Nhiều học sinh, sinh viên ngày thường cứ chơi dài tới mùa thi mới vắt chân lên cổ học cấp tốc. Cách học này vừa nhồi nhét, căng thẳng lại khiến học sinh, sinh viên rất non về kiến thức.
Để kiểm soát căn bệnh này, ngoài việc siết chặt kiểm tra, thi cử cũng cần có sự đổi mới trong phương pháp dạy học của thầy cô, giáo.
Nước đến chân mới nhảy
Em N.V.T., học sinh lớp 9 của một THCS ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho biết: "Em chán học từ năm lớp 7, nhưng bị cha mẹ ép buộc quá nên mới ráng theo học đến lớp 9 này. Ngày thường, em ít học bài vở, đến lúc kiểm tra, thi cử thì học sơ sơ gì đó. Đề nào, câu nào học không trúng hay không hiểu thì xem, chép bài của bạn. Gặp thầy cô, giám thị coi kiểm tra, thi nghiêm khắc, chặt chẽ thì bỏ giấy trắng".
Thầy Trần Văn Thái, giáo viên, THPT Đắc Mil, tỉnh Đăk Nông, tâm sự: "Chúng tôi thấy hiện tượng học sinh lười học, đợi đến thi cử, kiểm tra mới học ngày càng gia tăng. Là giáo viên, tôi cũng dùng nhiều biện pháp, nhắc nhở, động viên có, "dọa" cho điểm thấp, buộc thi lại... nhưng xem ra các em ít có chuyển biến". Còn thầy Nguyễn Thanh Sơn, khoa Ngữ Văn, trường đại học Quy Nhơn, nhận xét: "Nhiều sinh viên rất biếng học, chỉ mải chơi. Thư viện, các phòng đọc sách dạo này vắng hoe. Đợi đến thi hết học trình, học phần, mới lao đầu học mấy bữa, chỉ mong đủ điểm qua kỳ thi, chứ ít có ý chí học để tăng khả năng hiểu biết sâu rộng phục vụ cho công việc sau này. Thậm chí, nhiều sinh viên đến thi cũng chẳng thèm học gì, toàn nghĩ đến chuyện tiêu cực, lo lót "chạy" điểm thầy cô.
Chẩn bệnh lười học
Có thể chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên lười học, học đối phó và đợi đến mùa thi cử mới lo học.
Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, là do nhiều em chưa xác định được nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa đúng đắn của việc học tập là một quá trình dài lâu, liên tục. Thế nên nhiều em đã “mắc” bệnh học kiểu "mì ăn liền", theo mùa vụ, nặng nghĩ tới chuyện điểm số, bằng cấp hơn là kiến thức.
Một bộ phận sinh viên, học sinh lại có tư tưởng coi học là một chuyện, làm là một chuyện khác. Học ở trường cho lắm cũng không vận dụng được gì mấy, nên nảy sinh tâm lý học chơi chơi, học cho có học.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều loại hình vui chơi, giải trí như phim ảnh, game online... thịnh hành đã cuốn hút và ngốn đi nhiều thời gian của giới trẻ. Đáng lẽ ra thời gian đó phải dành cho học tập, nghiên cứu, làm những việc có ích khác.
Cách đánh giá, kiểm tra ở nhiều trường, nhiều thầy cô giáo có biểu hiện dễ dãi, thiếu nghiêm túc, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực mua - bán điểm. Nhất là ở bậc cao đẳng, đại học tạo nên sự không công bằng trong dạy - học, làm cho giá trị của học hành bị giảm sút.
Để chấn chỉnh bệnh học theo mùa của sinh viên, học sinh hiện nay cần có thời gian và sự nỗ lực, đồng bộ của cả ngành giáo dục, thầy cô giáo, gia đình. Trước mắt, phải nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm tra, thi cử, đánh giá thì mới giảm được những biểu hiện sa sút của sự học. Không dừng lại đó, ngành giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại mình, từ khâu biên soạn chương, sách giáo khoa, giáo trình. Còn bản thân thầy cô phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng gợi mở, kích thích tư duy của học sinh, sinh viên.
