huống rồi cùng nói, ai nói sai chỗ nào thì được người khác nhắc để nói cho đúng. Ai cũng mới học cả nên nói sai là chuyện bình thường, không có gì phải ngại cả”, Lâm cười hồn nhiên nói.

Theo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.