Bí ẩn của những “bệnh nhân im lặng” trong bệnh viện điều trị COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán

Những bệnh nhân dài hạn phải sống cuộc sống cách ly của Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán. Ảnh: Straitstimes
Những bệnh nhân dài hạn phải sống cuộc sống cách ly của Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán. Ảnh: Straitstimes
(PLVN) -  Khi bệnh nhân virus corona tiếp tục được xuất viện hàng ngày từ các bệnh viện Vũ Hán, bí ẩn về các bệnh nhân dài hạn tiếp tục khiến các bác sĩ tại Bệnh viện Jinyintan bối rối, theo những gì giám đốc bệnh viện nói là một trong những "mối lo ngại lớn nhất". 

Theo Straitstimes, Giám đốc bệnh viện Zhang Dingyu cho biết, hầu hết những bệnh nhân này không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, nhưng xét nghiệm vẫn có kết quả dương tính với virus nên không thể xuất viện vì sợ lây nhiễm ra cộng đồng.

Các bác sĩ không biết phải làm gì với họ và trạng thái tâm lý của bệnh nhân đang làm tăng thêm rắc rối của họ.

Trung Quốc hôm 9/4 đã ghi nhận 63 trường hợp nhiễm mới, 61 trường hợp trong số đó là từ nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc. Số lượng người nhập cảnh là một trong những thách thức lớn nhất đối với đất nước, cùng với các bệnh nhân không có triệu chứng này.

Được mệnh danh là "vùng đất số 0" vào đỉnh điểm của dịch virus corona bùng phát trong TP, Bệnh viện Jinyintan (ở Vũ Hán) là bệnh viện truyền nhiễm chuyên khoa duy nhất ở tỉnh Hồ Bắc, trong đó Vũ Hán là thủ phủ.

Bệnh viện chuyên điều trị HIV, cúm gia cầm, cúm và thậm chí là bệnh tay chân miệng, Jinyintan là một trong những bệnh viện đầu tiên điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Vũ Hán.

"Các bác sĩ đã nhanh chóng lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân và xác định căn bệnh này có liên quan rất chặt chẽ với Sars, hay hội chứng hô hấp cấp tính nặng" - bác sĩ Zhang nói với các phóng viên hôm 9/4. 

Khi được hỏi liệu điều trị cho các trường hợp không có triệu chứng sẽ là thách thức lớn nhất tiếp theo của bệnh viện, ông nói rằng "những bệnh nhân im lặng" đang được các cơ quan y tế công cộng xử lý thông qua các biện pháp đã có.

Ông nói thêm rằng Jinyintan hiện đang tập trung vào các bệnh nhân dài hạn - một số người đã trải qua tới 60 ngày bị cách ly trong bệnh viện.

Bệnh viện xét nghiệm virus từ bốn mẫu bệnh phẩm lấy từ mũi, miệng, trực tràng và máu của bệnh nhân. Ngoài trừ mẫu lấy từ miệng, hầu hết các mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân đều cho kết quả âm tính.

"Có thể trong tương lai, mọi người sẽ nói rằng thực tế này là sai vì virus đã chết và có những dấu vết còn lại của virus trong các tế bào", ông nói. Nhưng Bệnh viện thà "mắc lỗi vì thận trọng nên vẫn phải giữ các bệnh nhân này lại".

Bác sỹ Zhang thừa nhận, cuộc sống cách ly dài ngày ở lại bệnh viện "chắc chắn đã tác động đến cuộc sống của bệnh nhân" nên Bệnh viện đã tiến hành tư vấn tâm lý và trị liệu cho những bệnh nhân này.

Bệnh viện Jinyintan - một trong những cơ sở đầu tiên điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khi dịch này bùng phát ở Trung Quốc. Ảnh: Straitstimes
Bệnh viện Jinyintan - một trong những cơ sở đầu tiên điều trị cho bệnh nhân COVID-19 khi dịch này bùng phát ở Trung Quốc. Ảnh: Straitstimes

Bệnh viện Jinyintan hiện đang nỗ lực củng cố năng lực để đối phó với các ca bệnh trong trường hợp COVID-19 trở thành bệnh thông thường, như với bệnh cúm, cúm gia cầm hoặc bệnh tay chân miệng.

Hiện Bệnh viện này có 123 người vẫn đang được theo dõi virus corona.

Lo ngại  làn sóng lây nhiễm thứ hai

Khi lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng và nhiều người Trung Quốc ở nước ngoài trở về nước khiến các chuyên gia lo ngại, những bệnh nhân không có triệu chứng có thể gây ra một làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Tuy nhiên, bác sỹ Zhang đã bác bỏ quan điểm cho rằng các trường hợp không có triệu chứng có thể gây ra mối đe dọa bởi không có bất kỳ "làn sóng" lây nhiễm nào mà chỉ đơn giản là các trường hợp nhiễm virus với triệu chứng nhẹ. Theo bác sỹ Zhang, xét nghiệm huyết thanh học có thể đưa ra ý tưởng tốt hơn về cách lây nhiễm của virus corona đối với những người không có triệu chứng.

Trung Quốc hôm 9/4 đã ghi nhận 56 trường hợp nhiễm mới không có triệu chứng, nâng tổng số lên 657 trường hợp nhiễm mới. Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu công bố số liệu của các trường hợp không có triệu chứng vào ngày 1/4, nhưng không công bố chi tiết về nơi có trường hợp nhiễm virus mà không có triệu chứng.

Hôm 8/4,Chính phủ Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn mới về báo cáo các trường hợp như vậy. Theo đó, các trường hợp nhiễm mới không triệu chứng phải được báo cáo ngay sau 2 giờ được phát hiện. Chính quyền địa phương sẽ phải điều tra các liên hệ chặt chẽ trong vòng 24 giờ, còn bệnh nhân Covid-19 được xuất viện sẽ phải cách ly trong 14 ngày và quay lại bệnh viện để theo dõi trong tuần thứ hai và thứ tư.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các trường hợp không được phát hiện, phần lớn trong số họ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chịu trách nhiệm chính cho sự lây lan nhanh chóng của virus corona ở Trung Quốc.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Science cho thấy có tới 86% nhiễm bệnh ở Trung Quốc đã không bị phát hiện trong những tuần dẫn đến tình trạng phong tỏa TP Vũ Hán - tâm chấn của đại dịch tại Trung Quốc - từ ngày 23/1.

Những trường hợp nhiễm virus mà không có triệu chứng theo các nhà nghiên cứu chính là nguồn gốc của 2/3 các bệnh nhiễm bệnh được ghi nhận, dù chúng chỉ chiếm 1/2 số ca nhiễm virus.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.