Bí đao: Đẹp da và giảm béo

Bí đao: Đẹp da và giảm béo
(PLO) -Bí đao có tính mát, nhiệt lượng thấp, nhiều khoáng chất, là thực phẩm tốt cho da tóc, người muốn giảm cân.
 

Làm đẹp da

Quả bí đao tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày, hoặc ép lấy nước, bỏ thêm vài hạt muối làm nước giải khát rất tốt. Cũng có thể kết hợp bí đao với một số loại hoa quả khác như: dưa hấu, đường, muối làm thành nước uống. Việc uống nước bí đao thường xuyên sẽ giúp làn da của bạn trở nên tươi sáng hơn một cách rõ rệt.

Đặc biệt nếu như da bạn bị nám, đen thì sau khi ép bí lấy nước, bạn nên để lại một chút nước ép rồi trộn với mật ong, đắp lên mặt, các vết nám trên mặt sẽ mờ dần đi. Với những người có sắc mặt nâu vàng thì lấy 1kg bí đao gọt vỏ, thái miếng, trộn đều với 1,5 lít rượu gạo, 1 lít nước, sau đó nấu lên, lọc bỏ bã, tiếp tục nấu cô đặc thành kem, cho vào lọ dùng dần như kem dưỡng vào buổi tối.

Giảm béo

Bí đao là loại quả có khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên nó là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì. Vì thế, đối với những người muốn giảm cân có thể dùng bí đao như một thực phẩm rau xanh và nên ăn nhiều hơn so với các loại rau khác.

Mỗi ngày, nên uống từ 0,2 - 0,5 lít nước bí đao, sẽ có tác dụng giảm cân nhanh chóng. Cần lưu ý, bí đao có tính mát nên đối với những người có cơ địa lạnh thì nên dùng liều lượng ít rồi tăng dần để cơ thể dễ thích nghi.

Chữa bệnh

Trong bí đao chứa nhiều nước, nhiệt lượng thấp, không có chất béo. Cứ 500g bí đao có chứa 8g đường, 1,5g anbumin, 6,1g vitamin C và canxi, phốt-pho, sắt, vitamin B1, B2… Bên cạnh đó, bí đao chứa hàm lượng dầu thực vật cao, rất có lợi cho da và tóc. Bí đao có tác dụng trong phòng, chữa một số bệnh như: táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn…

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, đái tháo đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì. Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể.

Chế biến bí đao giải khát, chữa bệnh

Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...

- Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt. Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày.Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có công dụng giải say nắng, làm hết khát, trừ phiền, lợi thủy, cầm lỵ... Hai loại quả phối hợp với nhau tạo nên một thứ nước giải khát chữa bệnh lý tưởng trong mùa hè.ýý

- Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2.000ml. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày.Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).

- Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát.Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Theo y học cổ truyền, lá sen vị hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải thử, khai vị thăng thanh, chỉ huyết, làm nhẹ mình.

- Bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày.Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, xa tiền tử vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trừ thấp hóa đàm, chỉ tả. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt.

- Bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày. Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ lợi thấp, tán huyết giải độc; thường dùng làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng...

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.