Để kiểm soát căn bệnh này, ngoài việc siết chặt kiểm tra, thi cử cũng cần có sự đổi mới trong phương pháp dạy học của thầy cô, giáo.
Nước đến chân mới nhảy
Em N.V.T., học sinh lớp 9 của một THCS ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho biết: "Em chán học từ năm lớp 7, nhưng bị cha mẹ ép buộc quá nên mới ráng theo học đến lớp 9 này. Ngày thường, em ít học bài vở, đến lúc kiểm tra, thi cử thì học sơ sơ gì đó. Đề nào, câu nào học không trúng hay không hiểu thì xem, chép bài của bạn. Gặp thầy cô, giám thị coi kiểm tra, thi nghiêm khắc, chặt chẽ thì bỏ giấy trắng".
Nhiều HS, SV đợi đến kỳ thi mới ra sức học. (Ảnh minh họa) |
Thầy Trần Văn Thái, giáo viên, THPT Đắc Mil, tỉnh Đăk Nông, tâm sự: "Chúng tôi thấy hiện tượng học sinh lười học, đợi đến thi cử, kiểm tra mới học ngày càng gia tăng. Là giáo viên, tôi cũng dùng nhiều biện pháp, nhắc nhở, động viên có, "dọa" cho điểm thấp, buộc thi lại... nhưng xem ra các em ít có chuyển biến". Còn thầy Nguyễn Thanh Sơn, khoa Ngữ Văn, trường đại học Quy Nhơn, nhận xét: "Nhiều sinh viên rất biếng học, chỉ mải chơi. Thư viện, các phòng đọc sách dạo này vắng hoe. Đợi đến thi hết học trình, học phần, mới lao đầu học mấy bữa, chỉ mong đủ điểm qua kỳ thi, chứ ít có ý chí học để tăng khả năng hiểu biết sâu rộng phục vụ cho công việc sau này. Thậm chí, nhiều sinh viên đến thi cũng chẳng thèm học gì, toàn nghĩ đến chuyện tiêu cực, lo lót "chạy" điểm thầy cô.
Chẩn bệnh lười học
Có thể chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên lười học, học đối phó và đợi đến mùa thi cử mới lo học.
Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, là do nhiều em chưa xác định được nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa đúng đắn của việc học tập là một quá trình dài lâu, liên tục. Thế nên nhiều em đã “mắc” bệnh học kiểu "mì ăn liền", theo mùa vụ, nặng nghĩ tới chuyện điểm số, bằng cấp hơn là kiến thức.
Một bộ phận sinh viên, học sinh lại có tư tưởng coi học là một chuyện, làm là một chuyện khác. Học ở trường cho lắm cũng không vận dụng được gì mấy, nên nảy sinh tâm lý học chơi chơi, học cho có học.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều loại hình vui chơi, giải trí như phim ảnh, game online... thịnh hành đã cuốn hút và ngốn đi nhiều thời gian của giới trẻ. Đáng lẽ ra thời gian đó phải dành cho học tập, nghiên cứu, làm những việc có ích khác.
Cách đánh giá, kiểm tra ở nhiều trường, nhiều thầy cô giáo có biểu hiện dễ dãi, thiếu nghiêm túc, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực mua - bán điểm. Nhất là ở bậc cao đẳng, đại học tạo nên sự không công bằng trong dạy - học, làm cho giá trị của học hành bị giảm sút.
Để chấn chỉnh bệnh học theo mùa của sinh viên, học sinh hiện nay cần có thời gian và sự nỗ lực, đồng bộ của cả ngành giáo dục, thầy cô giáo, gia đình. Trước mắt, phải nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm tra, thi cử, đánh giá thì mới giảm được những biểu hiện sa sút của sự học. Không dừng lại đó, ngành giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại mình, từ khâu biên soạn chương, sách giáo khoa, giáo trình. Còn bản thân thầy cô phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng gợi mở, kích thích tư duy của học sinh, sinh viên.
Theo Đất Việt