"Bị "bịt mắt", đừng mong con "chạy đúng đường" trong "chuyện ấy"

Câu hỏi luôn gây trăn trở trong vô số các cuộc thảo luận nhiều năm qua là có nên “vẽ đường cho hươu chạy?” chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và thực tế, nhiều phụ huynh vẫn tá hỏa khi con gái họ 14,15 tuổi đã có clip sex và rành rẽ chuyện… phòng the.

Câu hỏi luôn gây trăn trở trong vô số các cuộc thảo luận nhiều năm qua là có nên “vẽ đường cho hươu chạy?” chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và thực tế, nhiều phụ huynh vẫn tá hỏa khi con gái họ 14,15 tuổi đã có clip sex và rành rẽ chuyện… phòng the.
Vừa qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) phối hợp tổ chức Hội nghị Quốc gia về Giáo dục Tình dục lần thứ 2 tại Hà Nội, trong đó vấn đề giáo dục giới tính học đường được xem là cấp thiết…. 
Hình minh họa
Hình minh họa
"Bỏ mặc quá lâu rồi"
Theo kết quả  nghiên cứu về sức khỏe gia đình Việt Nam (2009-2010) do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, trong số hơn 5.000 người từ 18 đến 65 được hỏi, tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là gần 23%, trong đó nam giới hơn 33%, ở nữ là gần 14%.
Cứ 5 nam giới được hỏi thì một người cho biết có quan hệ tình dục với người vừa mới quen, so với nữ là 2%. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu sớm nhất là 12. Bên cạnh đó, hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu chia sẻ không biết gì về tình dục khi ở độ tuổi 14. Trong khi đó, tỷ lệ nạo phá thai lại rất cao, lên đến gần 20% số nữ giới được hỏi. Đặc biệt, khoảng 13% phụ nữ chưa kết hôn từng có thai.
Có thể nói, sự gia tăng các vụ xâm hại tình dục trẻ em, hiếp dâm, có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai của vị thành niên… đã trở thành nỗi đau nhức nhối của toàn xã hội. Thế nhưng đến nay, quan điểm đối với giáo dục tình dục: cấm đoán, bỏ mặc hay định hướng, dẫn dắt vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Thạc sĩ Trần Giang Linh, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội cho rằng, ở Việt Nam vẫn tồn tại quan niệm phổ biến coi tình dục là bản chất tự nhiên, không cần phải dạy. Vì thế, nhiều người lo ngại nếu nói quá “ sớm” thì thanh niên quan hệ sẽ sớm hơn.
"Mặc dù các vụ án, các câu chuyện đau lòng và một đời sống tự do về tình dục đang diễn ra vừa âm thầm vừa công khai, thế nhưng, thanh thiếu niên Việt Nam lại bị “bịt mắt”. Song gia đình và xã hội lại trông chờ thanh thiếu niên “bịt mắt” mà vẫn “bắt được dê”, hy vọng từ mò mẫm tới đời sống tình dục lành mạnh và an toàn", thạc sỹ Giang Linh cho biết. 
Trong một bức thư của một cô giáo cấp 3 ở Nghệ An gửi tới TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội có đoạn: “Có thiếu nữ bảo mấy hôm nay em ăn không được, mua que về thử thì thấy 2 vạch rồi. Mấy hôm sau, em đó thản nhiên nói đã xử lý xong. Có cậu trai hỏi “Chúng em vừa quan hệ xong, đặt thuốc tránh thai khẩn cấp có được không?”...
“Đã đến lúc chúng ta phải có thái độ dứt khoát. Chúng ta không thể “nhốt hươu'” mãi được nữa, không thể bỏ mặc cho “hươu chạy” để rồi đuổi theo kêu cứu. Mà ngược lại cần phải chỉ cho “hươu” chạy đúng đường, để xóa mù về tình dục”, TS Khuất Thu Hồng bày tỏ.
Đừng để “hươu” chạy sai lối
Phạm Trung Hiếu - cựu sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, người từng hoạt động trong nhiều chương trình xã hội về HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản..., cho hay, mặc dù giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản đã được đưa vào trường phổ thông từ rất lâu, nhưng qua thực tế, có rất nhiều sinh viên, học sinh không có kiến thức hoặc có những hiểu biết sai lệch về sức khỏe sinh sản và quan hệ tình dục an toàn.
Chẳng hạn ở một chương trình về phòng chống HIV/ AIDS, có nhiều nam sinh viên không biết sử dụng bao cao su đúng cách. “Họ chỉ biết xé bao và cho vào dụng cụ (dương vật giả) chứ không hề đọc hướng dẫn cũng như hạn sử dụng trên bao bì”, Hiếu chia sẻ. 
Ở một góc độ khác, thạc sĩ Trần Thị Huyền, ĐH An Giang cho biết, học sinh rất thích học nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản nhưng không dám học công khai, còn tâm lý ngại ngùng xấu hổ. Trong khi đó, giáo dục sức khỏe sinh sản chưa trở thành một môn học nên giáo viên chỉ dạy dưới dạng lồng ghép.
Ngoài ra, phương pháp dạy của giáo viên không thu hút học sinh, giáo viên còn né tránh khi dạy các nội dung này. Vì thế, để thay đổi những trở ngại tâm lý của các em khi học các nội dung này không đơn giản. Tuy nhiên, có thể hạn chế tối đa những trở ngại đó bằng các phương pháp dạy học tích cực và thảo luận nhóm. Đồng thời, thầy cô cần có chuyên môn vững về nội dung này và gỡ bỏ rào cản tâm lý của chính mình khi dạy về sức khỏe sinh sản.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Viện Khoa học giáo dục VN, đề nghị nên "vẽ để hươu" chạy đúng đường. Bà Mai cho rằng chính tâm lý ngượng ngùng, ngại động chạm đến vấn đề tình dục là rào cản lớn nhất làm thanh niên hổng kiến thức về tình dục an toàn, sức khỏe sinh sản như thế. Về vấn đề này, theo bà Mai, phải có sự đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để việc giáo dục giới tính được hiệu quả hơn. “Trách nhiệm của người lớn là đừng để hươu chạy sai lối”, bà Mai nói. 
Không ít các giải pháp được nêu lên nhưng cho đến nay, chưa có câu trả lời nào nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, mặc dù đã có sự thừa nhận rộng rãi rằng chưa có đường nhưng "hươu" đã chạy rồi và đã chạy từ lâu.
Những gì được coi là giáo dục tình dục ở Việt Nam chưa làm ai hài lòng. Từ năm này qua năm khác, các cuộc thảo luận vẫn tiếp diễn mà chưa biết bao giờ mới đến hồi kết. Những người được cho là “cấp tiến” đề xuất các giải pháp “cởi mở” – cung cấp thông tin toàn diện và trực tiếp cho vị thành niên. Nhóm “thận trọng” lại quan ngại những hệ luỵ của sự “biết quá nhiều” đối với giới trẻ. Trong khi các bên vẫn mải mê tranh luận thì ngày càng nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra, với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn và không chỉ còn là vấn đề của giới trẻ.  
Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.